Container Việt Nam muốn huy động 1.200 tỷ đồng từ cổ đông để mua cảng
20/06/2023 21:29
CTCP Container Việt Nam (mã VSC – sàn HoSE) thông qua kế hoạch trả cổ tức năm 2022 và phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu mua cảng mới.
Cụ thể, ngày 14/6, Container Việt Nam thông qua kế hoạch trả cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10%, cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận thêm 10 cổ phiếu mới và dự kiến triển khai trong năm 2023.
Như vậy, với 121,27 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính Công ty sẽ phát hành thêm 12,13 triệu cổ phiếu mới để nâng vốn điều lệ từ 1.212,7 tỷ đồng lên 1.333,96 tỷ đồng.
Ngoài ra, cũng trong ngày 14/6, Container Việt Nam thông qua kế hoạch chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 1:1, tương ứng chào bán khoảng 121,27 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu để huy động 1.212,7 tỷ đồng và triển khai trong năm 2023.
Số tiền huy động, Container Việt Nam dự kiến sẽ giải ngân 1.200 tỷ đồng trong năm 2023 để đầu tư chi phối một doanh nghiệp trong lĩnh vực cảng biển có trụ sở tại Thành phố Hải Phòng thông qua hoạt động chuyển nhượng vốn; và còn lại 12,69 tỷ đồng sẽ bổ sung vốn lưu động.
Liên quan tới nhận chuyển nhượng cảng mới, ngày 19/4, Container Việt Nam cho biết, Công ty và Công ty cổ phần Gemadept (mã GMD – sàn HoSE) cùng với các bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng khác đã ký kết hợp đồng chuyển nhượng phần vốn tại Công ty Cảng Nam Hải Đình Vũ.
Theo tìm hiểu, Cảng Nam Hải Đình Vũ có công suất thiết kế 500.000 TEU/năm, tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, đưa vào khai thác từ năm 2014, hiện chiếm 10% thị phần khu vực cụm cảng Hải Phòng. Năm 2022, Công ty cổ phần Nam Hải Đình Vũ đạt doanh thu xấp xỉ 700 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 300 tỷ đồng.
Đặc biệt, việc kiểm soát cảng Nam Hải Đình Vũ sẽ giúp Container Việt Nam “liền thổ” với cảng VIP, một trong 2 cảng chính mà Container Việt Nam đang khai thác tại Hải Phòng.
Việc “liền thổ” sẽ đem đến nhiều lợi ích cho Container Việt Nam. Thứ nhất là tối ưu hóa chi phí vận hành. Chi phí vận hành một hệ thống cầu cảng dài hơn 800 m có thể giúp tiết giảm 10 - 30% chi phí so với việc vận hành 2 cầu cảng 400 m. Thứ hai, Container Việt Nam sẽ gần như không còn phải chuyển tàu ra các cảng khác khi phát sinh tình huống trùng lịch tàu. Điều này trực tiếp làm giảm thêm chi phí thuê ngoài (hiện chiếm 5 - 10% doanh thu), giữ lại lợi nhuận cho Container Việt Nam.
Thêm nữa, việc sở hữu cảng Nam Hải Đình Vũ có thể giúp Container Việt Nam trở thành doanh nghiệp cảng lớn nhất tại Hải Phòng trong năm 2023, với tổng công suất khoảng 2,6 triệu TEU, tăng 36% so với năm 2022 và chiếm 30% thị phần khu vực.
Ngân hàng Bảo Việt tài trợ 700 tỷ đồng cho Container Việt Nam mua lại 1 cảng ở Hải Phòng
Trước đó, giữa tháng 5/2023, Container Việt Nam cho biết Ngân hàng Bảo Việt dự kiến tài trợ 700 tỷ đồng cho Công ty thực hiện mua lại Cảng Nam Hải Đình Vũ.
Trong đó, Công ty dự kiến huy động 700 tỷ đồng thông qua việc vay vốn trung, dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt, tài sản đảm bảo là các tài sản thuộc sở hữu của Công ty và các công ty thành viên, tài sản theo chấp thuận của Ngân hàng Bảo Việt.
Quý I/2023, lợi nhuận Container Việt Nam giảm 60,9%, về 42,83 tỷ đồng
Về hoạt động kinh doanh, trong quý I/2023, Container Việt Nam ghi nhận doanh thu đạt 463,27 tỷ đồng, giảm 1,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 42,83 tỷ đồng, giảm 60,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 34,6% về còn 29,5%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 15,8% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 25,63 tỷ đồng, về 136.64 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng thêm 28,31 tỷ đồng, lên 28,39 tỷ đồng (cùng kỳ 0,08 tỷ đồng); chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 37,2%, tương ứng tăng thêm 15,28 tỷ đồng, lên 56,37 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Như vậy, lợi nhuận trong quý đầu năm 2023 giảm chủ yếu do lợi nhuận gộp suy giảm, chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng cao.
Công ty cho biết chi phí tài chính tăng đột biến do chi phí lãi vay ghi nhận 27,77 tỷ đồng so với cùng kỳ không ghi nhận.
Được biết, trong năm 2023, Công ty cũng đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 2.250 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 260 tỷ đồng, lần lượt tăng 12,1% và giảm 45,5% so với thực hiện trong năm 2022. Như vậy, kết thúc quý đầu năm 2023 với lợi nhuận trước thuế ghi nhận 55,5 tỷ đồng, Công ty hoàn thành 21,3% kế hoạch lợi nhuận năm.
Tính tới 31/3/2023, tổng tài sản của Container Việt Nam tăng 1,2% so với đầu năm, lên 4.420,6 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tài sản dài hạn khác ghi nhận 916,1 tỷ đồng, chiếm 20,7% tổng tài sản; các khoản phải thu dài hạn ghi nhận 827,2 tỷ đồng, chiếm 18,7% tổng tài sản; tài sản cố định ghi nhận 780,8 tỷ đồng, chiếm 17,7% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 599,5 tỷ đồng, chiếm 13,6% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn ghi nhận 486,7 tỷ đồng, chiếm 11% tổng tài sản và các khoản mục khác.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/6, cổ phiếu VSC tăng 700 đồng lên 32.550 đồng/cổ phiếu.
Link gốc Báo Đầu tư
THÔNG TIN THAM KHẢO:Cụ thể, ngày 14/6, Container Việt Nam thông qua kế hoạch trả cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10%, cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận thêm 10 cổ phiếu mới và dự kiến triển khai trong năm 2023.
Như vậy, với 121,27 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính Công ty sẽ phát hành thêm 12,13 triệu cổ phiếu mới để nâng vốn điều lệ từ 1.212,7 tỷ đồng lên 1.333,96 tỷ đồng.
Ngoài ra, cũng trong ngày 14/6, Container Việt Nam thông qua kế hoạch chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 1:1, tương ứng chào bán khoảng 121,27 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu để huy động 1.212,7 tỷ đồng và triển khai trong năm 2023.
Số tiền huy động, Container Việt Nam dự kiến sẽ giải ngân 1.200 tỷ đồng trong năm 2023 để đầu tư chi phối một doanh nghiệp trong lĩnh vực cảng biển có trụ sở tại Thành phố Hải Phòng thông qua hoạt động chuyển nhượng vốn; và còn lại 12,69 tỷ đồng sẽ bổ sung vốn lưu động.
Liên quan tới nhận chuyển nhượng cảng mới, ngày 19/4, Container Việt Nam cho biết, Công ty và Công ty cổ phần Gemadept (mã GMD – sàn HoSE) cùng với các bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng khác đã ký kết hợp đồng chuyển nhượng phần vốn tại Công ty Cảng Nam Hải Đình Vũ.
Theo tìm hiểu, Cảng Nam Hải Đình Vũ có công suất thiết kế 500.000 TEU/năm, tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, đưa vào khai thác từ năm 2014, hiện chiếm 10% thị phần khu vực cụm cảng Hải Phòng. Năm 2022, Công ty cổ phần Nam Hải Đình Vũ đạt doanh thu xấp xỉ 700 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 300 tỷ đồng.
Đặc biệt, việc kiểm soát cảng Nam Hải Đình Vũ sẽ giúp Container Việt Nam “liền thổ” với cảng VIP, một trong 2 cảng chính mà Container Việt Nam đang khai thác tại Hải Phòng.
Việc “liền thổ” sẽ đem đến nhiều lợi ích cho Container Việt Nam. Thứ nhất là tối ưu hóa chi phí vận hành. Chi phí vận hành một hệ thống cầu cảng dài hơn 800 m có thể giúp tiết giảm 10 - 30% chi phí so với việc vận hành 2 cầu cảng 400 m. Thứ hai, Container Việt Nam sẽ gần như không còn phải chuyển tàu ra các cảng khác khi phát sinh tình huống trùng lịch tàu. Điều này trực tiếp làm giảm thêm chi phí thuê ngoài (hiện chiếm 5 - 10% doanh thu), giữ lại lợi nhuận cho Container Việt Nam.
Thêm nữa, việc sở hữu cảng Nam Hải Đình Vũ có thể giúp Container Việt Nam trở thành doanh nghiệp cảng lớn nhất tại Hải Phòng trong năm 2023, với tổng công suất khoảng 2,6 triệu TEU, tăng 36% so với năm 2022 và chiếm 30% thị phần khu vực.
Ngân hàng Bảo Việt tài trợ 700 tỷ đồng cho Container Việt Nam mua lại 1 cảng ở Hải Phòng
Trước đó, giữa tháng 5/2023, Container Việt Nam cho biết Ngân hàng Bảo Việt dự kiến tài trợ 700 tỷ đồng cho Công ty thực hiện mua lại Cảng Nam Hải Đình Vũ.
Trong đó, Công ty dự kiến huy động 700 tỷ đồng thông qua việc vay vốn trung, dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt, tài sản đảm bảo là các tài sản thuộc sở hữu của Công ty và các công ty thành viên, tài sản theo chấp thuận của Ngân hàng Bảo Việt.
Quý I/2023, lợi nhuận Container Việt Nam giảm 60,9%, về 42,83 tỷ đồng
Về hoạt động kinh doanh, trong quý I/2023, Container Việt Nam ghi nhận doanh thu đạt 463,27 tỷ đồng, giảm 1,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 42,83 tỷ đồng, giảm 60,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 34,6% về còn 29,5%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 15,8% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 25,63 tỷ đồng, về 136.64 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng thêm 28,31 tỷ đồng, lên 28,39 tỷ đồng (cùng kỳ 0,08 tỷ đồng); chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 37,2%, tương ứng tăng thêm 15,28 tỷ đồng, lên 56,37 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Như vậy, lợi nhuận trong quý đầu năm 2023 giảm chủ yếu do lợi nhuận gộp suy giảm, chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng cao.
Công ty cho biết chi phí tài chính tăng đột biến do chi phí lãi vay ghi nhận 27,77 tỷ đồng so với cùng kỳ không ghi nhận.
Được biết, trong năm 2023, Công ty cũng đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 2.250 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 260 tỷ đồng, lần lượt tăng 12,1% và giảm 45,5% so với thực hiện trong năm 2022. Như vậy, kết thúc quý đầu năm 2023 với lợi nhuận trước thuế ghi nhận 55,5 tỷ đồng, Công ty hoàn thành 21,3% kế hoạch lợi nhuận năm.
Tính tới 31/3/2023, tổng tài sản của Container Việt Nam tăng 1,2% so với đầu năm, lên 4.420,6 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tài sản dài hạn khác ghi nhận 916,1 tỷ đồng, chiếm 20,7% tổng tài sản; các khoản phải thu dài hạn ghi nhận 827,2 tỷ đồng, chiếm 18,7% tổng tài sản; tài sản cố định ghi nhận 780,8 tỷ đồng, chiếm 17,7% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 599,5 tỷ đồng, chiếm 13,6% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn ghi nhận 486,7 tỷ đồng, chiếm 11% tổng tài sản và các khoản mục khác.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/6, cổ phiếu VSC tăng 700 đồng lên 32.550 đồng/cổ phiếu.
Link gốc Báo Đầu tư
(1) Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các ga, cảng..., VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY
(2) THÔNG TIN VỀ BIẾN ĐỘNG CÁC CHỈ TIÊU LOGISTICS CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015-2023, SO SÁNH VỚI KẾ HOẠCH, MỤC TIÊU, DỰ BÁO TRIỂN VỌNG, XEM TẠI ĐÂY
(3) THAM KHẢO TÀI LIỆU CẨM NANG QUẢN TRỊ VỐN DOANH NGHIỆP: PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN VÀ XU HƯỚNG