Hạn chế rủi ro xuất khẩu
Hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc tăng nhanh chủ yếu do thị trường này đã mở cửa trở lại sau thời gian dài chịu tác động của chính sách “Zero Covid”. Hơn nữa, hàng hóa xuất khẩu còn được hỗ trợ nhờ thủ tục và thời gian thông quan nhanh chóng. Tuy nhiên, vẫn còn đó không ít lo ngại đặt ra, nhất là khi tháng 6 và tháng 7 tới là cao điểm vụ thu hoạch trái cây tươi, nên rất dễ xảy ra ùn ứ tại các cửa khẩu.
Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam chưa ký kết nghị định thư kiểm dịch thực vật với Trung Quốc sẽ dẫn tới tỷ lệ kiểm soát gần 100% lô hàng, ảnh hưởng tới hiệu suất xuất khẩu sang thị trường này.
Do đó, đại diện Hiệp hội Rau quả Việt Nam đã kiến nghị cơ quan chức năng cần đẩy mạnh việc đàm phán ký nghị định thư để nhiều loại trái cây của Việt Nam có thể được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, tránh tình trạng Việt Nam không xuất khẩu được quả dừa sang Trung Quốc trong khi Thái Lan vẫn xuất khẩu được với giá 40.000 đồng/quả như năm 2020.
Ngoài ra, thị trường Trung Quốc dù được đánh giá là dễ tính nhưng luôn có nhiều biến động bất thường, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục cập nhật thông tin, tìm hiểu các dự báo, chính sách… để có phương án xử lý cũng như giải pháp phù hợp, hạn chế tối đa rủi ro trong xuất khẩu. Các cơ quan chức năng, cơ quan thương vụ tại nước ngoài cũng cần cung cấp thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp về nhu cầu, thị trường, chính sách nhập khẩu hàng hóa,…. của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao năng lực, trình độ cũng như xây dựng thương hiệu cho sản phẩm xuất khẩu bởi Trung Quốc là thị trường rộng lớn và đông dân nhưng người dân nước họ cũng đã và đang đẩy mạnh sản xuất, trồng trọt các sản phẩm cùng loại mà Việt Nam có ưu thế xuất khẩu.
Do vậy, việc hợp tác trực tiếp với thương nhân Trung Quốc sẽ giúp đảm bảo ổn định đơn hàng hơn, nhưng song song đó, doanh nghiệp cần phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh lệ thuộc vào một thị trường quen thuộc.
Link gốc Báo Hải quan
ĐỂ TÌM HIỂU SÂU HƠN VỀ TÌNH HÌNH VÀ XU HƯỚNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA, PHÂN TÍCH SÂU MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG, NGÀNH HÀNG TIÊU BIỂU, VUI LÒNG THAM KHẢO TÀI LIỆU