Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ sáu, ngày 20 tháng 9 năm 2024
Vietnamese English

Ấn Độ tăng cường đầu tư cho logistics để nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu

19/09/2024 10:28

Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các cảng biển, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY

------------------------

Trong những năm gần đây, đứng lên sau tổn thất to lớn vì COVID-19, Ấn Độ duy trì vị thế một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh trên thế giới, đồng thời nước này cũng chủ động tham gia vào các chương trình nghị sự, hợp tác quốc tế và tranh thủ cơ hội từ chiến lược xoay trục của các nước lớn để nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ở Ấn Độ, logistics là một ngành quan trọng, với 4,6 tỷ tấn hàng hóa được xử lý hàng năm, trong đó tại thị trường nội địa có tới 65% là thông qua đường bộ và 27% là đường sắt, còn lại là các phương thức khác. Ước tính rằng giao hàng chặng cuối tốn khoảng 40% tổng chi phí logistics. Do đó, trong thập kỷ trước, chi phí logistics chiếm tới 13-14% GDP của Ấn Độ, cao hơn hẳn so với mức 8 -11% ở hầu hết các nền kinh tế lớn. Tuy nhiên, gần một phần ba chi phí logistics phát sinh là do cơ sở hạ tầng kém hiệu quả. Việc tiết kiệm chi phí logistics sẽ giúp giảm giá hàng hóa, tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hóa Ấn Độ trên thị trường toàn cầu, qua đó mang lại lợi ích cho cả người tiêu dùng, nhà sản xuất và nâng tầm nền kinh tế nước này.

Trước tình hình đó sau thời gian dài chờ đợi, vào tháng 9 năm 2022, chính phủ Ấn Độ đã công bố Chính sách Logistics quốc gia (NLP), một khuôn khổ toàn diện, liên ngành để nâng cấp cơ sở hạ tầng logistics và tạo ra một hệ sinh thái logistics tích hợp trong nước. Chính xác hơn, NLP định hình việc cải thiện các cơ sở hạ tầng giao thông, bao gồm vận tải đường bộ, đường sắt, hàng không và đường thủy. Các bên liên quan, bao gồm chủ doanh nghiệp, chuyên gia quản lý và chuyên gia chuỗi cung ứng, trên tất cả các lĩnh vực đều được khuyến khích góp phần vào hiẹn thực hóa chiến lược. NLP có thêm ý nghĩa trong bối cảnh hiện tại, khi các doanh nghiệp toàn cầu đã bắt đầu tái cấu trúc chuỗi cung ứng của mình trong xu hướng chuỗi cung ứng “Trung Quốc+1”.

Nếu như vào năm 2014, Ngân hàng Thế giới xếp hạng Ấn Độ thứ 54 trong số 160 quốc gia về Chỉ số Hiệu suất Logistics (LPI) thì 9 năm sau, lĩnh vực logistics tại Ấn Độ đã liên tục cải thiện và xếp thứ 38 vào năm 2023. Bước nhảy vọt đáng kể này là kết quả của các dự án của Chính phủ như Bharatmala (cải thiện mạng lưới đường bộ), Sagarmala (cho vận chuyển và hàng hải), Udan (chương trình phát triển sân bay khu vực) và Hành lang Vận tải Hàng hóa Chuyên dụng (cải thiện mạng lưới vận tải đường sắt). Do đó, chi phí logistics hiện chỉ còn chiếm 8,35% GDP của Ấn Độ. NLP đặt mục tiêu phát huy những thành công này để giảm chi phí logistics xuống còn 5% GDP và cải thiện thứ hạng của Ấn Độ trong các đợt xếp hạng LPI tiếp theo.

Mới đây, trong tháng 9/2024, Thủ tướng Ấn Độ Shri Narendra Modi đã công bố lễ khánh thành Cảng container quốc tế Tuticorin, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiện này như một cột mốc quan trọng đối với ngành logistics nói riêng và kinh tế của đất nước nói chung.

Nhận định đây là "ngôi sao mới của cơ sở hạ tầng hàng hải Ấn Độ", Thủ tướng Narendra Modi nhấn mạnh vai trò của cơ sở mới trong việc nâng cao năng lực của Cảng V.O.C. nhấn mạnh rằng cảng này dự kiến ​​sẽ giảm chi phí logistics và giúp Ấn Độ. Với độ mớn nước sâu hơn 14 mét và bến dài hơn 300 mét, cảng này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực của cảng V.O.C. Cảng container quốc tế mới có thể xử lý 6 triệu TEU mỗi năm và tiếp nhận tàu container có sức chứa lên tới 10.000 TEU.

Với ba cảng lớn và mười bảy cảng khác, Tamil Nadu đã trở thành một trung tâm lớn cho thương mại hàng hải của Ấn Độ. Để thúc đẩy hơn nữa năng lực hàng hải và khả năng kết nối với khu vực và thế giới, Ấn Độ đang đầu tư hơn 7.000 crore Rupee vào việc phát triển một Nhà ga Container Outer Harbour. Năng lực hoạt đọng của Cảng V.O.C sẽ tiếp tục được tăng cường, đón đầu khối lượng thương mại dự báo sẽ gia tăng trong thời gian tới khi Ấn Độ trở nên “quan trọng hơn” trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nguồn: VITIC (trích từ báo cáo quý về quy định, chính sách trong lĩnh vực logistics Việt Nam và thế giới)

 
(1)  Thị trường logistics chuỗi lạnh thế giới và Việt Nam: Đặc điểm và triển vọng (bản công bố vào năm 2024, tập trung vào dịch vụ kho lạnh và vận tải lạnh), vui lòng tải TẠI ĐÂY 
 
(2) Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các cảng biển, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY

(3) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các mặt hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY

(4) Phân tích biến động các chỉ tiêu logistics của Việt Nam giai đoạn 2017-2023, so sánh với kế hoạch và dự báo, vui lòng xem TẠI ĐÂY

(5) Thông tin hoạt động Logistics trong XUẤT KHẨU năm 2023 và quý 1/2024, phân tích sâu một số mặt hàng tiêu biểu, vui lòng xem TẠI ĐÂY

(6) Thông tin hoạt động Logistics trong NHẬP KHẨU năm 2023 và quý 1/2024, phân tích sâu một số mặt hàng tiêu biểu, vui lòng xem TẠI ĐÂY
 
(7) Báo cáo nghiên cứu thị trường Halal logistics và khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam, vui lòng xem TẠI ĐÂY
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 14
Số người truy cập: 5.364.785
Chung nhan Tin Nhiem Mang