Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ năm, ngày 26 tháng 12 năm 2024
Vietnamese English

Khu thương mại tự do: Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics

03/12/2024 10:09

Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, dịch vụ vận tải, ga, cảng, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY

------------------

Đó là chủ đề Hội thảo chuyên đề do Bộ Công Thương và UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức chiều 1/12/2024 trong khuôn khổ Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024.

Theo các đại biểu, khu thương mại tự do từ lâu đã được các nước trên thế giới sử dụng như là một công cụ để thu hút đầu tư nước ngoài; chuyển đổi cơ cấu kinh tế; nâng cấp môi trường kinh doanh; tạo thuận lợi cho hoạt động công nghiệp, thương mại, đầu tư; thí điểm đổi mới cơ chế, thể chế kinh tế; nâng cấp trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Chỉ ra 8 điểm nhấn nội lực và ngoại lực phát triển khu thương mại tự do, ông Phạm Quang Nhật, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho rằng, Bà Rịa – Vũng Tàu hội tụ đủ tiềm năng, lợi thế, các điều kiện cần để hình thành một khu thương mại tự do có sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới. Bà Rịa – Vũng Tàu có 5 nội lực và 3 ngoại lực để xây dựng và phát triển khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại địa phương.

Theo đó, 5 nội lực bao gồm vị trí địa lý thuận lợi; hạ tầng cảng biển container nước sâu được đầu tư quy mô, hiện đại nhất Việt Nam; hạ tầng giao thông kết nối đa phương thức; hậu phương công nghiệp Vùng Đông Nam Bộ, và sự năng động của Chính phủ và chính quyền địa phương.

Ngoài ra là 3 yếu tố ngoại lực đó là xu hướng chuyển dịch dòng vốn đầu tư, dòng thương mại toàn cầu; xu hướng gia tăng kích thước tàu; xu hướng gia tăng nhu cầu vận tải hàng hóa đường biển.

Lấy dẫn chứng từ Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị, ông Phạm Quang Nhật cho biết, Nghị quyết đã đề ra nhiệm vụ cho địa phương là “Hình thành khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ… Tiếp tục phát triển, hiện đại hóa Cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép – Thị Vải thành cảng quốc tế trung chuyển lớn, có tầm cỡ khu vực châu Á và quốc tế”.

“Nhiệm vụ nghiên cứu, hình thành khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ được Đảng, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xác định là nhiệm vụ chính trị trọng tâm”- ông Nhật nhấn mạnh.

Đánh giá về khu thương mại tư do, ông Nguyễn Anh Sơn, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương nhận định, trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, khu thương mại tự do đã trở thành một mô hình hiệu quả để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu và phát triển logistics. Các khu thương mại tự do cung cấp cơ chế thông thoáng, giúp doanh nghiệp hưởng lợi từ chính sách miễn thuế, giảm thuế và giảm rào cản thủ tục hành chính.

Điều này đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam - một nền kinh tế phụ thuộc lớn vào xuất khẩu và đang mở rộng thị trường thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều đối tác lớn. Theo ông Sơn, lợi ích của khu thương mại tự do đối với phát triển kinh tế nói chung và dịch vụ logistics nói riêng đã được chứng minh từ thực tiễn thế giới.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay Việt Nam chưa có khu thương mại tự do nào chính thức được hình thành. Ngoài mô hình khu thương mại tự do tại TP Đà Nẵng được Quốc hội phê chuẩn thực hiện theo cơ chế thí điểm, hệ thống pháp luật của của Việt Nam chưa có quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định thành lập, mô hình quản lý, cơ chế hoạt động, phân cấp quản lý trong khu thương mại tự do, để có thể áp dụng thống nhất trên cả nước.

Bà Cao Cẩm Linh, Trưởng ban Nghiên cứu Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam nhận định, việc triển khai khu thương mại tự do gắn với cảng biển Cái Mép - Thị Vải sẽ đòn bẩy mạnh mẽ, đưa tỉnh trở thành điểm sáng trong hội nhập quốc tế; giúp tỉnh tận dụng tối đa lợi thế địa lý, hạ tầng hiện có, đồng thời thu hút các nguồn vốn đầu tư mới, đặc biệt là từ các tập đoàn đa quốc gia...

Link gốc

THÔNG TIN THAM KHẢO VỀ THỊ TRƯỜNG, NGÀNH HÀNG, LOGISTICS

(1) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các mặt hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY

(2) Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, dịch vụ vận tải, ga, cảng, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY

(3) Thị trường logistics chuỗi lạnh thế giới và Việt Nam: Đặc điểm và triển vọng (bản công bố vào năm 2024, tập trung vào dịch vụ kho lạnh và vận tải lạnh), vui lòng tải TẠI ĐÂY 

(4) Nghiên cứu thị trường: Cập nhật chính sách, quy định và các xu hướng mới tác động đến giao thương với thị trường Trung Quốc (giai đoạn 2019-2024 và dự báo), vui lòng xem TẠI ĐÂY

(5) Phân tích các lợi thế và định hướng phát triển ngành giao nhận, chuyển phát nhanh của Trung Quốc năm 2024, kinh nghiệm và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY

Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 11
Số người truy cập: 6.252.664
Chung nhan Tin Nhiem Mang