Hệ thống đường sắt đô thị TPHCM thu hút nhà đầu tư nước ngoài
Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM tuyến metro thứ 4 với số vốn đầu tư khoảng 3,5 tỉ đô la Mỹ, đã thu hút sự quan tâm của phía Chính phủ Nga. Mới đây một số tập đoàn lớn của Hàn Quốc như Samsung, Lotte, GS... và của Hồng Kông là Hội đồng Phát triển Thương mại Hồng Kông đã bày tỏ sự quan tâm đến tuyến metro số 4, một trong những tuyến đường sắt rất quan trọng của thành phố.
Dự án đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh là một dự án xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh. Để đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải tại Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh mật độ dân số ngày càng cao.
Theo quy hoạch hiện tại, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có 8 tuyến tàu điện. Dự án bắt đầu khởi động vào ngày 28/08/2012[ với tuyến đầu tiên được xây dựng là tuyến số 1: Bến Thành - Suối Tiên. Theo sau tuyến này là các tuyến số 2 và tuyến số 5.
Thành phố kêu gọi hợp tác đầu tư bằng nhiều hình thức như tài trợ, hợp tác công tư để triển khai 9 dự án trọng điểm tại TPHCM, gồm các tuyến đường sắt nhẹ monorail, tuyến metro,... Mục tiêu của thành phố là đến năm 2020 hoàn thành tuyến metro số 1, năm 2024 hoàn thành tuyến metro số 2 giai đoạn 1 và tuyến metro số 5 giai đoạn 1.
Hệ thống đường sắt đô thị TPHCM gồm 8 tuyến metro và 3 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt 1 ray (monoray) với tổng chiều dài gần 220 km. Hiện nay, một số đoạn đi trên cao dọc xa lộ Hà Nội đã hoàn thành phần cầu cạn đi trên cao. Còn đoạn đi ngầm hiện nay mới bắt đầu thi công nhà ga Bến Thành, ga Ba Son và ga Nhà hát thành phố. Do đoạn đi ngầm thi công phức tạp nên phải đến năm 2020 mới hoàn thành. Tuy nhiên, với tiến độ giải ngân chậm như hiện nay nguy cơ chậm tiến độ đến sau năm 2020 là rất lớn.
Theo bà Tina Phan, Giám đốc khu vực Đông Dương của Hội đồng Phát triển Thương mại Hồng Kông (HK Trade development council - HKTDC), doanh nghiệp Hồng Kông tiếp tục quan tâm đến đầu tư vào Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng. Đáng chú ý, ngoài lĩnh vực bất động sản, sản xuất, thủy hải sản, theo bà Tina Phan, đầu tư của doanh nghiệp Hồng Kông đang hướng vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Những công ty Hồng Kông này đã và đang tiếp cận những tổ chức phụ trách về các dự án hạ tầng giao thông để tìm hiểu sâu hơn nhằm xúc tiến thực hiện đầu tư trong tương lai. Các doanh nghiệp quan tâm đến thông tin cụ thể về các dự án, đặc biệt là vấn đề về mặt bằng.
Còn theo ông Vincent HS Lo, Chủ tịch Hội đồng Phát triển Thương mại Hồng Kông, người dẫn đầu phái đoàn với khoảng 40 nhà đầu tư và chuyên gia có tầm ảnh hưởng lớn từ Hồng Kông và Trung Quốc đến Việt Nam, các doanh nghiệp nhà đầu tư này muốn tìm cơ hội đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, xử lý nước và chất thải. Theo ông Vincent HS Lo, Hồng Kông rất sẵn sàng hỗ trợ và tạo điều kiện cho các dự án cơ sở hạ tầng như mạng lưới đường sắt và đường bộ, các hệ thống cảng hàng không, biển và sông nằm trong diện quy hoạch cho Việt Nam.
VITIC tổng hợp