TP.HCM chính thức trình Chính phủ Dự án siêu cảng quốc tế Cần Giờ 5,5 tỷ USD
24/08/2023 08:22
Trong tờ trình gửi Thủ tướng, TP.HCM nêu rõ mục tiêu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ để trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế của TP.HCM và khu vực, thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong ngoài nước, tham gia vào chuỗi cung ứng vận tải thế giới.
Cảng Cần Giờ sẽ bổ sung, hỗ trợ cho các cảng trong khu vực (bao gồm cả Cái Mép - Thị Vải) trở thành một trung tâm trung chuyển quốc tế tầm cỡ thế giới.
Vị trí xây cảng dự kiến tại khu vực cù lao Con Chó, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, với tổng diện tích 571 ha, tổng chiều dài cầu cảng chính khoảng 7 km, bến sà lan khoảng 2 km.
Về thời gian xây dựng, nhà đầu tư đề xuất thực hiện làm 7 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn đầu dự kiến thực hiện từ năm 2024 - 2026, đưa vào khai thác từ năm 2027. Đến năm 2047 sẽ hoàn thành toàn bộ 7 giai đoạn và đưa vào khai thác hết công suất.
Sau khi hoàn thành cảng quốc tế Cần Giờ có thể tiếp nhận tàu container lớn nhất thế giới hiện nay là 250.000 DWT (tương đương 24.000 TEU), tàu trung chuyển có tải trọng từ 10.000 - 65.000 tấn và sà lan tải trọng 8.000 tấn.
Theo tính toán, tổng mức đầu tư Cảng quốc tế Cần Giờ là 129.000 tỷ đồng (tương đương gần 5,5 tỷ USD) do Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) - Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn và hãng tàu container lớn nhất thế giới - Mediterranean Shipping Company (MSC) đề xuất đầu tư.
"Khi có hãng tàu lớn như MSC tham gia, sẽ bảo đảm hàng hóa cho cảng với nguồn hàng hiện có của hãng tàu, là thời cơ thuận lợi để hình thành và phát triển hiệu quả cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ. Việc có nhà đầu tư là hãng tàu lớn nhất thế giới quan tâm hợp tác đầu tư chứng tỏ tính hấp dẫn của vị trí cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ", tờ trình của UBND TP.HCM nêu.
Về hiệu quả kinh tế, cảng sẽ tạo việc làm cho khoảng 6.000-8.000 nhân viên, lao động làm việc tại cảng, và hàng chục ngàn lao động phục vụ các ngành dịch vụ hậu cần, trung tâm logistics và khu phi thuế quan...
Dự kiến, đóng góp trực tiếp cho ngân sách Nhà nước khoảng từ 34.000 đến 40.000 tỷ đồng/năm (giai đoạn đầu tư hoàn chỉnh).
Liên quan đến vấn đề tác động môi trường khi xây dựng cảng quốc tế Cần Giờ mà dư luận quan tâm, trong tờ trình UBND TP.HCM cho biết, vị trí đề xuất xây cảng Cần Giờ ở khu vực vùng đệm, không ảnh hưởng trực tiếp đến vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ. Vị trí này cũng không nằm trong các khu vực bảo tồn biển và vùng nước của Thành phố.
Để giảm thiểu, ngăn ngừa tác động đến môi trường, nhà đầu tư sẽ sử dụng công nghệ, các thiết bị sử dụng khai thác cảng 100% chạy bằng điện và hướng tới xây dựng cảng trở thành cảng "xanh" đầu tiên tại Việt Nam.
Link gốc
THÔNG TIN THAM KHẢO LĨNH VỰC LOGITICS VÀ KINH TẾ, THƯƠNG MẠI:
(1) Quản trị vốn doanh nghiệp: Pháp luật, thực tiễn và xu hướng, xem TẠI ĐÂY
(2) Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các ga, cảng, thị trường giao nhận, bất động sản logistics..., VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY
Cảng Cần Giờ sẽ bổ sung, hỗ trợ cho các cảng trong khu vực (bao gồm cả Cái Mép - Thị Vải) trở thành một trung tâm trung chuyển quốc tế tầm cỡ thế giới.
Vị trí xây cảng dự kiến tại khu vực cù lao Con Chó, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, với tổng diện tích 571 ha, tổng chiều dài cầu cảng chính khoảng 7 km, bến sà lan khoảng 2 km.
Về thời gian xây dựng, nhà đầu tư đề xuất thực hiện làm 7 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn đầu dự kiến thực hiện từ năm 2024 - 2026, đưa vào khai thác từ năm 2027. Đến năm 2047 sẽ hoàn thành toàn bộ 7 giai đoạn và đưa vào khai thác hết công suất.
Sau khi hoàn thành cảng quốc tế Cần Giờ có thể tiếp nhận tàu container lớn nhất thế giới hiện nay là 250.000 DWT (tương đương 24.000 TEU), tàu trung chuyển có tải trọng từ 10.000 - 65.000 tấn và sà lan tải trọng 8.000 tấn.
Theo tính toán, tổng mức đầu tư Cảng quốc tế Cần Giờ là 129.000 tỷ đồng (tương đương gần 5,5 tỷ USD) do Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) - Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn và hãng tàu container lớn nhất thế giới - Mediterranean Shipping Company (MSC) đề xuất đầu tư.
"Khi có hãng tàu lớn như MSC tham gia, sẽ bảo đảm hàng hóa cho cảng với nguồn hàng hiện có của hãng tàu, là thời cơ thuận lợi để hình thành và phát triển hiệu quả cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ. Việc có nhà đầu tư là hãng tàu lớn nhất thế giới quan tâm hợp tác đầu tư chứng tỏ tính hấp dẫn của vị trí cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ", tờ trình của UBND TP.HCM nêu.
Về hiệu quả kinh tế, cảng sẽ tạo việc làm cho khoảng 6.000-8.000 nhân viên, lao động làm việc tại cảng, và hàng chục ngàn lao động phục vụ các ngành dịch vụ hậu cần, trung tâm logistics và khu phi thuế quan...
Dự kiến, đóng góp trực tiếp cho ngân sách Nhà nước khoảng từ 34.000 đến 40.000 tỷ đồng/năm (giai đoạn đầu tư hoàn chỉnh).
Liên quan đến vấn đề tác động môi trường khi xây dựng cảng quốc tế Cần Giờ mà dư luận quan tâm, trong tờ trình UBND TP.HCM cho biết, vị trí đề xuất xây cảng Cần Giờ ở khu vực vùng đệm, không ảnh hưởng trực tiếp đến vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ. Vị trí này cũng không nằm trong các khu vực bảo tồn biển và vùng nước của Thành phố.
Để giảm thiểu, ngăn ngừa tác động đến môi trường, nhà đầu tư sẽ sử dụng công nghệ, các thiết bị sử dụng khai thác cảng 100% chạy bằng điện và hướng tới xây dựng cảng trở thành cảng "xanh" đầu tiên tại Việt Nam.
Link gốc
THÔNG TIN THAM KHẢO LĨNH VỰC LOGITICS VÀ KINH TẾ, THƯƠNG MẠI:
(1) Quản trị vốn doanh nghiệp: Pháp luật, thực tiễn và xu hướng, xem TẠI ĐÂY
(2) Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các ga, cảng, thị trường giao nhận, bất động sản logistics..., VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY