Chứng nhận ASC - mở ra nhiều cơ hội lớn cho xuất khẩu sản phẩm nghêu Việt Nam
29/10/2023 21:09
Chứng nhận cho Chuỗi sản phẩm ASC cho phép các đơn vị thủy sản chứng minh rằng các sản phẩm của họ có thể nhận dạng được, tách biệt với các sản phẩm không được chứng nhận và có thể truy xuất nguồn gốc từ các nguồn được chứng nhận ASC.
Năm 2022, xuất khẩu nhóm thủy sản có vỏ của Việt Nam mang về gần 150 triệu USD, trong đó riêng sản phẩm nghêu chiếm 70%, đạt 104,5 triệu USD. Đây là năm nghêu trở thành loài thủy sản có giá trị xuất khẩu lớn thứ 4 sang thị trường EU, đạt 78 triệu USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện nay, nghêu là sản phẩm xuất khẩu chủ lực nhất trong các loài nhuyễn thể có vỏ xuất khẩu, chiếm hơn 60% tổng kim ngạch nhóm thủy sản có vỏ của Việt Nam.
Tại EU, nghêu Việt Nam xuất khẩu sang ba thị trường lớn nhất là Tây Ban Nha, Italy, và Bồ Đào Nha đều tăng từ 38-44%. Xu hướng tiêu dùng tại EU đang hướng tới những sản phẩm nghêu thịt, nghêu trắng/ nâu hấp nguyên con, hoặc những sản phẩm chế biến sẵn như nghêu hấp bơ tỏi, nghêu suốt gia vị tomyum,…
Tính đến hết tháng 9 năm 2023, xuất khẩu nhóm hàng thủy sản có vỏ (như nghêu, ốc, hàu, điệp,…) của Việt Nam đạt 98 triệu USD, trong đó riêng sản phẩm nghêu chiếm hơn 60% với 60 triệu USD, và tập trung tại hai thị trường chính là Italy và Tây Ban Nha. 3 thị trường có kim ngạch cao là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Bồ Đào Nha.
Chứng nhận ASC (Aquaculture Stewardship Council) được thiết lập bởi WWF (Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên) và IDH (Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững) vào năm 2010 nhằm quản lý các tiêu chuẩn toàn cầu đối với việc nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm. ASC xây dựng bộ tiêu chuẩn chứng nhận dựa trên bốn nền tảng chính là môi trường, xã hội, an sinh động vật và an toàn thực phẩm. Chứng nhận ASC gồm có 9 bộ tiêu chuẩn cho 15 loài, bao gồm tôm, cá hồi, cá hồi chấm, cá rô phi, bộ cá da trơn, nghêu và một tiêu chuẩn ASC-MSC chung cho rong biển.
Chứng nhận cho Chuỗi sản phẩm ASC cho phép các đơn vị thủy sản chứng minh rằng các sản phẩm của họ có thể nhận dạng được, tách biệt với các sản phẩm không được chứng nhận và có thể truy xuất nguồn gốc từ các nguồn được chứng nhận ASC.
Chứng nhận ASC sẽ mở ra nhiều cơ hội lớn cho các hợp tác xã và các hộ nuôi nghêu, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế; đặc biệt là giúp mở rộng thị trường, thu hút được nhiều doanh nghiệp mua hàng, từ đó, người nuôi nghêu có thể chủ động đầu ra và nâng cao giá trị sản phẩm.
Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
Năm 2022, xuất khẩu nhóm thủy sản có vỏ của Việt Nam mang về gần 150 triệu USD, trong đó riêng sản phẩm nghêu chiếm 70%, đạt 104,5 triệu USD. Đây là năm nghêu trở thành loài thủy sản có giá trị xuất khẩu lớn thứ 4 sang thị trường EU, đạt 78 triệu USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện nay, nghêu là sản phẩm xuất khẩu chủ lực nhất trong các loài nhuyễn thể có vỏ xuất khẩu, chiếm hơn 60% tổng kim ngạch nhóm thủy sản có vỏ của Việt Nam.
Tại EU, nghêu Việt Nam xuất khẩu sang ba thị trường lớn nhất là Tây Ban Nha, Italy, và Bồ Đào Nha đều tăng từ 38-44%. Xu hướng tiêu dùng tại EU đang hướng tới những sản phẩm nghêu thịt, nghêu trắng/ nâu hấp nguyên con, hoặc những sản phẩm chế biến sẵn như nghêu hấp bơ tỏi, nghêu suốt gia vị tomyum,…
Tính đến hết tháng 9 năm 2023, xuất khẩu nhóm hàng thủy sản có vỏ (như nghêu, ốc, hàu, điệp,…) của Việt Nam đạt 98 triệu USD, trong đó riêng sản phẩm nghêu chiếm hơn 60% với 60 triệu USD, và tập trung tại hai thị trường chính là Italy và Tây Ban Nha. 3 thị trường có kim ngạch cao là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Bồ Đào Nha.
Chứng nhận ASC (Aquaculture Stewardship Council) được thiết lập bởi WWF (Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên) và IDH (Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững) vào năm 2010 nhằm quản lý các tiêu chuẩn toàn cầu đối với việc nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm. ASC xây dựng bộ tiêu chuẩn chứng nhận dựa trên bốn nền tảng chính là môi trường, xã hội, an sinh động vật và an toàn thực phẩm. Chứng nhận ASC gồm có 9 bộ tiêu chuẩn cho 15 loài, bao gồm tôm, cá hồi, cá hồi chấm, cá rô phi, bộ cá da trơn, nghêu và một tiêu chuẩn ASC-MSC chung cho rong biển.
Chứng nhận cho Chuỗi sản phẩm ASC cho phép các đơn vị thủy sản chứng minh rằng các sản phẩm của họ có thể nhận dạng được, tách biệt với các sản phẩm không được chứng nhận và có thể truy xuất nguồn gốc từ các nguồn được chứng nhận ASC.
Chứng nhận ASC sẽ mở ra nhiều cơ hội lớn cho các hợp tác xã và các hộ nuôi nghêu, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế; đặc biệt là giúp mở rộng thị trường, thu hút được nhiều doanh nghiệp mua hàng, từ đó, người nuôi nghêu có thể chủ động đầu ra và nâng cao giá trị sản phẩm.
Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
THÔNG TIN THAM KHẢO
(1) PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY
(2) Báo cáo nghiên cứu thị trường Chuỗi cung ứng lạnh (tập trung vào kho lạnh, vận tải lạnh) của Việt Nam và thế giới, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
(3) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
(4) Nghiên cứu, phân tích thị trường về nông sản, thực phẩm, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY