Kỳ vọng kinh doanh có lãi, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng sản xuất tại Việt Nam
12/12/2023 10:43
Báo cáo kết quả khảo sát thực trạng các doanh nghiệp Nhật Bản tại nước ngoài năm tài chính 2023 của cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JETRO) công bố ngày 11/12/2023 cho thấy, nhiều công ty Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam kỳ vọng kết quả kinh doanh sẽ được cải thiện trong năm 2024.
Từ tháng 8 đến tháng 9/2023, JETRO đã thực hiện khảo sát thực trạng của các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại tại 20 quốc gia khu vực châu Á và châu Đại Dương trong đó có Việt Nam bằng hình thức gửi email và doanh nghiệp trả lời các câu hỏi qua phiếu khảo sát online.
JETRO cho biết, phiếu khảo sát tới 14.018 công ty và nhận được phản hồi hợp lệ từ 4.982 công ty. Trong đó, có 849 doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam phản hồi kết quả khảo sát.
Tại Việt Nam, đối tượng tham gia khảo sát bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản từ 10% trở lên, các chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. JETRO đã nhận được tổng số câu trả lời hợp lệ là 849 doanh nghiệp.
Kết quả khảo sát tại Việt Nam ghi nhận trong số các doanh nghiệp trả lời hợp lệ, có 54,3% doanh nghiệp Nhật Bản kỳ vọng có lãi trong năm 2023, tỷ lệ này thấp hơn 6,6 điểm so với mức trung bình của ASEAN.
Về kỳ vọng lợi nhuận kinh doanh năm 2023 so với năm 2022, tỷ lệ doanh nghiệp trả lời "Cải thiện" là 32%, giảm 15,6 điểm so với năm trước.
Cụ thể, tỷ lệ doanh nghiệp có lãi nghành chế tạo là 61.5% (tăng 0,4 điểm so với năm trước); tỷ lệ doanh nghiệp lỗ tăng lên mức 22% (tăng 2,7%). Số doanh nghiệp có lãi ở các ngành như linh kiện máy móc vận chuyển, dệt may, linh kiện điện, điện tử tăng. Ngược lại doanh nghiệp có lãi ngành giấy, các sản phẩm gỗ, in ấn lại giảm đáng kể.
Tỷ lệ doanh nghiệp có lãi ngành phi chế tạo là 46.7% (giảm 10,9 điểm); tỷ lệ doanh nghiệp lỗ tăng lên mức 27% (tăng 4,4 điểm); ngành du lịch, giải trí... số doanh nghiệp có lãi tăng. Ngược lại, các công ty bán hàng, thương mại và bán buôn…số doanh nghiệp có lãi giảm mạnh.
Nêu lý do cải thiện về kỳ vọng lợi nhuận kinh doanh năm 2023, doanh nghiệp thuộc các ngành nghề đầu tư tại Việt Nam nêu cụ thể: ngành chế tạo cho biết, do nhu cầu tại thị trường xuất khẩu tăng; tỷ lệ doanh nghiệp ngành phi chế tạo, nêu do nhu cầu tại thị trường nội địa tăng được lựa chọn nhiều nhất.
Bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp trong "Cải thiện năng suất", "Cắt giảm chi phí" cũng đươc xếp ở thứ hạng cao. Nhiều doanh nghiệp cho rằng lý do kinh doanh xấu đi là do "Sự sụt giảm nhu cầu trong và ngoài nước", điều này còn vượt xa lý do "Sự gia tăng chi phí nhân công và mua nguyên vật liệu".
Về phương hướng triển khai kinh doanh trong những năm tới, tỷ lệ doanh nghiệp trả lời "Mở rộng" tại Việt Nam là 56,7%, giảm 3,3 điểm so với năm trước. Mặc dù tỷ lệ doanh nghiệp cho biết mở rộng kinh doanh tại Việt Nam có mức giảm so với năm trước, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn phương án mở rộng kinh doanh tại Việt Nam. Tỷ lệ doanh nghiệp mở rộng "Chức năng bán hàng" do mở rộng nhu cầu thị trường trong nước là 62%.
Dự báo về lợi nhuận kinh doanh năm 2024, 50,4% doanh nghiệp kỳ vọng sẽ “Cải thiện” và 8.3% doanh nghiệp cho rằng sẽ “Xấu đi” so với dự báo lợi nhuận kinh doanh của năm 2023. Nhiều công ty đang hy vọng vào sự cải thiện nhờ sự phục hồi của năm 2023.
Link gốc Tạp chí Hải quan
Từ tháng 8 đến tháng 9/2023, JETRO đã thực hiện khảo sát thực trạng của các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại tại 20 quốc gia khu vực châu Á và châu Đại Dương trong đó có Việt Nam bằng hình thức gửi email và doanh nghiệp trả lời các câu hỏi qua phiếu khảo sát online.
JETRO cho biết, phiếu khảo sát tới 14.018 công ty và nhận được phản hồi hợp lệ từ 4.982 công ty. Trong đó, có 849 doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam phản hồi kết quả khảo sát.
Tại Việt Nam, đối tượng tham gia khảo sát bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản từ 10% trở lên, các chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. JETRO đã nhận được tổng số câu trả lời hợp lệ là 849 doanh nghiệp.
Kết quả khảo sát tại Việt Nam ghi nhận trong số các doanh nghiệp trả lời hợp lệ, có 54,3% doanh nghiệp Nhật Bản kỳ vọng có lãi trong năm 2023, tỷ lệ này thấp hơn 6,6 điểm so với mức trung bình của ASEAN.
Về kỳ vọng lợi nhuận kinh doanh năm 2023 so với năm 2022, tỷ lệ doanh nghiệp trả lời "Cải thiện" là 32%, giảm 15,6 điểm so với năm trước.
Cụ thể, tỷ lệ doanh nghiệp có lãi nghành chế tạo là 61.5% (tăng 0,4 điểm so với năm trước); tỷ lệ doanh nghiệp lỗ tăng lên mức 22% (tăng 2,7%). Số doanh nghiệp có lãi ở các ngành như linh kiện máy móc vận chuyển, dệt may, linh kiện điện, điện tử tăng. Ngược lại doanh nghiệp có lãi ngành giấy, các sản phẩm gỗ, in ấn lại giảm đáng kể.
Tỷ lệ doanh nghiệp có lãi ngành phi chế tạo là 46.7% (giảm 10,9 điểm); tỷ lệ doanh nghiệp lỗ tăng lên mức 27% (tăng 4,4 điểm); ngành du lịch, giải trí... số doanh nghiệp có lãi tăng. Ngược lại, các công ty bán hàng, thương mại và bán buôn…số doanh nghiệp có lãi giảm mạnh.
Nêu lý do cải thiện về kỳ vọng lợi nhuận kinh doanh năm 2023, doanh nghiệp thuộc các ngành nghề đầu tư tại Việt Nam nêu cụ thể: ngành chế tạo cho biết, do nhu cầu tại thị trường xuất khẩu tăng; tỷ lệ doanh nghiệp ngành phi chế tạo, nêu do nhu cầu tại thị trường nội địa tăng được lựa chọn nhiều nhất.
Bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp trong "Cải thiện năng suất", "Cắt giảm chi phí" cũng đươc xếp ở thứ hạng cao. Nhiều doanh nghiệp cho rằng lý do kinh doanh xấu đi là do "Sự sụt giảm nhu cầu trong và ngoài nước", điều này còn vượt xa lý do "Sự gia tăng chi phí nhân công và mua nguyên vật liệu".
Về phương hướng triển khai kinh doanh trong những năm tới, tỷ lệ doanh nghiệp trả lời "Mở rộng" tại Việt Nam là 56,7%, giảm 3,3 điểm so với năm trước. Mặc dù tỷ lệ doanh nghiệp cho biết mở rộng kinh doanh tại Việt Nam có mức giảm so với năm trước, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn phương án mở rộng kinh doanh tại Việt Nam. Tỷ lệ doanh nghiệp mở rộng "Chức năng bán hàng" do mở rộng nhu cầu thị trường trong nước là 62%.
Dự báo về lợi nhuận kinh doanh năm 2024, 50,4% doanh nghiệp kỳ vọng sẽ “Cải thiện” và 8.3% doanh nghiệp cho rằng sẽ “Xấu đi” so với dự báo lợi nhuận kinh doanh của năm 2023. Nhiều công ty đang hy vọng vào sự cải thiện nhờ sự phục hồi của năm 2023.
Link gốc Tạp chí Hải quan
THÔNG TIN THAM KHẢO LĨNH VỰC LOGITICS VÀ KINH TẾ, THƯƠNG MẠI:
(1) Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các ga, cảng, thị trường giao nhận, bất động sản logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY
(2) Công nghệ mới trong logistics và quản trị chuỗi cung ứng, vui lòng xem TẠI ĐÂY
(3) Báo cáo nghiên cứu thị trường Chuỗi cung ứng lạnh (tập trung vào kho lạnh, vận tải lạnh) của Việt Nam và thế giới, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
(4) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
(3) Báo cáo nghiên cứu thị trường Chuỗi cung ứng lạnh (tập trung vào kho lạnh, vận tải lạnh) của Việt Nam và thế giới, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
(4) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY