Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ ba, ngày 24 tháng 12 năm 2024
Vietnamese English

Vận tải đường sắt Á-Âu tiếp tục tăng trưởng bất chấp nhiều khó khăn

13/02/2023 10:28
Năm nay (2023) đánh dấu kỷ niệm 10 năm Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) do Trung Quốc đề xuất như một nền tảng hợp tác Á-Âu, thể hiện tầm nhìn và mong muốn của Trung Quốc về các giải pháp để cải cách các chuỗi cung ứng hàng hóa 

Theo dữ liệu từ Tập đoàn Đường sắt Nhà nước Trung Quốc, trong năm 2022, đã có 16.000 chuyến tàu chở hàng Trung Quốc-châu Âu được khai trương, 
tăng 9% về số lượng chuyến tàu, vận chuyển 1,6 triệu đơn vị tương đương 20 foot (TEU), tăng 10% về khối lượng so với năm 2021. Dữ liệu cho thấy vai trò tích lũy và không thể thay thế của vận tải đường sắt trong việc ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu, vượt qua bối cảnh kinh tế và thương mại gặp nhiều khó khăn vì dịch bệnh, thiên tai và xung đột địa chính trị. 

Ngay từ những ngày đầu năm 2023, những chuyến tàu chở hàng Á-Âu đã bắt đầu hành trình mới, mang theo những tín hiệu lạc quan về luồng hàng hóa vận chuyển hàng hóa đường sắt Á-Âu, nhất là khi Trung Quốc-nền kinh tế lớn nhất châu Á mở cửa trở lại sau 3 năm phòng chống dịch. Vào ngày 01 tháng 01 năm 2023, một chuyến tàu chở hàng nối Trung Quốc-Châu Âu đã rời ga ở Thành phố Trùng Khánh, Tây Nam Trung Quốc để đến Duisburg, Đức sau khoảng 15 ngày.

Ngày 10/01/2023, một đoàn tàu chở hàng Trung Quốc - Châu Âu đã di chuyển qua cảng biên giới ở Erenhot, khu tự trị Nội Mông phía Bắc Trung Quốc, trong loạt chuyến tàu chở hàng Trung Quốc-châu Âu khởi hành vào năm 2023 - kỷ niệm 10 năm Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) do Trung Quốc đề xuất, trong hành trình đến Mông Cổ với hàng tấn sản phẩm máy móc và phụ tùng ô tô trên tàu. Chuyến tàu này cũng là một trong những phương tiện vận tải xuyên biên giới đầu tiên thực hiện các ​​thủ tục hải quan hợp lý và nhanh chóng, sau khi Trung Quốc hạ cấp mức độ phản ứng với COVID-19 và mở lại biên giới.

Có hơn 20 chuyến tàu vận chuyển hàng hóa của Trung Quốc trong tháng 1/2023, chủ yếu với Nga. Thời gian giao hàng cũng đã giảm xuống còn khoảng một tuần, từ 15-20 ngày của năm 2022.

Trước đó, trong tháng 12/2022, vận tải hàng hóa bằng đường sắt của Trung Quốc đạt 420 triệu tấn hàng hóa, tăng 1,9% so với tháng trước nhưng giảm 1% so với tháng 12/2021. Tính chung năm 2022, vận tải hàng hóa bằng đường sắt của nước này đạt 4,9 tỷ tấn, tăng 4,5% so với năm 2021.

Quay trở lại năm 2016, Trung Quốc đã khánh thành chuyến tàu chở hàng Trung Quốc-Châu Âu đầu tiên - với biểu tượng tàu tốc hành thống nhất - dành cho lộ trình tới Ba Lan. Và sau 7 năm vận hành, tuyến đường sắt đã ghi nhận sự phát triển vượt bậc, chứng tỏ là trụ cột của giao thương Á-Âu và là dự án kết nối hàng đầu trong khuôn khổ BRI, đặc biệt trong 3 năm qua trong bối cảnh khó khăn 
của dịch bệnh, căng thẳng địa chính trị và gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Khi BRI kỷ niệm 10 năm ra đời vào năm nay, các chuyến tàu chở hàng Trung Quốc-châu Âu cũng đươc kỳ vọng mở ra một giai đoạn mới của "tăng trưởng bùng nổ trong thương mại và đầu tư giữa các quốc gia". Cùng với việc Trung Quốc mở cửa trở lại các hoạt động kinh tế, du lịch, đi lại sau 3 năm phòng chống dịch, những nỗ lực đẩy nhanh tiến độ các dự án BRI dự kiến sẽ góp phần thắt chặt quan hệ thương mại với châu Á và châu Âu.

Các chuyên gia và các công ty vận tải hàng hóa toàn cầu cũng kỳ vọng những động lực mới cho lĩnh vực logistics đường sắt Á-Âu trong năm 2023 sẽ góp phần bù đắp những tổn thất mà dịch bệnh và xung đột địa chính trị đã gây ra trong thời gian vừa qua. 


Nguồn: Trung tâm Thông tin CN&TM ( VITIC), trích từ Báo cáo thị trường Logistics Trung Quốc, số tháng 01/2023
 
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 7
Số người truy cập: 6.239.339
Chung nhan Tin Nhiem Mang