Ra mắt đoàn tàu liên vận quốc tế Sóng Thần - Trung Quốc
28/09/2023 14:04
Sản lượng hàng liên vận quốc tế sẽ tăng nhanh
Đoàn tàu liên vận gồm 19 toa, vận chuyển tinh bột sắn với khối lượng khoảng 500 tấn, xuất phát từ ga Sóng Thần ngày 27/9, dự kiến đến Phổ Điền, Trịnh Châu (Trung Quốc) ngày 5/10/2023.
Tại buổi lễ, ông Đặng Sỹ Mạnh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty ĐSVN cho biết, hoạt động vận chuyển liên vận quốc tế bằng đường sắt giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian qua có sự chuyển biến tích cực. Đây là kênh vận chuyển cho các doanh nghiệp hai nước trong công tác giao thương.
Cuối năm 2022, Chính phủ Việt Nam chấp thuận phương án nâng cao năng lực vận tải liên vận quốc tế bằng đường sắt. Theo phương án này, trong những năm tới, sản lượng hàng hóa vận chuyển liên vận quốc tế bằng đường sắt sẽ tăng trưởng gấp 3-4 lần hiện nay. Đây là tiền đề quan trọng để Tổng công ty ĐSVN hiện thực mục tiêu đưa cửa khẩu đường sắt vào sâu trong nội địa, khai thác thế mạnh vận chuyển bằng đường sắt phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa cả nước, trong đó có ga Sóng Thần, tỉnh Bình Dương.
Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là một trong những địa phương phát triển năng động nhất của khu vực này và cả nước. Với sự hình thành và phát triển 35 khu công nghiệp và 12 cụm công nghiệp tập trung gắn kết với việc thu hút các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI.
Hiện nay, cơ sở hạ tầng giao thông tỉnh Bình Dương được đầu tư phát triển tương đối đồng bộ, hiện đại kết nối với các phương tiện vận tải đường biển, đường bộ, hàng không và đường sắt.
Ga liên vận quốc tế Sóng Thần là ga hàng hóa lớn nhất phía Nam và là một lợi thế giao thông lớn của tỉnh Bình Dương. Từ trước đến nay, ga này mới phục vụ vận chuyển hàng hóa nội địa và liên vận quốc tế, tuy nhiên chưa tham gia làm thủ tục xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.
Năng lực hiện tại của ga Sóng Thần đáp ứng 1,6 triệu tấn hàng hóa/năm. Hàng hóa vận chuyển chủ yếu là hàng tiêu dùng, dệt may, điện tử, ô tô, xe máy và nông sản, thực phẩm. Tuyến vận chuyển chính là từ Ga Sóng Thần đi đến ga Yên Viên, Giáp Bát (Hà Nội) sau đó chuyển tiếp vào các đoàn tàu liên vận quốc tế đi Trung Quốc và quá cảnh qua nước thứ ba (Nga, Mông Cổ, Trung Á và châu Âu) qua các cửa khẩu Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) và cửa khẩu Lào Cai (tỉnh Lào Cai).
Thêm sự lựa chọn cho doanh nghiệp
Ông Nguyễn Trần Hiệu, Cục trưởng Cục Hải quan Bình Dương thông tin, hiện nay, Bình Dương thường xuyên có 3.483 doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu với 213 nước và vùng lãnh thổ. Kim ngạch xuất, nhập khẩu đứng thứ ba cả nước, tuy nhiên, phần lớn hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn được vận chuyển bằng đường biển.
Ga Sóng Thần là ga hàng hóa lớn nhất phía nam, có vị trí đắc địa và rất thuận lợi, nằm ngay trung tâm khu công nghiệp Sóng Thần, tiếp giáp quốc lộ 1A, có khả năng kết nối rất tốt với các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam Bộ và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Mặc dù đã được công bố là ga liên vận quốc tế từ khá lâu nhưng trên thực tế, ga Sóng Thần chỉ mới phục vụ vận chuyển hàng hóa nội địa, chưa tham gia sâu vào hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Do đó, việc nâng cao năng lực ga liên vận quốc tế Sóng Thần phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hết sức cần thiết, có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam Bộ.
Việc đưa ga Sóng Thần vào phục vụ vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sẽ mở rộng sự lựa chọn của các doanh nghiệp, phục vụ kịp thời nhu cầu vận chuyển hàng hóa với chi phí hợp lý.
Việc ra mắt đoàn tàu liên vận cũng tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy nâng cao kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh cũng như các tỉnh, thành trong khu vực, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh và giảm tải với các phương thức vận tải đường bộ, đường không, đường biển.
"Cục Hải quan tỉnh Bình Dương sẽ cùng với các sở, ngành, địa phương có liên quan tạo điều kiện thuận lợi để Tổng công ty ĐSVN triển khai phương án tổ chức vận tải hàng hóa bằng đường sắt từ ga Sóng Thần thuận lợi, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thực hiện thủ tục hải quan nhanh chóng, đúng quy định. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn sẽ kịp thời báo cáo, đề xuất UBND tỉnh Bình Dương và Tổng cục Hải quan xem xét tháo gỡ", ông Hiệu nói.
Hiện nay, Bộ GTVT đang triển khai các dự án nâng cấp, cải tạo ga Sóng Thần. Dự kiến, giai đoạn 2025 - 2030, sau khi hoàn thành các dự án này, năng lực ga Sóng Thần sẽ đạt 3,5 triệu tấn/năm và trở thành ga hàng hóa đầu mối lớn trong nhất hệ thống các ga đường sắt Việt Nam.
Link gốc Báo Giao thông
THÔNG TIN THAM KHẢO LĨNH VỰC LOGITICS VÀ KINH TẾ, THƯƠNG MẠI:
(1) Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các ga, cảng, thị trường giao nhận, bất động sản logistics..., VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY
(2) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
Đoàn tàu liên vận gồm 19 toa, vận chuyển tinh bột sắn với khối lượng khoảng 500 tấn, xuất phát từ ga Sóng Thần ngày 27/9, dự kiến đến Phổ Điền, Trịnh Châu (Trung Quốc) ngày 5/10/2023.
Tại buổi lễ, ông Đặng Sỹ Mạnh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty ĐSVN cho biết, hoạt động vận chuyển liên vận quốc tế bằng đường sắt giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian qua có sự chuyển biến tích cực. Đây là kênh vận chuyển cho các doanh nghiệp hai nước trong công tác giao thương.
Cuối năm 2022, Chính phủ Việt Nam chấp thuận phương án nâng cao năng lực vận tải liên vận quốc tế bằng đường sắt. Theo phương án này, trong những năm tới, sản lượng hàng hóa vận chuyển liên vận quốc tế bằng đường sắt sẽ tăng trưởng gấp 3-4 lần hiện nay. Đây là tiền đề quan trọng để Tổng công ty ĐSVN hiện thực mục tiêu đưa cửa khẩu đường sắt vào sâu trong nội địa, khai thác thế mạnh vận chuyển bằng đường sắt phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa cả nước, trong đó có ga Sóng Thần, tỉnh Bình Dương.
Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là một trong những địa phương phát triển năng động nhất của khu vực này và cả nước. Với sự hình thành và phát triển 35 khu công nghiệp và 12 cụm công nghiệp tập trung gắn kết với việc thu hút các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI.
Hiện nay, cơ sở hạ tầng giao thông tỉnh Bình Dương được đầu tư phát triển tương đối đồng bộ, hiện đại kết nối với các phương tiện vận tải đường biển, đường bộ, hàng không và đường sắt.
Ga liên vận quốc tế Sóng Thần là ga hàng hóa lớn nhất phía Nam và là một lợi thế giao thông lớn của tỉnh Bình Dương. Từ trước đến nay, ga này mới phục vụ vận chuyển hàng hóa nội địa và liên vận quốc tế, tuy nhiên chưa tham gia làm thủ tục xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.
Năng lực hiện tại của ga Sóng Thần đáp ứng 1,6 triệu tấn hàng hóa/năm. Hàng hóa vận chuyển chủ yếu là hàng tiêu dùng, dệt may, điện tử, ô tô, xe máy và nông sản, thực phẩm. Tuyến vận chuyển chính là từ Ga Sóng Thần đi đến ga Yên Viên, Giáp Bát (Hà Nội) sau đó chuyển tiếp vào các đoàn tàu liên vận quốc tế đi Trung Quốc và quá cảnh qua nước thứ ba (Nga, Mông Cổ, Trung Á và châu Âu) qua các cửa khẩu Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) và cửa khẩu Lào Cai (tỉnh Lào Cai).
Thêm sự lựa chọn cho doanh nghiệp
Ông Nguyễn Trần Hiệu, Cục trưởng Cục Hải quan Bình Dương thông tin, hiện nay, Bình Dương thường xuyên có 3.483 doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu với 213 nước và vùng lãnh thổ. Kim ngạch xuất, nhập khẩu đứng thứ ba cả nước, tuy nhiên, phần lớn hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn được vận chuyển bằng đường biển.
Ga Sóng Thần là ga hàng hóa lớn nhất phía nam, có vị trí đắc địa và rất thuận lợi, nằm ngay trung tâm khu công nghiệp Sóng Thần, tiếp giáp quốc lộ 1A, có khả năng kết nối rất tốt với các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam Bộ và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Mặc dù đã được công bố là ga liên vận quốc tế từ khá lâu nhưng trên thực tế, ga Sóng Thần chỉ mới phục vụ vận chuyển hàng hóa nội địa, chưa tham gia sâu vào hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Do đó, việc nâng cao năng lực ga liên vận quốc tế Sóng Thần phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hết sức cần thiết, có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam Bộ.
Việc đưa ga Sóng Thần vào phục vụ vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sẽ mở rộng sự lựa chọn của các doanh nghiệp, phục vụ kịp thời nhu cầu vận chuyển hàng hóa với chi phí hợp lý.
Việc ra mắt đoàn tàu liên vận cũng tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy nâng cao kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh cũng như các tỉnh, thành trong khu vực, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh và giảm tải với các phương thức vận tải đường bộ, đường không, đường biển.
"Cục Hải quan tỉnh Bình Dương sẽ cùng với các sở, ngành, địa phương có liên quan tạo điều kiện thuận lợi để Tổng công ty ĐSVN triển khai phương án tổ chức vận tải hàng hóa bằng đường sắt từ ga Sóng Thần thuận lợi, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thực hiện thủ tục hải quan nhanh chóng, đúng quy định. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn sẽ kịp thời báo cáo, đề xuất UBND tỉnh Bình Dương và Tổng cục Hải quan xem xét tháo gỡ", ông Hiệu nói.
Hiện nay, Bộ GTVT đang triển khai các dự án nâng cấp, cải tạo ga Sóng Thần. Dự kiến, giai đoạn 2025 - 2030, sau khi hoàn thành các dự án này, năng lực ga Sóng Thần sẽ đạt 3,5 triệu tấn/năm và trở thành ga hàng hóa đầu mối lớn trong nhất hệ thống các ga đường sắt Việt Nam.
Link gốc Báo Giao thông
THÔNG TIN THAM KHẢO LĨNH VỰC LOGITICS VÀ KINH TẾ, THƯƠNG MẠI:
(1) Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các ga, cảng, thị trường giao nhận, bất động sản logistics..., VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY
(2) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY