Ma-rốc thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản thông qua vận tải hàng không
14/02/2023 08:42
Trong nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu, Hiệp hội các nhà xuất khẩu Ma-rốc (ASMEX) và hãng hàng không quốc gia của Ma-rốc Royal Air Morocco (RAM) đã ký một thỏa thuận về việc cung cấp cho các nhà xuất khẩu địa phương các mức giá cước ưu đãi đối với dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. Thỏa thuận được xây dựng dựa trên thỏa thuận trước đó đã ký giữa ASMEX và Royal Air Maroc vào tháng 4 năm 2016.
Theo thỏa thuận mới, các thành viên của ASMEX có thể hưởng lợi từ các mức giá cước ưu đãi hơn trong năm đầu tiên sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của Royal Air Maroc. Các thành viên có thể hưởng lợi hơn nữa từ các hợp đồng của công ty bao gồm các dịch vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa hàng không.

Theo Chủ tịch ASMEX Hassan Sentissi El Idrissi, quan hệ đối tác với Royal Air Maroc sẽ cho phép các doanh nghiệp của Ma-rốc “thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu và nắm bắt các cơ hội để phục hồi kinh tế”.
Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch của Royal Air Maroc Abdelhamid Addou cũng khẳng định cam kết của hãng trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của Ma-rốc và Châu Phi thông qua mạng lưới rộng gồm 87 điểm đến trên khắp thế giới. Các nhà xuất khẩu Ma-rốc sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn trong xuất khẩu, các ưu đãi đặc biệt tập trung vào các nhà xuất khẩu mới, thông qua quan hệ đối tác mạnh mẽ, bền vững và đổi mới với Hiệp hội các nhà xuất khẩu Ma-rốc.
Hãng vận tải hàng không quốc gia Ma-rốc cũng có kế hoạch nâng cao chất lượng và tần suất các dịch vụ vận chuyển hàng hóa của mình để thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của đất nước. Hãng hiện đang cung cấp bảy dịch vụ vận chuyển hàng hóa bao gồm hàng hóa thông thường, hàng hóa tươi sống cho trái cây và rau quả, hàng hóa cho động vật sống, thư tín, đồ trang sức, tiền giấy và hàng hóa ngoại cỡ thuộc danh mục các mặt hàng nặng, ngoài ra còn có dịch vụ thuê trọng gói các chuyến bay chở hàng.
Vào tháng 10/2022, hãng hàng không quốc gia Ma-rốc đã tham gia chương trình đánh giá môi trường của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA)
Theo thỏa thuận mới, các thành viên của ASMEX có thể hưởng lợi từ các mức giá cước ưu đãi hơn trong năm đầu tiên sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của Royal Air Maroc. Các thành viên có thể hưởng lợi hơn nữa từ các hợp đồng của công ty bao gồm các dịch vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa hàng không.

Theo Chủ tịch ASMEX Hassan Sentissi El Idrissi, quan hệ đối tác với Royal Air Maroc sẽ cho phép các doanh nghiệp của Ma-rốc “thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu và nắm bắt các cơ hội để phục hồi kinh tế”.
Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch của Royal Air Maroc Abdelhamid Addou cũng khẳng định cam kết của hãng trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của Ma-rốc và Châu Phi thông qua mạng lưới rộng gồm 87 điểm đến trên khắp thế giới. Các nhà xuất khẩu Ma-rốc sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn trong xuất khẩu, các ưu đãi đặc biệt tập trung vào các nhà xuất khẩu mới, thông qua quan hệ đối tác mạnh mẽ, bền vững và đổi mới với Hiệp hội các nhà xuất khẩu Ma-rốc.
Hãng vận tải hàng không quốc gia Ma-rốc cũng có kế hoạch nâng cao chất lượng và tần suất các dịch vụ vận chuyển hàng hóa của mình để thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của đất nước. Hãng hiện đang cung cấp bảy dịch vụ vận chuyển hàng hóa bao gồm hàng hóa thông thường, hàng hóa tươi sống cho trái cây và rau quả, hàng hóa cho động vật sống, thư tín, đồ trang sức, tiền giấy và hàng hóa ngoại cỡ thuộc danh mục các mặt hàng nặng, ngoài ra còn có dịch vụ thuê trọng gói các chuyến bay chở hàng.
Vào tháng 10/2022, hãng hàng không quốc gia Ma-rốc đã tham gia chương trình đánh giá môi trường của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA)
Như vậy có thể thấy trong thời gian gần đây, nhiều quốc gia đã có các biện pháp tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng nông, thủy sản nhạy cảm với thời gian và nhiệt độ nói riêng, thông qua các hỗ trợ trong vận tải hàng không đối với hàng xuất khẩu. Điều này sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh lớn, thậm chí nguy cơ thua thiệt cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam nếu chung ta không có các giải pháp hỗ trợ tương ứng.
Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, trích từ Báo cáo logistics trong xuất khẩu một số mặt hàng tiêu biểu, quy định chính sách liên quan, tháng 12/2022 (miễn phí).
• Thêm 04 mặt hàng Việt Nam được cấp nghị định thư xuất khẩu sang Trung Quốc (18/04/2025)
• Thuế carbon toàn cầu cho ngành vận tải biển (14/04/2025)
• Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ bị áp thuế ra sao (09/04/2025)
• Bài học từ những cường quốc đi qua ‘siêu bão’ thương mại (04/04/2025)
• Trung Quốc thúc giục Hoa Kỳ ngay lập tức dỡ bỏ thuế quan, tuyên bố sẽ trả đũa (03/04/2025)
• Quy định thành lập doanh nghiệp tại Ấn Độ (14/02/2023)
• Na Uy kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh, nhập khẩu, sản xuất và bán các sản phẩm mỹ phẩm (13/02/2023)
• Chính sách quản lý về sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu rượu của Đài Loan (13/02/2023)
• Vương quốc Anh: Quốc hữu hóa một phần ngành đường sắt để chiến đấu với Covid-19 (27/03/2020)
• Ngành logistics toàn cầu nỗ lực duy trì hoạt động trước ảnh hưởng của Covid-19 (24/03/2020)
Liên kết