Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024
Vietnamese English

Báo cáo thị trường logistics Hoa Kỳ số tháng 6/2022 (miễn phí)

05/07/2022 15:48
    Theo số liệu công bố vào tháng 6/2022, Chỉ số nhà Logistics Manager tháng 5 năm 2022 của Hoa Kỳ đã giảm tháng thứ hai liên tiếp xuống 67,1, mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm 2020 và giảm đáng kể so với mức kỷ lục từng đạt được trong tháng 3/2022 là 76,2.
    Áp lực nguồn cung đang giảm bớt khi năng lực vận tải tăng mạnh nhất trong gần hai năm (64,7, cao nhất kể từ tháng 10 năm 2019 so với 56,9). Tuy nhiên, các chuỗi cung ứng vẫn tiếp tục phải tìm kiếm giải pháp để đối phó với lượng hàng tồn kho cao.
    Hiện đại hóa, tự động hóa quản lý kho hàng đang trở thành một xu hướng chủ đạo tại thị trường kho bãi của Hoa Kỳ. Điều này không chỉ xuất phát từ yêu cầu phân phối chính xác và kịp thời cho các công ty đang chứng kiến lượng đơn hàng tăng mạnh sau đại dịch mà còn nhằm đáp ứng các quy định ngày càng cao hơn về quản lý chất lượng hàng hóa của các cơ quan chức năng tại Hoa Kỳ. 
    Chỉ số giá lĩnh vực vận tải tại Hoa Kỳ tiếp tục tăng lên mức cao nhất tính từ đầu năm 2021 đến nay, đạt 274,28 vào tháng 5 năm 2022. Nguyên nhân chính là do giá nhiên liệu tăng trên toàn thế giới. 
    Nếu so với cùng kỳ năm 2021, chỉ số trọng tải của dịch vụ vận tải bằng xe tải của tháng 5/2022 đánh dấu tháng tăng thứ chín liên tiếp. Và tính từ đầu năm đến tháng 5/2022, trọng tải điều chỉnh theo mùa đã tăng 2,7%. Điều này cho thấy thị trường dịch vụ vận tải bằng xe tải đã khởi sắc khi nhu cầu tăng cao và các hạn chế đi lại được dỡ bỏ. 
    Theo phân tích của Brandon Fried, Chủ tịch điều hành Hiệp hội vận chuyển hàng không Hoa kỳ (AfA): Dự báo nhu cầu về năng lực vận tải hàng không của nước này sẽ tăng mạnh, phần lớn do dịch vụ vận chuyển đường biển gặp khó khăn. Tuy nhiên các nhà giao nhận trong lĩnh vực hàng không sẽ phải tìm cách “thích nghi” trong điều kiện năng lực vận tải hàng không vốn đã hạn chế trong thời kỳ đại dịch, nay cần thời gian phục hồi nhưng lại bị cản trở bởi giá nhiên liệu tăng mạnh.
    Số liệu của AAR cho thấy trong 5 tháng đầu năm 2022, tổng lượng toa xe lửa chở hàng của Hoa Kỳ ở mức 4.835.705, tăng 0,2%, hay 8.490 toa so với cùng kỳ năm 2021. Các container và rơ mooc đa phương thức ở mức 5.555.607 chiếc, giảm 6,6%, tương đương giảm 389.799 đơn vị so với 5 tháng năm 2021. 
    Nhu cầu tiêu dùng tại thị trường Hoa Kỳ chững lại trước quan ngại về lạm phát đã khiến giá cước vận tải đường biển, và đặc biệt là cước vận tải biển giao ngay giảm so với đợt tăng cao điểm cuối năm 2021. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của các chuyên gia thị trường, tình hình sẽ đổi chiều khi thị trường Trung Quốc sôi động trở lại sau các đợt “đóng cửa” vì dịch bệnh. Nhu cầu tăng trên tuyến Á-Âu cộng với giá nhiên liệu đang gia tăng sẽ đẩy giá cước lên mặt bằng cao hơn. 
    Theo phân tích của Brandon Fried, Chủ tịch điều hành Hiệp hội vận chuyển hàng không Hoa kỳ (AfA): Dự báo nhu cầu về năng lực vận tải hàng không của nước này sẽ tăng mạnh, phần lớn do dịch vụ vận chuyển đường biển gặp khó khăn. Tuy nhiên các nhà giao nhận trong lĩnh vực hàng không sẽ phải tìm cách “thích nghi” trong điều kiện năng lực vận tải hàng không vốn đã hạn chế trong thời kỳ đại dịch, nay cần thời gian phục hồi nhưng lại bị cản trở bởi giá nhiên liệu tăng mạnh.
    American Airlines Cargo đang kỹ thuật số hóa hơn nữa các hoạt động vận chuyển hàng hóa của mình bằng cách triển khai giải pháp iPartner Customer (iPC) mới nhất của IBS Software, cho phép tích hợp nhanh chóng với cổng đặt vé trực tuyến WebCargo, một công ty thuộc Tập đoàn Freightos.
    Các nhà bán lẻ và nhà sản xuất cũng thường theo dõi sát sao theo dõi tình hình các cảng của Los Angeles (L.A) và cảng Long Beach ở lân cận, đây là hai cảng cửa ngõ cho khoảng 40% thương mại container với châu Á. Điều này cho phép họ cập nhật bất kỳ dấu hiệu nào trong gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu- những rủi ro mà họ cho rằng là nguyên nhân chính cho tình trạng thiếu hụt, chậm trễ và giá bán cao hơn trên thị trường nội địa của Hoa Kỳ. 
    Một báo cáo mới của công ty Bringg có trụ sở tại Chicago, nhà cung cấp nền tảng đám mây phân phối và thực hiện dữ liệu đã nêu bật thực trạng và các yêu cầu đối các nhà cung cấp dịch vụ logistics ở phân khúc dặm cuối (last mile), tập trung vào những nội dung như: chiến lược linh hoạt, thu hẹp khoảng cách giữa các điểm giao hàng; cải thiện năng lực cung ứng dịch vụ, tất cả những điều này được hỗ trợ bởi công nghệ nhằm thúc đẩy và duy trì tăng trưởng lâu dài.

PHẦN 1. THỊ TRƯỜNG LOGISTICS HOA KỲ TRONG THÁNG 
1 Tình hình và xu hướng chung
2 Vận tải
2.1. Tình hình chung
2.2. Vận tải đường bộ
2.3. Vận tải đường sắt và đa phương thức
2.4. Vận tải hàng không
2.5. Vận tải đường biển và cảng biển
3 Hoạt động kho bãi, giao nhận, công nghệ trong logistics và thương mại điện tử
3.1. Kho bãi, chuỗi lạnh
3.2. Giao nhận
PHẦN 2. PHÂN TÍCH SÂU: XU HƯỚNG CHUỖI CUNG ỨNG THÔNG MINH TẠI THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 22
1 Tổng quan về lộ trình “thông minh hóa” chuỗi cung ứng:
2 Sáng kiến FLOW của chính phủ Hoa Kỳ: Tạo sức mạnh liên thông dữ liệu trong chuỗi cung ứng
3 Chuỗi cung ứng thông minh tăng cường khả năng truy xuất và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
 
DANH MỤC HÌNH 
Hình 1: Chỉ số nhà quản lý logistics của Hoa Kỳ từng tháng năm 2021 và 2022 (theo thời điểm hiện tại) 
Hình 2: Chỉ số dịch vụ vận tải hàng hóa của Hoa Kỳ theo tháng 
Hình 3: Chỉ số giá vận tải của Hoa Kỳ hàng tháng năm 2021 và 2022 
Hình 4: Một nhân viên xử lý máy tính trong trung tâm phân phối đơn hàng rộng lớn được tự động hóa của Aurobindo Pharma USA 
Hình 5: Một tủ khóa thông minh phục vụ việc giao/nhận hàng hóa chặng cuối 

 
Để xem chi tiết vui lòng TẢI BÁO CÁO miễn phí
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 15
Số người truy cập: 6.018.357
Chung nhan Tin Nhiem Mang