Cập nhật kết quả hoạt động của 10 cảng container bận rộn nhất châu Âu năm 2022
04/07/2023 14:18
Lĩnh vực vận tải container đang ngày càng phát triển ở phần lớn các cảng châu Âu trong những năm gần đây nhưng áp lực cạnh tranh cũng gia tăng. Một số cảng lớn tại châu Âu, hiện đang là những "trung tâm container" quan trọng cho các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Container News đã tổng hợp dữ liệu về khối lượng container thông qua các năm 2022 và danh sách các cảng container bận rộn nhất ở Châu Âu trong năm qua. Cảng Rotterdam là cảng container lớn nhất ở Liên minh Châu Âu vào năm 2022, cảng Antwerp-Bruges, đứng thứ hai. Tính chung thì trong danh sách 10 cảng dẫn đầu, Tây Ban Nha đóng góp 03 cảng, Đức 02 cảng, Hà Lan, Pháp, Bỉ, Ý và Hy Lạp mỗi nước đóng góp 01 cảng.
Cụ thể tình hình các cảng trong Top 10 cảng bận rộn nhất châu Âu năm 2022 như sau:
(1) Cảng Rotterdam (Hà Lan)
Cảng Rotterdam vẫn giữ vị trí dẫn đầu trong số các cảng container bận rộn của châu Âu, với lượng hàng hóa xử lý bởi Cảng này đạt gần 14,5 triệu TEU vào năm 2022. Tổng sản lượng hàng hóa tính theo tấn thông qua cảng nổi tiếng của Hà Lan không thay đổi trong năm 2022, đạt khoảng 468 triệu tấn.
Xét về tài chính, cảng lớn nhất châu Âu đã ghi nhận kết quả kinh doanh cải thiện trong năm 2022, với doanh thu tăng 6,9% lên 876 triệu USD, lợi nhuận trước khi trả lãi vay, khấu hao và thuế (EBITDA) tăng 6,1% lên 576 triệu USD, nhưng lãi ròng vẫn giữ nguyên ở mức 262,3 triệu USD.
(2) Cảng Antwerp-Bruges, Bỉ: 13,5 triệu TEU (giảm 5,2%)
Ở vị trí thứ hai là cảng Antwerp-Bruges với 13,5 triệu TEU, như vậy lưu lượng container giảm 5,2% so với số liệu năm 2021.
Đáng lưu ý là hai cảng Antwerp và Zeebrugge của Bỉ đã hoàn tất việc sáp nhập vào tháng 4 năm 2022 và đã chính thức hoạt động với tên mới là Cảng Antwerp-Bruges.
(3) Cảng Hamburg (Đức)
Cảng lớn nhất của Đức đã xử lý lượng hàng hóa đóng container đạt 8,3 triệu TEU trong năm 2022, giảm 5,1% so với năm 2021. Trong đó hàng nhập khẩu đạt 4,2 triệu TEU và hàng xuất khẩu đạt 4,1 triệu TEU, giảm lần lượt 6,1% và 4,1%.
Thỏa thuận cuối cùng gần đây giữa Cảng Hamburg và COSCO về việc mua lại cổ phần thiểu số của Container Terminal Tollerort GmbH (CTT) bởi tập đoàn vận tải biển Trung Quốc, điều này đã gây ra một số lo ngại trong chính phủ Đức về tác động của Trung Quốc đối với ngành cảng biển của nước này.
(4) Cảng Valencia (Tây Ban Nha)
Ở vị trí thứ tư, cảng Valencia đã xử lý 5,1 triệu TEU hàng hóa vào năm 2022, giảm 9,4% so với mức của năm trước.
Số lượng container quá cảnh tại cảng Valencia vào năm 2022 đã giảm 16,91% xuống còn 2.059.665 chiếc, trong khi số lượng container rỗng giảm 5,54%.
Tính theo tấn thì đã có 79.365.321 tấn sản phẩm đã được vận chuyển qua cảng này của Tây Ban Nha, giảm 6,92%.
(5) Cảng Piraeus (Hy Lạp)
Cảng Piraeus đã xử lý 5 triệu TEU vào năm 2022 và giữ vị trí thứ năm trong bảng xếp hạng cảng container châu Âu mặc dù lưu lượng hàng hóa qua cảng đã giảm 6% so với năm 2021.
Tuy nhiên, Cảng vụ Piraeus (PPA) đã báo cáo kết quả tài chính được cải thiện trong năm trước, với doanh thu tăng 26,2% lên 208 triệu USD.
Đáng chú ý là cảng Hy Lạp đã đạt được mức tăng trưởng vượt bậc trong những năm gần đây sau khi COSCO mua lại phần lớn cổ phần của cảng vào năm 2016. Đặc biệt, Cảng Piraeus đã đánh dấu mức tăng trưởng mạnh về lưu lượng container là 264% trong giai đoạn đoạn từ năm 2007 đến năm 2022.
Mức giảm 11,5% container trong ba năm qua, theo PortEconomics, là do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.
(6) Cảng Algeciras (Tây Ban Nha)
Mặc dù Cảng Algeciras báo cáo lượng container giảm nhẹ trong năm 2022 so với năm 2021, cảng này của Tây Ban Nha đã tăng một bậc trong bảng xếp hạng do lượng container qua Cảng Bremerhaven giảm đáng kể. Cảng Algeciras đã xử lý 4,8 triệu TEU vào năm 2022, giảm nhẹ 0,8% so với khối lượng của năm trước.
(7) Cảng Bremerhaven (Đức)
Cảng Bremerhaven của Đức tụt xuống vị trí thứ bảy sau khi khối lượng container giảm 8,9%. Cảng Bremerhaven đạt 4,6 triệu TEU và 47,3 triệu tấn vào năm 2022.
Cảng Bremerhaven, cảng thứ hai của Đức có trong danh sách, đã chứng kiến lượng container sụt giảm trong ba năm qua, giảm 5,9% so với năm 2019.
(8) Cảng Barcelona (Tây Ban Nha)
Ở vị trí thứ tám, Cảng Barcelona đã xử lý 3,5 triệu TEU vào năm 2022, báo cáo xu hướng ổn định so với năm 2021.
Cảng Barcelona đã vượt qua mốc 70,9 triệu tấn hàng trong năm 2022, tương ứng với mức tăng trưởng 6,9%, đánh dấu một kỷ lục mới: sau sự phục hồi mạnh mẽ của năm 2021. Như vậy năm 2022 Cảng tiếp tục phá vỡ kỷ lục trước đó là 67,8 triệu tấn đã đạt được trong năm 2018.
(9) Cảng Gioia Tauro (Ý)
Cảng Gioia Tauro của Ý đã xử lý 3,4 triệu TEU vào năm 2022, tương đương với mức tăng 7,1% so với năm 2021.
Tương tự, cảng container này của Ý cũng ghi nhận mức tăng trưởng tốt 33,6% về lượng container trong giai đoạn 2019-2022, khi phần lớn các cảng báo cáo lượng container sụt giảm do đại dịch Covid-19.
(10) Cảng HAROPA (Pháp)
Ở vị trí thứ mười, Cảng HAROPA đã xử lý 3,1 triệu TEU vào năm 2022, tăng 1% so với năm 2021, trở thành cảng thứ hai trong danh sách có sản lượng container tăng trong năm 2022.
Cảng HAROPA, một khu phức hợp cảng ở Pháp bao gồm các cảng Le Havre, Rouen và Paris, đã báo cáo sản lượng hàng hóa thông qua là 85,1 triệu tấn vào năm 2022, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn: VITIC (trích từ Báo cáo thị trường logistics châu Âu, số tháng 6/2023)
Container News đã tổng hợp dữ liệu về khối lượng container thông qua các năm 2022 và danh sách các cảng container bận rộn nhất ở Châu Âu trong năm qua. Cảng Rotterdam là cảng container lớn nhất ở Liên minh Châu Âu vào năm 2022, cảng Antwerp-Bruges, đứng thứ hai. Tính chung thì trong danh sách 10 cảng dẫn đầu, Tây Ban Nha đóng góp 03 cảng, Đức 02 cảng, Hà Lan, Pháp, Bỉ, Ý và Hy Lạp mỗi nước đóng góp 01 cảng.
Cụ thể tình hình các cảng trong Top 10 cảng bận rộn nhất châu Âu năm 2022 như sau:
(1) Cảng Rotterdam (Hà Lan)
Cảng Rotterdam vẫn giữ vị trí dẫn đầu trong số các cảng container bận rộn của châu Âu, với lượng hàng hóa xử lý bởi Cảng này đạt gần 14,5 triệu TEU vào năm 2022. Tổng sản lượng hàng hóa tính theo tấn thông qua cảng nổi tiếng của Hà Lan không thay đổi trong năm 2022, đạt khoảng 468 triệu tấn.
Xét về tài chính, cảng lớn nhất châu Âu đã ghi nhận kết quả kinh doanh cải thiện trong năm 2022, với doanh thu tăng 6,9% lên 876 triệu USD, lợi nhuận trước khi trả lãi vay, khấu hao và thuế (EBITDA) tăng 6,1% lên 576 triệu USD, nhưng lãi ròng vẫn giữ nguyên ở mức 262,3 triệu USD.
(2) Cảng Antwerp-Bruges, Bỉ: 13,5 triệu TEU (giảm 5,2%)
Ở vị trí thứ hai là cảng Antwerp-Bruges với 13,5 triệu TEU, như vậy lưu lượng container giảm 5,2% so với số liệu năm 2021.
Đáng lưu ý là hai cảng Antwerp và Zeebrugge của Bỉ đã hoàn tất việc sáp nhập vào tháng 4 năm 2022 và đã chính thức hoạt động với tên mới là Cảng Antwerp-Bruges.
(3) Cảng Hamburg (Đức)
Cảng lớn nhất của Đức đã xử lý lượng hàng hóa đóng container đạt 8,3 triệu TEU trong năm 2022, giảm 5,1% so với năm 2021. Trong đó hàng nhập khẩu đạt 4,2 triệu TEU và hàng xuất khẩu đạt 4,1 triệu TEU, giảm lần lượt 6,1% và 4,1%.
Thỏa thuận cuối cùng gần đây giữa Cảng Hamburg và COSCO về việc mua lại cổ phần thiểu số của Container Terminal Tollerort GmbH (CTT) bởi tập đoàn vận tải biển Trung Quốc, điều này đã gây ra một số lo ngại trong chính phủ Đức về tác động của Trung Quốc đối với ngành cảng biển của nước này.
(4) Cảng Valencia (Tây Ban Nha)
Ở vị trí thứ tư, cảng Valencia đã xử lý 5,1 triệu TEU hàng hóa vào năm 2022, giảm 9,4% so với mức của năm trước.
Số lượng container quá cảnh tại cảng Valencia vào năm 2022 đã giảm 16,91% xuống còn 2.059.665 chiếc, trong khi số lượng container rỗng giảm 5,54%.
Tính theo tấn thì đã có 79.365.321 tấn sản phẩm đã được vận chuyển qua cảng này của Tây Ban Nha, giảm 6,92%.
(5) Cảng Piraeus (Hy Lạp)
Cảng Piraeus đã xử lý 5 triệu TEU vào năm 2022 và giữ vị trí thứ năm trong bảng xếp hạng cảng container châu Âu mặc dù lưu lượng hàng hóa qua cảng đã giảm 6% so với năm 2021.
Tuy nhiên, Cảng vụ Piraeus (PPA) đã báo cáo kết quả tài chính được cải thiện trong năm trước, với doanh thu tăng 26,2% lên 208 triệu USD.
Đáng chú ý là cảng Hy Lạp đã đạt được mức tăng trưởng vượt bậc trong những năm gần đây sau khi COSCO mua lại phần lớn cổ phần của cảng vào năm 2016. Đặc biệt, Cảng Piraeus đã đánh dấu mức tăng trưởng mạnh về lưu lượng container là 264% trong giai đoạn đoạn từ năm 2007 đến năm 2022.
Mức giảm 11,5% container trong ba năm qua, theo PortEconomics, là do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.
(6) Cảng Algeciras (Tây Ban Nha)
Mặc dù Cảng Algeciras báo cáo lượng container giảm nhẹ trong năm 2022 so với năm 2021, cảng này của Tây Ban Nha đã tăng một bậc trong bảng xếp hạng do lượng container qua Cảng Bremerhaven giảm đáng kể. Cảng Algeciras đã xử lý 4,8 triệu TEU vào năm 2022, giảm nhẹ 0,8% so với khối lượng của năm trước.
(7) Cảng Bremerhaven (Đức)
Cảng Bremerhaven của Đức tụt xuống vị trí thứ bảy sau khi khối lượng container giảm 8,9%. Cảng Bremerhaven đạt 4,6 triệu TEU và 47,3 triệu tấn vào năm 2022.
Cảng Bremerhaven, cảng thứ hai của Đức có trong danh sách, đã chứng kiến lượng container sụt giảm trong ba năm qua, giảm 5,9% so với năm 2019.
(8) Cảng Barcelona (Tây Ban Nha)
Ở vị trí thứ tám, Cảng Barcelona đã xử lý 3,5 triệu TEU vào năm 2022, báo cáo xu hướng ổn định so với năm 2021.
Cảng Barcelona đã vượt qua mốc 70,9 triệu tấn hàng trong năm 2022, tương ứng với mức tăng trưởng 6,9%, đánh dấu một kỷ lục mới: sau sự phục hồi mạnh mẽ của năm 2021. Như vậy năm 2022 Cảng tiếp tục phá vỡ kỷ lục trước đó là 67,8 triệu tấn đã đạt được trong năm 2018.
(9) Cảng Gioia Tauro (Ý)
Cảng Gioia Tauro của Ý đã xử lý 3,4 triệu TEU vào năm 2022, tương đương với mức tăng 7,1% so với năm 2021.
Tương tự, cảng container này của Ý cũng ghi nhận mức tăng trưởng tốt 33,6% về lượng container trong giai đoạn 2019-2022, khi phần lớn các cảng báo cáo lượng container sụt giảm do đại dịch Covid-19.
(10) Cảng HAROPA (Pháp)
Ở vị trí thứ mười, Cảng HAROPA đã xử lý 3,1 triệu TEU vào năm 2022, tăng 1% so với năm 2021, trở thành cảng thứ hai trong danh sách có sản lượng container tăng trong năm 2022.
Cảng HAROPA, một khu phức hợp cảng ở Pháp bao gồm các cảng Le Havre, Rouen và Paris, đã báo cáo sản lượng hàng hóa thông qua là 85,1 triệu tấn vào năm 2022, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn: VITIC (trích từ Báo cáo thị trường logistics châu Âu, số tháng 6/2023)
THÔNG TIN THAM KHẢO:
(1) Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các ga, cảng..., VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY
(2) THÔNG TIN VỀ THỊ TRƯỜNG LOGISTICS CHO NGÀNH DƯỢC PHẨM TẠI ĐÂY, THỊ TRƯỜNG LOGISTICS CHO NGÀNH HÓA CHẤT TẠI ĐÂY
(3) THÔNG TIN VỀ BIẾN ĐỘNG CÁC CHỈ TIÊU LOGISTICS CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015-2023, SO SÁNH VỚI KẾ HOẠCH, MỤC TIÊU, DỰ BÁO TRIỂN VỌNG, XEM TẠI ĐÂY