Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ hai, ngày 23 tháng 12 năm 2024
Vietnamese English

Điều tiết hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị vào thời gian cao điểm

01/11/2024 10:41

Nghiên cứu thị trường: Cập nhật chính sách, quy định và các xu hướng mới tác động đến giao thương với thị trường Trung Quốc (giai đoạn 2019-2024 và dự báo), vui lòng xem TẠI ĐÂY

------------------

Nhằm giảm áp lực thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) cho cặp cửa khẩu quốc tế trong các thời gian cao điểm, cơ quan quản lý phía Lạng Sơn (Việt Nam) vừa trao đổi với cơ quan quản lý phía Bằng Tường (Trung Quốc) tăng cường phối hợp điều tiết phương tiện chở hàng hóa của các doanh nghiệp (DN) hai bên.

Mới đây, Chính phủ nhân dân thị Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc có thư công tác gửi Ban Quản lý KKT cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam trao đổi và đề nghị phía Lạng Sơn ưu tiên sắp xếp hàng hóa thông quan qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị.

Tại thư công tác, phía Bằng Tường cho biết, trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng chặt chẽ, đạt được những kết quả hợp tác đáng kể trong các lĩnh vực thông quan cửa khẩu, tạo thuận lợi cho thương mại, tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DN của cả hai bên.

Trong đó, cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan với vai trò là tuyến đường giao thông quan trọng kết nối hai nước, đảm nhận lượng lớn giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc, đóng vai trò tích cực trong việc thúc đầy phát triển kinh tế của cả hai bên.

Phía Bằng Tường nhấn mạnh, gần đây, một số DN logistics bảo thuế trọng điểm của Quảng Tây phản ánh việc thông quan các sản phẩm điện tử NK từ Việt Nam bị chậm trễ, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bình thường và sự ổn định của chuỗi cung ứng xuyên biên giới.

Để đảm bảo thông quan nhanh chóng cho các DN của cả hai bên, thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng xuyên biên giới, phía Bằng Tường mong muốn phía Lạng Sơn thiết lập cơ chế hợp tác danh sách trắng chuỗi cung ứng xuyên biên giới đối với các DN Quảng Tây và công ty vận tải hàng hóa của Việt Nam được đưa vào danh sách trắng chuỗi cung ứng xuyên biên giới.

Phía Quảng Tây đề nghị phía Lạng Sơn ưu tiên sắp xếp hàng ngày tối thiểu 30 xe hàng được ưu tiên thông quan qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị.

Phía Bằng Tường hy vọng thông qua những nỗ lực chung của hai bên sẽ tiếp tục tối ưu hóa quy trình thông quan cửa khẩu, đảm bảo thông quan nhanh chóng cho các DN của cả hai bên, thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng xuyên biên giới.

Trước đề nghị của phía Bằng Tường, Ban Quản lý KKT cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đã có thư phúc đáp và nêu rõ, thời gian qua, trong một số thời điểm trong năm, khi lượng phương tiện chở hàng hóa XNK tăng cao, vượt quá khả năng thông quan tại cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, để không gây ùn tắc giao thông, giảm áp lực cho cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, các lực lượng chức năng phía Việt Nam đã thực hiện điều tiết phương tiện vào bãi chờ, sau đó cho phương tiện di chuyển về cửa khẩu theo phương án: phương tiện đến trước thì được vào cửa khẩu thực hiện thủ tục thông quan trước để đảm bảo công bằng cho các chủ thể tham gia hoạt động XNK hàng hóa.

Đối với đề nghị của phía Bằng Tường về việc thiết lập cơ chế hợp tác danh sách trắng chuỗi cung ứng xuyên biên giới, Ban Quản lý KKT cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn cho biết, hiện tại, theo quy định của pháp luật Việt Nam chưa có quy định về cơ chế ưu tiên để điều tiết phương tiện hàng hóa trong đó có mặt hàng linh kiện điện tử vào khu vực cửa khẩu để thông quan trước, do đó, không có cơ sở để triển khai thực hiện.

Theo Ban Quản lý KKT cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, thời gian tới, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thông quan hàng hóa qua cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, hạn chế tối đa tình trạng ùn tắc hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của DN hai bên, phía Lạng Sơn đề nghị phía Quảng Tây tiếp tục quan tâm, tăng cường phối hợp để chỉ đạo các lực lượng chức năng tại cửa khẩu tăng thời gian làm việc trong ngày trong các thời gian cao điểm, nhất là trong dịp cuối năm.

Ban Quản lý KKT cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn nhấn mạnh, để giải quyết nội dung phản ánh của DN phía Quảng Tây, Lạng Sơn đề nghị phía Trung Quốc quan tâm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan tham khảo quy trình kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng phía Việt Nam, tiến hành rà soát, tối ưu hóa hơn nữa quy trình kiểm tra, kiểm soát, đẩy nhanh tốc độ thông quan hàng hóa để nâng cao hiệu suất thông quan đối với hàng hóa XK của Việt Nam lên khoảng 350-400 xe/ngày.

Đặc biệt, nhằm giảm áp lực thông quan hàng hóa cho cặp cửa khẩu quốc tế, trong các thời gian cao điểm, phía Lạng Sơn đề nghị phía Bằng Tường tăng cường phối hợp để điều tiết phương tiện chở hàng hóa XNK các mặt hàng hóa quả, nông sản từ cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan qua đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2-1089 và lối thông quan Cốc Nam- Lũng Nghịu khu vực mốc 1104-1105.

Đồng thời, đề nghị lực lượng chức năng hai bên cùng thực hiện tuyên tuyên truyền cho các DN hai bên để triển khai thực hiện.

Theo Ban Quản lý KKT cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, trong 10 tháng của năm 2024, lưu lượng phương tiện chở hàng hóa XNK thông quan qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị tăng trưởng rất mạnh, đạt 208.877 lượt, tăng khoảng 15,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Tuy nhiên, lượng phương tiện chở hàng hóa XK của Việt Nam lại rất thấp, chỉ chiếm 26,2% tổng lượng phương tiện chở hàng hóa XNK thông quan và giảm 1,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Link gốc

 
(1)  Thị trường logistics chuỗi lạnh thế giới và Việt Nam: Đặc điểm và triển vọng (bản công bố vào năm 2024, tập trung vào dịch vụ kho lạnh và vận tải lạnh), vui lòng tải TẠI ĐÂY 
 
(2) Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các cảng biển, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY

(3) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các mặt hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY

(4) Nghiên cứu thị trường: Cập nhật chính sách, quy định và các xu hướng mới tác động đến giao thương với thị trường Trung Quốc (giai đoạn 2019-2024 và dự báo), vui lòng xem TẠI ĐÂY

Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 8
Số người truy cập: 6.229.165
Chung nhan Tin Nhiem Mang