Ngành dệt may: Chuyển đổi xanh hay là mất đơn hàng?
28/07/2023 10:09
Việc nỗ lực tìm hướng chuyển đổi sang các mô hình sản xuất xanh và thân thiện với môi trường, xanh hóa ngành dệt may góp phần mang lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp hơn khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trong bối cảnh các nước đang triển khai nhiều hành động hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, nhiều khu vực và quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc… đã ban hành những quy định khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu, đòi hỏi hàng hóa sản xuất phải tuân thủ các yêu cầu về môi trường và phát triển bền vững, trong đó có sản phẩm dệt may.
Việc các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang nỗ lực tìm hướng chuyển đổi sang các mô hình sản xuất xanh và thân thiện với môi trường, xanh hóa ngành dệt may sẽ góp phần mang lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp hơn khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Kết nối doanh nghiệp dệt may tiếp cận công nghệ hiện đại
Phát biểu tại Lễ khai mạc Triển lãm quốc tế vải, nguyên phụ liệu và máy móc thiết bị ngành may (SaigonFabric Summer 2023) sáng ngày 26/7, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đánh giá, Triển lãm là cơ hội tốt giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tiếp cận những công nghệ tiên tiến, hiện đại, từ đó có cơ sở định hướng đầu tư trong thời gian tới. Đây cũng là cơ hội tốt để doanh nghiệp tìm kiếm, kết nối các đối tác, nhà cung cấp uy tín, thúc đẩy mối quan hệ giao thương, tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu, tăng dần tỷ lệ nội địa hóa, chủ động đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong và ngoài nước. Qua đó, đáp ứng quy tắc xuất xứ đòi hỏi của các hiệp định thương mại tự do, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, góp phần phát triển ngành dệt may Việt Nam, hội nhập hiệu quả hơn với khu vực và quốc tế.
Chú thích ảnh: Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng và các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm SaigonFabric Summer 2023.
Triển lãm quốc tế vải, nguyên phụ liệu và máy móc thiết bị ngành may (SaigonFabric Summer 2023) do Bộ Công Thương, Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức từ ngày 26 - 29/7/2023 tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC), Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong 4 ngày diễn ra Triển lãm, các doanh nghiệp có cơ hội kết nối giao thương với gần 300 nhà cung cấp uy tín đến từ 8 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Trung Quốc, Đức, Hongkong (Trung Quốc), Pakistan, Ấn Độ, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam để trực tiếp tìm hiểu về các sản phẩm và dịch vụ mới nhất trong lĩnh vực ngành dệt may. Đặc biệt, lần đầu tiên Triển lãm có khu “Made in Vietnam” riêng biệt với gần 100 công ty giới thiệu những nguồn sợi, vải, nguyên phụ liệu của Việt Nam.
Bên cạnh đó, khu “Business Matching - Kết nối giao thương” tạo cơ hội cho các nhà cung ứng, các nhãn hàng tiềm năng tại Việt Nam gặp gỡ, xúc tiến giao thương với các nhà mua hàng và nhãn hàng nổi tiếng trong ngành thời trang như: GAP, Puma, Nike, Adidas, Decathlon, PVH (Tommy Hilfiger, Calvin Klein…), H&M, Asmara, Centric Brands…
Chuyển đổi xanh tác động đến dịch chuyển chuỗi cung ứng hàng dệt may
Trong khuôn khổ Triển lãm, Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp dệt may chuyển đổi xanh” do Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Hội Dệt May - Thêu đan Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức diễn ra ngày 27/7/2023 là một trong những tâm điểm thu hút sự tham gia của các diễn giả, chuyên gia; đại diện cơ quan quản lý Nhà nước; các hiệp hội doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cùng các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh (CIIS) cho biết, để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chuyển đổi các mô hình sản xuất theo hướng phát triển bền vững, trong thời gian qua, Thành phố đã tổ chức nhiều chương trình về chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững…nhằm cung cấp thông tin về các mô hình kinh doanh, xu hướng phát triển mới cho cộng đồng doanh nghiệp.
Trong bối cảnh hội nhập, ngoài mục tiêu tự do hóa thương mại và đầu tư ở phạm vi khu vực, các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới còn tích hợp các cam kết về môi trường và phát triển bền vững, với quan điểm cho rằng các hoạt động thương mại, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững không thể tách rời nhau, doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu cần hướng tới việc cân bằng các yếu tố về kinh tế - xã hội - môi trường trong quá trình phát triển. Hiện nay, tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các vấn đề bảo vệ môi trường bên cạnh chất lượng và giá cả hàng hóa.
"Nếu doanh nghiệp không có chiến lược chuyển đổi, khách hàng sẽ lựa chọn những nhà cung cấp khác đáp ứng các yêu cầu về giảm phát thải, sản xuất xanh và phát triển bền vững, doanh nghiệp sẽ mất đơn hàng và sẽ không thể tồn tại", ông Huỳnh Minh Vũ nhấn mạnh.
Chia sẻ về chủ đề “Chuyển đổi xanh - Xu hướng và yêu cầu đối với ngành dệt may”, TS.Đinh Thị Bảo Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương cho hay, ngành dệt may toàn cầu đang dần chuyển đổi theo hướng “xanh hóa”, nghĩa là thay đổi quy trình sản xuất, lưu thông sản phẩm theo hướng giảm thiểu ô nhiễm đầu vào và đầu ra, tiết kiệm nguồn lực cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường. Xu hướng “xanh hóa” này được thể hiện thông qua các tiêu chí như: Hiệu quả năng lượng; Tiết kiệm nước; Sử dụng năng lượng tái tạo; Xử lý chất thải và bao bì...
Chú thích ảnh: TS.Đinh Thị Bảo Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương trao đổi về vấn đề chuyển đổi xanh - Xu hướng và yêu cầu đối với ngành dệt may.
Hơn nữa, xu hướng chuyển đổi xanh tác động đến dịch chuyển của chuỗi cung ứng hàng dệt may, đây là điều đã và đang tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong thời gian gần đây.
Về yêu cầu xanh hóa đối với ngành dệt may Việt Nam hướng tới xuất khẩu bền vững, TS.Đinh Thị Bảo Linh cho rằng, xu hướng thực hành xanh và bền vững trong sản xuất và lưu thông hàng dệt may sẽ tác động đến môi trường kinh doanh và cạnh tranh trong ngành, đặt ra yêu cầu và sàng lọc các nhà sản xuất, cung ứng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm thân thiện với môi trường và tiết kiệm chi phí; qua đó giữ được thị phần tại các thị trường xuất khẩu lớn như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản…, tạo doanh thu mới và nâng cao uy tín thương hiệu. Bên cạnh đó, việc áp dụng các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn ngày càng trở nên cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam nhằm giảm thiểu chất thải và chuyển đổi sang các hoạt động bền vững hơn.
Để đáp ứng được những yêu cầu, xu hướng mới, cần đẩy mạnh vai trò của các hiệp hội ngành nghề trong việc tham mưu cho Bộ Công Thương và các bộ ngành liên quan xây dựng chính sách phát triển ngành và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tăng cường vai trò của các Hiệp hội trong các lĩnh vực: thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm, xúc tiến đầu tư, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực...;
Cần thực hiện tái cấu trúc các ngành xơ sợi, dệt nhuộm, hoàn tất, may mặc và ngành sản xuất da, sản phẩm giầy dép,... theo hướng kết nối chuỗi giá trị, cân bằng giữa sản xuất nguyên phụ liệu với gia công sản phẩm để tạo giá trị gia tăng cao, phát triển bền vững. Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp; đẩy mạnh đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ hiện đại, đồng bộ, đúng hướng, có trọng điểm, nhằm tạo ra sự thay đổi căn bản về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
“Đặc biệt cần quan tâm tham khảo các biện pháp chuyển đổi xanh trong ngành dệt may EU, lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang EU và áp dụng kinh nghiệm của EU trong thực tiễn của Việt Nam”, TS.Đinh Thị Bảo Linh khuyến nghị.
TS.Trương Thị Ái Nhi, Chuyên gia của Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn (ICED) nhận định, phát triển bền vững là xu thế chung, vì vậy ngành dệt may Việt Nam đã tiếp cận rất sớm với mô hình kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, trong lộ trình phát triển kinh tế tuần hoàn, các doanh nghiệp cần phải lưu ý những cơ hội và thách thức, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm và bài học quốc tế trong việc ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong ngành dệt may từ đó đút kết những định hướng giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh hiệu quả.
Phiên thảo luận về chủ đề “Giải pháp và nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp dệt may trong chuyển đổi xanh” có sự tham gia của các chuyên gia trong, ngoài nước và đại diện doanh nghiệp dệt may trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra sôi nổi với các nội dung xoay quanh việc đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp dệt may chuyển đổi xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Các doanh nghiệp tham dự Hội thảo cũng bày tỏ những vấn đề đang quan tâm, trao đổi những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại, đồng thời kiến nghị giải pháp liên quan để tăng cường thúc đẩy phát triển xanh và xuất khẩu bền vững trong thời gian tới.
Bên cạnh Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp dệt may chuyển đổi xanh”, trong thời gian Triển lãm còn diễn ra các hội thảo chuyên đề khác nhằm cập nhật thông tin thị trường và công nghệ mới nhất trong ngành dệt may nhằm nâng cao chất lượng, hiệu suất sản xuất như: Giới thiệu sản phẩm “Made in Vietnam”; “Hệ thống chứng chỉ OEKOTEX - giải pháp bền vững cho chuỗi cung ứng dệt may”; "Công nghệ dệt nhuộm không nước - giải pháp tối ưu cho đầu tư - sản xuất dệt nhuộm tại Việt Nam”…
Việt Hằng-Kim Huệ (link gốc Tạp chí Công Thương)
THÔNG TIN THAM KHẢO: Phân tích thị trường dệt may Việt Nam, vui lòng xem TẠI ĐÂY
Trong bối cảnh các nước đang triển khai nhiều hành động hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, nhiều khu vực và quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc… đã ban hành những quy định khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu, đòi hỏi hàng hóa sản xuất phải tuân thủ các yêu cầu về môi trường và phát triển bền vững, trong đó có sản phẩm dệt may.
Việc các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang nỗ lực tìm hướng chuyển đổi sang các mô hình sản xuất xanh và thân thiện với môi trường, xanh hóa ngành dệt may sẽ góp phần mang lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp hơn khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Kết nối doanh nghiệp dệt may tiếp cận công nghệ hiện đại
Phát biểu tại Lễ khai mạc Triển lãm quốc tế vải, nguyên phụ liệu và máy móc thiết bị ngành may (SaigonFabric Summer 2023) sáng ngày 26/7, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đánh giá, Triển lãm là cơ hội tốt giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tiếp cận những công nghệ tiên tiến, hiện đại, từ đó có cơ sở định hướng đầu tư trong thời gian tới. Đây cũng là cơ hội tốt để doanh nghiệp tìm kiếm, kết nối các đối tác, nhà cung cấp uy tín, thúc đẩy mối quan hệ giao thương, tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu, tăng dần tỷ lệ nội địa hóa, chủ động đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong và ngoài nước. Qua đó, đáp ứng quy tắc xuất xứ đòi hỏi của các hiệp định thương mại tự do, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, góp phần phát triển ngành dệt may Việt Nam, hội nhập hiệu quả hơn với khu vực và quốc tế.
Chú thích ảnh: Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng và các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm SaigonFabric Summer 2023.
Triển lãm quốc tế vải, nguyên phụ liệu và máy móc thiết bị ngành may (SaigonFabric Summer 2023) do Bộ Công Thương, Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức từ ngày 26 - 29/7/2023 tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC), Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong 4 ngày diễn ra Triển lãm, các doanh nghiệp có cơ hội kết nối giao thương với gần 300 nhà cung cấp uy tín đến từ 8 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Trung Quốc, Đức, Hongkong (Trung Quốc), Pakistan, Ấn Độ, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam để trực tiếp tìm hiểu về các sản phẩm và dịch vụ mới nhất trong lĩnh vực ngành dệt may. Đặc biệt, lần đầu tiên Triển lãm có khu “Made in Vietnam” riêng biệt với gần 100 công ty giới thiệu những nguồn sợi, vải, nguyên phụ liệu của Việt Nam.
Bên cạnh đó, khu “Business Matching - Kết nối giao thương” tạo cơ hội cho các nhà cung ứng, các nhãn hàng tiềm năng tại Việt Nam gặp gỡ, xúc tiến giao thương với các nhà mua hàng và nhãn hàng nổi tiếng trong ngành thời trang như: GAP, Puma, Nike, Adidas, Decathlon, PVH (Tommy Hilfiger, Calvin Klein…), H&M, Asmara, Centric Brands…
Chuyển đổi xanh tác động đến dịch chuyển chuỗi cung ứng hàng dệt may
Trong khuôn khổ Triển lãm, Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp dệt may chuyển đổi xanh” do Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Hội Dệt May - Thêu đan Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức diễn ra ngày 27/7/2023 là một trong những tâm điểm thu hút sự tham gia của các diễn giả, chuyên gia; đại diện cơ quan quản lý Nhà nước; các hiệp hội doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cùng các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh (CIIS) cho biết, để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chuyển đổi các mô hình sản xuất theo hướng phát triển bền vững, trong thời gian qua, Thành phố đã tổ chức nhiều chương trình về chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững…nhằm cung cấp thông tin về các mô hình kinh doanh, xu hướng phát triển mới cho cộng đồng doanh nghiệp.
Trong bối cảnh hội nhập, ngoài mục tiêu tự do hóa thương mại và đầu tư ở phạm vi khu vực, các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới còn tích hợp các cam kết về môi trường và phát triển bền vững, với quan điểm cho rằng các hoạt động thương mại, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững không thể tách rời nhau, doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu cần hướng tới việc cân bằng các yếu tố về kinh tế - xã hội - môi trường trong quá trình phát triển. Hiện nay, tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các vấn đề bảo vệ môi trường bên cạnh chất lượng và giá cả hàng hóa.
"Nếu doanh nghiệp không có chiến lược chuyển đổi, khách hàng sẽ lựa chọn những nhà cung cấp khác đáp ứng các yêu cầu về giảm phát thải, sản xuất xanh và phát triển bền vững, doanh nghiệp sẽ mất đơn hàng và sẽ không thể tồn tại", ông Huỳnh Minh Vũ nhấn mạnh.
Chia sẻ về chủ đề “Chuyển đổi xanh - Xu hướng và yêu cầu đối với ngành dệt may”, TS.Đinh Thị Bảo Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương cho hay, ngành dệt may toàn cầu đang dần chuyển đổi theo hướng “xanh hóa”, nghĩa là thay đổi quy trình sản xuất, lưu thông sản phẩm theo hướng giảm thiểu ô nhiễm đầu vào và đầu ra, tiết kiệm nguồn lực cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường. Xu hướng “xanh hóa” này được thể hiện thông qua các tiêu chí như: Hiệu quả năng lượng; Tiết kiệm nước; Sử dụng năng lượng tái tạo; Xử lý chất thải và bao bì...
Chú thích ảnh: TS.Đinh Thị Bảo Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương trao đổi về vấn đề chuyển đổi xanh - Xu hướng và yêu cầu đối với ngành dệt may.
Hơn nữa, xu hướng chuyển đổi xanh tác động đến dịch chuyển của chuỗi cung ứng hàng dệt may, đây là điều đã và đang tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong thời gian gần đây.
Về yêu cầu xanh hóa đối với ngành dệt may Việt Nam hướng tới xuất khẩu bền vững, TS.Đinh Thị Bảo Linh cho rằng, xu hướng thực hành xanh và bền vững trong sản xuất và lưu thông hàng dệt may sẽ tác động đến môi trường kinh doanh và cạnh tranh trong ngành, đặt ra yêu cầu và sàng lọc các nhà sản xuất, cung ứng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm thân thiện với môi trường và tiết kiệm chi phí; qua đó giữ được thị phần tại các thị trường xuất khẩu lớn như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản…, tạo doanh thu mới và nâng cao uy tín thương hiệu. Bên cạnh đó, việc áp dụng các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn ngày càng trở nên cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam nhằm giảm thiểu chất thải và chuyển đổi sang các hoạt động bền vững hơn.
Để đáp ứng được những yêu cầu, xu hướng mới, cần đẩy mạnh vai trò của các hiệp hội ngành nghề trong việc tham mưu cho Bộ Công Thương và các bộ ngành liên quan xây dựng chính sách phát triển ngành và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tăng cường vai trò của các Hiệp hội trong các lĩnh vực: thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm, xúc tiến đầu tư, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực...;
Cần thực hiện tái cấu trúc các ngành xơ sợi, dệt nhuộm, hoàn tất, may mặc và ngành sản xuất da, sản phẩm giầy dép,... theo hướng kết nối chuỗi giá trị, cân bằng giữa sản xuất nguyên phụ liệu với gia công sản phẩm để tạo giá trị gia tăng cao, phát triển bền vững. Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp; đẩy mạnh đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ hiện đại, đồng bộ, đúng hướng, có trọng điểm, nhằm tạo ra sự thay đổi căn bản về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
“Đặc biệt cần quan tâm tham khảo các biện pháp chuyển đổi xanh trong ngành dệt may EU, lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang EU và áp dụng kinh nghiệm của EU trong thực tiễn của Việt Nam”, TS.Đinh Thị Bảo Linh khuyến nghị.
TS.Trương Thị Ái Nhi, Chuyên gia của Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn (ICED) nhận định, phát triển bền vững là xu thế chung, vì vậy ngành dệt may Việt Nam đã tiếp cận rất sớm với mô hình kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, trong lộ trình phát triển kinh tế tuần hoàn, các doanh nghiệp cần phải lưu ý những cơ hội và thách thức, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm và bài học quốc tế trong việc ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong ngành dệt may từ đó đút kết những định hướng giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh hiệu quả.
Phiên thảo luận về chủ đề “Giải pháp và nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp dệt may trong chuyển đổi xanh” có sự tham gia của các chuyên gia trong, ngoài nước và đại diện doanh nghiệp dệt may trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra sôi nổi với các nội dung xoay quanh việc đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp dệt may chuyển đổi xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Các doanh nghiệp tham dự Hội thảo cũng bày tỏ những vấn đề đang quan tâm, trao đổi những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại, đồng thời kiến nghị giải pháp liên quan để tăng cường thúc đẩy phát triển xanh và xuất khẩu bền vững trong thời gian tới.
Bên cạnh Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp dệt may chuyển đổi xanh”, trong thời gian Triển lãm còn diễn ra các hội thảo chuyên đề khác nhằm cập nhật thông tin thị trường và công nghệ mới nhất trong ngành dệt may nhằm nâng cao chất lượng, hiệu suất sản xuất như: Giới thiệu sản phẩm “Made in Vietnam”; “Hệ thống chứng chỉ OEKOTEX - giải pháp bền vững cho chuỗi cung ứng dệt may”; "Công nghệ dệt nhuộm không nước - giải pháp tối ưu cho đầu tư - sản xuất dệt nhuộm tại Việt Nam”…
Việt Hằng-Kim Huệ (link gốc Tạp chí Công Thương)
THÔNG TIN THAM KHẢO: Phân tích thị trường dệt may Việt Nam, vui lòng xem TẠI ĐÂY