Công bố báo cáo Logistics Việt Nam 2017 và trang thông tin điện tử Logistics Việt Nam
17/12/2017 22:13
Để tận dụng các lợi thế, cơ hội và đưa lĩnh vực logistics của Việt Nam từ non trẻ và kém cạnh tranh trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam và đóng góp lớn cho sự cải thiện năng lực cạnh tranh chung của toàn nền kinh tế, ngày 14 tháng 2 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 200/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đối với một lĩnh vực rất quan trọng của nền kinh tế.
Ngay sau đó, ngày 25 tháng 4 năm 2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 1461/QĐ-BCT triển khai nhiệm vụ của Bộ Công Thương thực hiện Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khai mạc Diễn đàn Logistics Việt Nam 2017
Theo Kế hoạch hành động, Bộ Công Thương được giao nhiệm vụ là đầu mối xây dựng Báo cáo Logistics thường niên nhằm rà soát, đánh giá, cung cấp thông tin về tình hình, triển vọng thị trường logistics Việt Nam và quốc tế, rà soát hiệu quả của các quy định chính sách liên quan trong thực tế; góp phần phục vụ công tác quản lý nhà nước, hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp và công tác nghiên cứu khoa học và truyền thông trong lĩnh vực logistics.
Trên tinh thần đó, Báo cáo Logistics Việt Nam 2017 được kết cấu theo 7 chương, tập trung vào các nội dung chính gồm:
(i) Môi trường kinh doanh dịch vụ logistics, trong đó phân tích môi trường kinh doanh của Việt Nam và quốc tế, khung pháp lý về logistics đặc biệt là các văn bản pháp lý về logistics được ban hành trong năm 2017 và các vấn đề khác như việc tham gia hiệp định về tạo thuận lợi hóa thương mại của WTO, cơ chế một cửa quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN, các cải cách hành chính…;
(ii) Hạ tầng logistics của Việt Nam;
(iii) Kết quả kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam;
(iv) Doanh nghiệp logistics Việt Nam;
(v) Logistics trong hoạt động sản xuất và kinh doanh;
(vi) Phát triển công nghệ và đào tạo nhân lực logistics; và
(vii) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực logistics.
Báo cáo được xây dựng với sự tham gia của Ban Biên tập gồm các chuyên gia đến từ các Bộ ngành như Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), các tổ chức đào tạo và nghiên cứu...; trên cơ sở hệ thống thông tin và dữ liệu đáng tin cậy và cập nhật từ các nguồn thông tin chính thống và các cuộc khảo sát thực tế do Ban Biên tập tiến hành.
Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả cung cấp và tương tác thông tin đa chiều với các tác nhân trong lĩnh vực logistics, trong năm 2017, Bộ Công Thương cũng đã xây dựng và bắt đầu vận hành trang tin điện tử (Website) www.logistics.gov.vn. Đây là trang tin điện tử thuộc quản lý của Bộ Công Thương và do Cục Xuất nhập khẩu và Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại xây dựng năm 2017. Trang web cung cấp thông tin ngành logistics phục vụ quản lý nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; hoạt động nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực logistics. Trang web còn là địa chỉ tin cậy để kết nối giao thương, đầu tư và hợp tác cho các tác nhân trong lĩnh vực logistics.
Trang web được thiết kế với giao diện hiện đại, thân thiện, hệ thống an ninh và các tiện ích có độ tương tác cao.
Từ trang chủ, độc giả có thể lựa chọn truy cập vào các trang con gồm:
Tin tức:Trang con tin tức được kết cấu theo các vấn đề xương sống của lĩnh vực logistics gồm: Hạ tầng, Dịch vụ logistics, E-logistics, Nghiên cứu-Đào tạo…Ngoài ra, trang tin tức cũng cung cấp miễn phí các báo cáo chuyên sâu về ngành hàng –thị trường mà lĩnh vực logistics đang phục vụ để giúp các DN logistics
CSDL: Trang con CSDL được thiết kế theo hướng hiện đại và dự kiến sẽ được thực hiện trong năm 2018 theo lộ trình. Ngoài ra, các độc giả đăng ký làm thành viên chính thức của trang web còn được hỗ trợ link từ CSDL logistics vào CSDL quốc gia về Công nghiệp và Thương mại do Bộ Công Thương vận hành để tra cứu đa dạng các chỉ tiêu khác của ngành công thương.
Giao thương: Trang con giao thương là nơi các DN có thể tìm kiếm đối tác vào chào mua, chào bán. Dự kiến, trong thời gian tới trang web sẽ liên kết với các đại lý của Alibaba tại Việt Nam để có nguồn tài nguyên thông tin thị trường, giao dịch đa dạng hơn cho các DN thành viên.
Diễn đàn: Đây là nơi các thành viên có thể trao đổi thông tin, kinh nghiệm và góp ý với ban biên tập để tăng tính tương tác đa chiều của trang web.
Báo cáo Logistics Việt Nam năm 2017 và trang thông tin điện tử logistics.gov.vn đã chính thức được công bố trong diễn đàn Logistics quốc gia thường niên lần 5 do Bộ Công thương phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, Thời báo Kinh tế và Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 15/12/2017, trên cơ sở tinh thần cầu thị, mong muốn nhận được các ý kiến góp ý của các cơ quan hữu quan, các chuyên gia, các doanh nghiệp và cộng đồng logistics để tiếp tục hoàn thiện và đổi mới.
Diễn đàn đã thu hút sự tham dự của hơn 450 đại biểu từ các cơ quan trung ương và địa phương, các tổ chức nghiên cứu, đào tạo trong nước và quốc tế, các hiệp hội, doanh nghiệp, nhà đầu tư và các cơ quan thông tấn báo chí quan tâm. Diễn đàn đã tập trung thảo luận các kết quả đạt được trong thời gian qua, đề xuất, kiến nghị những biện pháp phối hợp để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, Kiến nghị các giải pháp để phát triển bền vững ngành logisics xanh của Việt Nam, Tăng cường phối hợp hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, các trung tâm logistics và hạ tầng công nghệ thông tin, Kiến nghị, đề xuất các giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển ngành logistics.
Chuyên gia từ các Bộ ngành, Hiệp hội, Ngân hàng Thế giới và đại diện doanh nghiệp tham gia phần thảo luận
VITIC tổng hợp.
Ngay sau đó, ngày 25 tháng 4 năm 2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 1461/QĐ-BCT triển khai nhiệm vụ của Bộ Công Thương thực hiện Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khai mạc Diễn đàn Logistics Việt Nam 2017
Theo Kế hoạch hành động, Bộ Công Thương được giao nhiệm vụ là đầu mối xây dựng Báo cáo Logistics thường niên nhằm rà soát, đánh giá, cung cấp thông tin về tình hình, triển vọng thị trường logistics Việt Nam và quốc tế, rà soát hiệu quả của các quy định chính sách liên quan trong thực tế; góp phần phục vụ công tác quản lý nhà nước, hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp và công tác nghiên cứu khoa học và truyền thông trong lĩnh vực logistics.
Trên tinh thần đó, Báo cáo Logistics Việt Nam 2017 được kết cấu theo 7 chương, tập trung vào các nội dung chính gồm:
(i) Môi trường kinh doanh dịch vụ logistics, trong đó phân tích môi trường kinh doanh của Việt Nam và quốc tế, khung pháp lý về logistics đặc biệt là các văn bản pháp lý về logistics được ban hành trong năm 2017 và các vấn đề khác như việc tham gia hiệp định về tạo thuận lợi hóa thương mại của WTO, cơ chế một cửa quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN, các cải cách hành chính…;
(ii) Hạ tầng logistics của Việt Nam;
(iii) Kết quả kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam;
(iv) Doanh nghiệp logistics Việt Nam;
(v) Logistics trong hoạt động sản xuất và kinh doanh;
(vi) Phát triển công nghệ và đào tạo nhân lực logistics; và
(vii) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực logistics.
Báo cáo được xây dựng với sự tham gia của Ban Biên tập gồm các chuyên gia đến từ các Bộ ngành như Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), các tổ chức đào tạo và nghiên cứu...; trên cơ sở hệ thống thông tin và dữ liệu đáng tin cậy và cập nhật từ các nguồn thông tin chính thống và các cuộc khảo sát thực tế do Ban Biên tập tiến hành.
Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả cung cấp và tương tác thông tin đa chiều với các tác nhân trong lĩnh vực logistics, trong năm 2017, Bộ Công Thương cũng đã xây dựng và bắt đầu vận hành trang tin điện tử (Website) www.logistics.gov.vn. Đây là trang tin điện tử thuộc quản lý của Bộ Công Thương và do Cục Xuất nhập khẩu và Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại xây dựng năm 2017. Trang web cung cấp thông tin ngành logistics phục vụ quản lý nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; hoạt động nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực logistics. Trang web còn là địa chỉ tin cậy để kết nối giao thương, đầu tư và hợp tác cho các tác nhân trong lĩnh vực logistics.
Trang web được thiết kế với giao diện hiện đại, thân thiện, hệ thống an ninh và các tiện ích có độ tương tác cao.
Từ trang chủ, độc giả có thể lựa chọn truy cập vào các trang con gồm:
Tin tức:Trang con tin tức được kết cấu theo các vấn đề xương sống của lĩnh vực logistics gồm: Hạ tầng, Dịch vụ logistics, E-logistics, Nghiên cứu-Đào tạo…Ngoài ra, trang tin tức cũng cung cấp miễn phí các báo cáo chuyên sâu về ngành hàng –thị trường mà lĩnh vực logistics đang phục vụ để giúp các DN logistics
CSDL: Trang con CSDL được thiết kế theo hướng hiện đại và dự kiến sẽ được thực hiện trong năm 2018 theo lộ trình. Ngoài ra, các độc giả đăng ký làm thành viên chính thức của trang web còn được hỗ trợ link từ CSDL logistics vào CSDL quốc gia về Công nghiệp và Thương mại do Bộ Công Thương vận hành để tra cứu đa dạng các chỉ tiêu khác của ngành công thương.
Giao thương: Trang con giao thương là nơi các DN có thể tìm kiếm đối tác vào chào mua, chào bán. Dự kiến, trong thời gian tới trang web sẽ liên kết với các đại lý của Alibaba tại Việt Nam để có nguồn tài nguyên thông tin thị trường, giao dịch đa dạng hơn cho các DN thành viên.
Diễn đàn: Đây là nơi các thành viên có thể trao đổi thông tin, kinh nghiệm và góp ý với ban biên tập để tăng tính tương tác đa chiều của trang web.
Báo cáo Logistics Việt Nam năm 2017 và trang thông tin điện tử logistics.gov.vn đã chính thức được công bố trong diễn đàn Logistics quốc gia thường niên lần 5 do Bộ Công thương phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, Thời báo Kinh tế và Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 15/12/2017, trên cơ sở tinh thần cầu thị, mong muốn nhận được các ý kiến góp ý của các cơ quan hữu quan, các chuyên gia, các doanh nghiệp và cộng đồng logistics để tiếp tục hoàn thiện và đổi mới.
Diễn đàn đã thu hút sự tham dự của hơn 450 đại biểu từ các cơ quan trung ương và địa phương, các tổ chức nghiên cứu, đào tạo trong nước và quốc tế, các hiệp hội, doanh nghiệp, nhà đầu tư và các cơ quan thông tấn báo chí quan tâm. Diễn đàn đã tập trung thảo luận các kết quả đạt được trong thời gian qua, đề xuất, kiến nghị những biện pháp phối hợp để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, Kiến nghị các giải pháp để phát triển bền vững ngành logisics xanh của Việt Nam, Tăng cường phối hợp hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, các trung tâm logistics và hạ tầng công nghệ thông tin, Kiến nghị, đề xuất các giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển ngành logistics.
Chuyên gia từ các Bộ ngành, Hiệp hội, Ngân hàng Thế giới và đại diện doanh nghiệp tham gia phần thảo luận
VITIC tổng hợp.