Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ sáu, ngày 3 tháng 5 năm 2024
Vietnamese English

Một số lưu ý về hàng hóa bị lưu giữ tại cảng biển và thông báo liên quan

03/01/2024 09:03
Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các cảng biển, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY

Hàng hóa bị lưu giữ tại cảng biển là gì?

Hàng hóa bị lưu giữ được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 169/2016/NĐ-CP thì hàng hóa bị lưu giữ tại cảng biển là hàng hóa do người vận chuyển hoặc người được người vận chuyển ủy quyền lưu giữ tại cảng biển hoặc khu vực kho bãi để bảo đảm việc thanh toán giá dịch vụ vận chuyển, tiền bồi thường do lưu tàu và các khoản chi phí khác phát sinh liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Thông báo về hàng hóa bị lưu giữ tại cảng biển gồm các thông tin nào?

Thông báo về hàng hóa bị lưu giữ tại cảng biển gồm các thông tin được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 169/2016/NĐ-CP như sau:

Thông báo về hàng hóa bị lưu giữ

1. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày phát sinh việc lưu giữ hàng hóa, người vận chuyển phải thông báo bằng văn bản cho người giao hàng, người nhận hàng về việc lưu giữ hàng hóa và dự định bán hàng hóa bị lưu giữ để thanh toán các khoản nợ; nội dung của thông báo phải có tối thiểu các thông tin sau đây:

a) Tên hàng hóa, loại hàng, số lượng, khối lượng hàng hóa và thời gian bắt đầu dỡ hàng hóa để thực hiện việc lưu giữ; địa điểm lưu giữ hàng hóa;

b) Dự kiến chi phí và tổn thất phát sinh do người nhận hàng chịu trách nhiệm chi trả;

c) Dự kiến thời gian bán đấu giá hàng hóa (nếu có).

2. Sau 15 ngày kể từ ngày gửi thông báo quy định tại khoản 1 Điều này, người vận chuyển không nhận được trả lời của người giao hàng, người nhận hàng hoặc không được thanh toán hết các khoản nợ thì người vận chuyển phải đăng tải ít nhất trên một trong các báo giấy phát hành hàng ngày hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc của địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thực hiện việc lưu giữ hàng hóa trong ba số liên tiếp. Thời gian thực hiện việc đăng tải thông báo được kéo dài nhưng tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày thông báo cho người giao hàng.

Như vậy, theo quy định trên thì thông báo về hàng hóa bị lưu giữ tại cảng biển phải có ít nhất các thông tin sau:

- Tên hàng hóa, loại hàng, số lượng, khối lượng hàng hóa và thời gian bắt đầu dỡ hàng hóa để thực hiện việc lưu giữ; địa điểm lưu giữ hàng hóa;

- Dự kiến chi phí và tổn thất phát sinh do người nhận hàng chịu trách nhiệm chi trả;

- Dự kiến thời gian bán đấu giá hàng hóa (nếu có).

Người vận chuyển hàng hóa có quyền lưu giữ hàng hóa tại cảng biển khi người nhận từ chối nhận hàng không?

Người vận chuyển hàng hóa có quyền lưu giữ hàng hóa tại cảng biển khi người nhận từ chối nhận hàng không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 169/2016/NĐ-CP như sau:

Người vận chuyển có quyền lưu giữ hàng hóa trong các trường hợp sau đây:

1. Người nhận hàng không đến nhận, từ chối nhận hàng.

2. Người nhận hàng trì hoãn việc nhận hàng và đã quá thời gian theo thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

3. Có nhiều người cùng xuất trình vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác có giá trị để nhận cùng một lô hàng.

4. Người giao hàng và người nhận hàng không thanh toán hết các khoản nợ đã được quy định tại hợp đồng vận chuyển hoặc không đưa ra bảo đảm cần thiết.

Theo quy định trên thì người vận chuyển hàng hóa được quyền lưu giữ hàng hóa tại cảng biển khi người nhận từ chối nhận hàng.

Hàng hóa bị lưu giữ tại cảng biển bao nhiêu ngày thì được bán đấu giá?

Hàng hóa bị lưu giữ tại cảng biển bao nhiêu ngày thì được bán đấu giá, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 169/2016/NĐ-CP như sau:

Nguyên tắc chung xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển

1. Khi thực hiện quyền lưu giữ hàng hóa theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này, người vận chuyển phải giao kết hợp đồng gửi giữ hàng hóa với người lưu giữ để dỡ hàng ra khỏi tàu và gửi vào nơi an toàn theo quy định của pháp luật.

Nội dung của hợp đồng gửi giữ hàng hóa được thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp đồng gửi giữ tài sản, đồng thời còn bao gồm cả các nội dung thỏa thuận về việc lấy hàng hóa trước thời hạn, quyền và trách nhiệm của người lưu giữ hàng hóa trong việc giao hàng hóa cho người đến nhận hàng.

2. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng, nếu không có người nhận số hàng đã gửi hoặc người nhận hàng không thanh toán hết các khoản nợ hoặc không đưa ra các bảo đảm cần thiết thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá số hàng đó để trừ nợ.

3. Trường hợp chưa đến 60 ngày quy định tại khoản 2 Điều này, trong thời gian hàng hóa bị lưu giữ nếu người nhận hàng đến nhận hàng hóa thì người lưu giữ hàng hóa được xử lý hàng hóa trên cơ sở hợp đồng gửi giữ tài sản đã giao kết với người vận chuyển theo quy định của pháp luật. Sau khi giao hàng hóa cho người nhận hàng hợp pháp theo thông báo của người vận chuyển, người lưu giữ hàng hóa thông báo bằng văn bản cho người vận chuyển, đồng thời gửi kèm theo biên bản giao hàng hóa giữa người lưu giữ và người nhận hàng và các chứng từ khác có liên quan (nếu có)

Như vậy, theo quy định trên thì hàng hóa bị lưu giữ tại cảng biển trong 60 ngày, kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng, nếu không có ai nhận số hàng đã gửi hoặc người nhận hàng không thanh toán hết các khoản nợ hoặc không đưa ra các bảo đảm cần thiết thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá số hàng đó để trừ nợ.

Nguồn: Tham khảo 
Nghị định 169/2016/NĐ-CP
 
(1)  Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các cảng biển, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY
(2) Công nghệ mới trong logistics và quản trị chuỗi cung ứng, vui lòng xem TẠI ĐÂY
(3) Báo cáo nghiên cứu thị trường Chuỗi cung ứng lạnh (tập trung vào kho lạnh, vận tải lạnh) của Việt Nam và thế giới, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
(4) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY

 
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 4
Số người truy cập: 4.377.179
Chung nhan Tin Nhiem Mang