Báo cáo thị trường logistics ASEAN tháng 3/2021 (miễn phí)
13/04/2021 09:49
* Singapore:
Đầu tháng 3/2021, tắc nghẽn tại cảng Singapore đẩy thời gian chờ đợi, luân chuyển hàng hóa và giá cước tăng cao. Theo đó, thời gian chờ đợi đối với các tàu container siêu lớn từ 18.000 TEU trở lên hiện đang kéo dài từ 5 đến 7 ngày so với 2 ngày quay vòng thông thường. Kết quả là giá cước tiếp tục tăng, cụ thể giá cước bờ đông Bắc Mỹ, bao gồm xếp hàng ưu tiên, ở mức 10.000 USD đến 15.000 USD/ FEU, cao hơn mức 6.000 USD đến 8.000 USD/ FEU so với giá cước khởi hành từ các các cảng chính khác ở châu Á, chẳng hạn như như Việt Nam và Hồng Kông (Trung Quốc).
* Malaysia:
Trong nỗ lực phòng chống đại dịch COVID-19 bằng vắc-xin sắp tới, Utama Multimodal Logistics Sdn Bhd (UML) đã chỉ định Teleport là một công ty dịch vụ logistics chuỗi lạnh, liên doanh logistics của Air Asia Digital vận chuyển dược phẩm để cung cấp vắc-xin đến Kuala Lumpur cho phía Đông Malaysia.
* Thái Lan:
Công ty Hàng không Thái (THAI Airlines) đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) về nghiên cứu và phát triển logistics và thương mại điện tử với Công ty TNHH Bưu điện Thái Lan (THPD). THAI và THPD hợp tác nghiên cứu và phát triển về logistics và thương mại điện tử, nhằm sử dụng các nguồn lực và mạng lưới của cả hai công ty nhằm tối đa hóa năng lực. Mối quan hệ hợp tác bao gồm việc cung cấp vắc- xin trong nước và quốc tế; quản lý logistics hoàn chỉnh: truy xuất, dự trữ, đóng gói, giao hàng và phân phối.
* Indonesia:
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao, J&T Express cho biết họ đã triển khai hoạt động vận tải hàng hóa chuyên dụng tại Indonesia, với máy bay B737-300 công suất 15 tấn của công ty hoạt động từ Sân bay Budiarto, gần Jakarta, đến Medan, Batam và Tanjung Pinang. Các thành phố và hòn đảo ở Indonesia, ngoại trừ Java, sẽ có thể được giao hàng vào ngày hôm sau bằng máy bay chở toàn bộ hàng hóa mới, mang lại trải nghiệm giao hàng được cải thiện đáng kể.
* Philipine:
Cảng vụ Philippines (PPA) cho biết lưu lượng hàng hóa qua cảng dự kiến sẽ phục hồi 7% trong năm 2021 sau khi giảm 13,5% vào năm ngoái do các hạn chế liên quan đến đại dịch Covid-19. Lưu lượng hàng hóa dự kiến đạt tổng cộng 246,79 triệu tấn năm 2021, với mức tăng 1% dự kiến vào năm 2022 và 3% vào năm 2023.
* Lào:
Trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng logistics và giúp thúc đẩy thương mại xuyên biên giới ở CHDCND Lào, IFC, một thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới sẽ hỗ trợ Công ty TNHH Sitthi Logistics phát triển một trung tâm dịch vụ logistics tích hợp cơ sở tại thủ đô Viêng Chăn. Cơ sở logistics tích hợp đầu tiên bao gồm cảng cạn Thanaleng mở rộng và trung tâm logistics Viêng Chăn xanh, báo hiệu một sự chuyển dịch lớn từ thương mại đường biển sang đường bộ và đường sắt cho CHDCND Lào.
Đầu tháng 3/2021, tắc nghẽn tại cảng Singapore đẩy thời gian chờ đợi, luân chuyển hàng hóa và giá cước tăng cao. Theo đó, thời gian chờ đợi đối với các tàu container siêu lớn từ 18.000 TEU trở lên hiện đang kéo dài từ 5 đến 7 ngày so với 2 ngày quay vòng thông thường. Kết quả là giá cước tiếp tục tăng, cụ thể giá cước bờ đông Bắc Mỹ, bao gồm xếp hàng ưu tiên, ở mức 10.000 USD đến 15.000 USD/ FEU, cao hơn mức 6.000 USD đến 8.000 USD/ FEU so với giá cước khởi hành từ các các cảng chính khác ở châu Á, chẳng hạn như như Việt Nam và Hồng Kông (Trung Quốc).
* Malaysia:
Trong nỗ lực phòng chống đại dịch COVID-19 bằng vắc-xin sắp tới, Utama Multimodal Logistics Sdn Bhd (UML) đã chỉ định Teleport là một công ty dịch vụ logistics chuỗi lạnh, liên doanh logistics của Air Asia Digital vận chuyển dược phẩm để cung cấp vắc-xin đến Kuala Lumpur cho phía Đông Malaysia.
* Thái Lan:
Công ty Hàng không Thái (THAI Airlines) đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) về nghiên cứu và phát triển logistics và thương mại điện tử với Công ty TNHH Bưu điện Thái Lan (THPD). THAI và THPD hợp tác nghiên cứu và phát triển về logistics và thương mại điện tử, nhằm sử dụng các nguồn lực và mạng lưới của cả hai công ty nhằm tối đa hóa năng lực. Mối quan hệ hợp tác bao gồm việc cung cấp vắc- xin trong nước và quốc tế; quản lý logistics hoàn chỉnh: truy xuất, dự trữ, đóng gói, giao hàng và phân phối.
* Indonesia:
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao, J&T Express cho biết họ đã triển khai hoạt động vận tải hàng hóa chuyên dụng tại Indonesia, với máy bay B737-300 công suất 15 tấn của công ty hoạt động từ Sân bay Budiarto, gần Jakarta, đến Medan, Batam và Tanjung Pinang. Các thành phố và hòn đảo ở Indonesia, ngoại trừ Java, sẽ có thể được giao hàng vào ngày hôm sau bằng máy bay chở toàn bộ hàng hóa mới, mang lại trải nghiệm giao hàng được cải thiện đáng kể.
* Philipine:
Cảng vụ Philippines (PPA) cho biết lưu lượng hàng hóa qua cảng dự kiến sẽ phục hồi 7% trong năm 2021 sau khi giảm 13,5% vào năm ngoái do các hạn chế liên quan đến đại dịch Covid-19. Lưu lượng hàng hóa dự kiến đạt tổng cộng 246,79 triệu tấn năm 2021, với mức tăng 1% dự kiến vào năm 2022 và 3% vào năm 2023.
* Lào:
Trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng logistics và giúp thúc đẩy thương mại xuyên biên giới ở CHDCND Lào, IFC, một thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới sẽ hỗ trợ Công ty TNHH Sitthi Logistics phát triển một trung tâm dịch vụ logistics tích hợp cơ sở tại thủ đô Viêng Chăn. Cơ sở logistics tích hợp đầu tiên bao gồm cảng cạn Thanaleng mở rộng và trung tâm logistics Viêng Chăn xanh, báo hiệu một sự chuyển dịch lớn từ thương mại đường biển sang đường bộ và đường sắt cho CHDCND Lào.
Để xem chi tiết vui lòng TẢI BÁO CÁO miễn phí