Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ ba, ngày 17 tháng 9 năm 2024
Vietnamese English

Quy hoạch thêm nhiều cảng cạn mới tại tỉnh Bình Dương

13/08/2024 10:21

Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các ga, cảng, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY

------------------------

Ngoài những cảng cạn được quy hoạch trong Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, tỉnh Bình Dương cũng nghiên cứu xây dựng thêm nhiều cảng cạn mới.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Đáng chú ý, trong phương án phát triển hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch hệ thống giao thông vận tải bảo đảm tính thống nhất, hợp lý, đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường và phù hợp với định hướng phát triển của quốc gia, vùng Đông Nam Bộ và của tỉnh. 

Cùng đó, ưu tiên đầu tư trước để tạo tiền đề, làm động lực phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bảo đảm quốc phòng - an ninh, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Đối với cảng cạn và ICD, sẽ phát triển hệ thống cảng cạn nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu, tăng năng lực thông qua hàng hóa của hệ thống cảng biển khu vực Đông Nam Bộ.

Trong đó, có các cảng cạn An Sơn với năng lực thông qua dự kiến đạt 332.000-350.000 Teu/năm; cảng cạn Bình Hòa (Tân Cảng Sóng Thần) tại thành phố Thuận An có năng lực thông qua dự kiến 300.000-500.000 Teu/năm; cảng cạn TBS Tân Vạn Dĩ An (tại Dĩ An) có năng lực thông qua dự kiến đạt 230.000-250.000 Teu/năm.

Quy hoạch cảng cạn Thạnh Phước và Tân Uyên tại thành phố Tân Uyên có năng lực thông qua dự kiến lần lượt là 100.000-170.000 Teu/năm và 150.000-200.000; cụm cảng cạn Bến Cát tại thành phố Bến Cát (gồm cảng cạn An Điền, cảng cạn An Tây, cảng cạn Rạch Bắp); và cảng cạn Thạnh An tại thành phố Dầu Tiếng với quy mô dự kiến 5-10ha và năng lực thông qua đạt từ 50.000-100.000 Teu/năm.

Các cảng cạn này đều thực hiện theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn, các cảng cạn tại Bình Dương nằm trên hai hành lang kinh tế gồm khu vực kinh tế TP.HCM (năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang này đến năm 2030 khoảng từ 3,2 triệu Teu/năm đến 4,24 triệu Teu/năm) và hành lang vận tải Đắk Nông - Bình Phước - TP.HCM (năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang đến năm 2030 khoảng từ 1,86 triệu Teu/năm đến 2,65 triệu Teu/năm).

Các cảng cạn tại địa phương đều có kết nối đa phương thức, kết nối với các cảng biển Đồng Nai, Vũng Tàu và TP.HCM. 

Cụ thể, cảng cạn An Sơn kết nối với các tuyến đường bộ gồm QL13, vành đai 3 TP.HCM và với kết nối với cảng thủy nội địa An Sơn tại bờ phải sông Sài Gòn. Cảng cạn Bình Hòa (Tân cảng Sóng Thần) kết nối với các tuyến đường bộ gồm đường tỉnh ĐT743, QL13. Cảng cạn TBS Tân Vạn Dĩ An kết nối với QL1, QL51, ĐT743, đại lộ Bình Dương và vành đai 3. 

Cảng cạn Thái Hòa lại kết nối với các tuyến đường bộ gồm ĐT747, QL1A, vành đai 2, vành đai 3 TP.HCM, cũng như kết nối với tuyến đường thủy Sài Gòn - Hiếu Liêm (sông Đồng Nai). Cảng cạn Thạnh Phước lại có kết nối với sông Đồng Nai và đường tỉnh 747A, QL13.

Hai cảng cạn An Sơn và Thái Hoà cũng nằm trong danh mục cảng cạn ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2021-2030.

Đáng chú ý, tại Quy hoạch tỉnh Bình Dương, địa phương cũng định hướng nghiên cứu xây dựng các cảng cạn mới gồm cảng cạn Bàu Bàng và Lai Hưng tại huyện Bàu Bàng, cảng cạn Vĩnh Tân tại thành phố Tân Uyên, cảng cạn Bắc Tân Uyên tại huyện Bắc Tân Uyên, cảng cạn ga đầu mối An Bình tại thành phố Dĩ An, ICD Riverside tại thành phố Bến Cát và cảng cạn tại các đầu mối giao thông, khu cụm công nghiệp dự kiến.

Trong đó, cảng cạn Lai Hưng được định hướng sẽ có quy mô lớn nhất với diện tích ước tính khoảng 100ha.

Quy hoạch lưu ý quy mô, năng lực thông qua và vị trí cụ thể các cảng cạn, ICD trong danh mục trên được xác định chuẩn xác trong quá trình lập các thủ tục đầu tư.

Khi xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư, các nội dung chi tiết về quy mô, năng lực thông qua, vị trí xây dựng của từng dự án có thể có sự điều chỉnh để phù hợp với thực tế, nhưng phải bảo đảm mục tiêu dự án phù hợp với quy hoạch và được sự thống nhất của các cơ quan chuyên môn có liên quan.

Link gốc Báo Giao thông

 
(1)  Thị trường logistics chuỗi lạnh thế giới và Việt Nam: Đặc điểm và triển vọng (bản công bố vào năm 2024, tập trung vào dịch vụ kho lạnh và vận tải lạnh), vui lòng tải TẠI ĐÂY 
 
(2) Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các ga, cảng, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY

(3) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các mặt hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY

(4) Phân tích biến động các chỉ tiêu logistics của Việt Nam giai đoạn 2017-2023, so sánh với kế hoạch và dự báo, vui lòng xem TẠI ĐÂY

(5) Thông tin hoạt động Logistics trong XUẤT KHẨU năm 2023 và quý 1/2024, phân tích sâu một số mặt hàng tiêu biểu, vui lòng xem TẠI ĐÂY

(6) Thông tin hoạt động Logistics trong NHẬP KHẨU năm 2023 và quý 1/2024, phân tích sâu một số mặt hàng tiêu biểu, vui lòng xem TẠI ĐÂY
 
(7) Báo cáo nghiên cứu thị trường Halal logistics và khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam, vui lòng xem TẠI ĐÂY
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 50
Số người truy cập: 5.343.438
Chung nhan Tin Nhiem Mang