Coronavirus có tác động đến dòng chảy thương mại và vận tải toàn cầu
15/02/2020 18:58
Theo dữ liệu AIS của MarineTraffic, thời gian neo đậu trung bình của tàu tại các cảng của Trung Quốc trong tuần đầu tiên của tháng 2/2020 là 1,4 ngày. Dữ liệu hiện cho thấy sự sụt giảm mạnh về lưu lượng hàng hóa qua cảng tại Vũ Hán trong sáu tuần đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm ngoái, theo chuyên gia Georgios Hatzimanolis của MarineTraffic. Trong bảy ngày qua, cảng chỉ có năm chuyến đến và bảy chuyến đi (tất cả các loại tàu), so với các con số lần lượt là 72 chuyến và 47 chuyến trong cùng tuần năm ngoái. Hoạt động vào dịp năm mới tại Trung Quốc luôn chậm lại nhưng nhìn vào dữ liệu hàng năm thì có thể thấy sự sụt giảm đáng kể trong năm nay.
Trong thời điểm không chắc chắn và lo sợ dịch bệnh lan rộng như hiện nay cần phải đặc biệt quan tâm đến dòng chảy thương mại. Vận chuyển hàng hóa container, hàng rời và hàng năng lượng dọc theo các tuyến hàng hải lớn là chỉ báo quan trọng về tình hình thực tế về thương mại và là công cụ chẩn đoán tốt nhất về sức khỏe kinh tế của một quốc gia. Các thống kê về dòng chảy thương mại hiện đang cho thấy các dịch bệnh đặc biệt như coronavirus tác động mạnh đến cả hàng hải và vận tải đa phương thức.
Dòng chảy thương mại vốn đơn giản là cung và cầu hàng hóa. Khi các giao dịch vận chuyển giảm đi có nghĩa là khối lượng hàng hóa để vận chuyển ít hơn, đồng nghĩa với việc doanh thu của các nhà vận chuyển giảm. Thời gian quay vòng tại các cảng Trung Quốc đang chậm lại cùng cùng với sự gia tăng các chuyến đi trống do tác động của dịch cúm coronavirus hiện dịch bệnh này có tên chính thức Covid-19), chỉ ra sự sụt giảm trong dòng chảy thương mại. Mỗi container đường biển từ Vũ Hán, Trung Quốc đến Hoa Kỳ trị giá khoảng 15 triệu USD mỗi tuần. Tổng cộng có 37.000 container trị giá 3,5 tỷ USD được giao dịch hàng tuần giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Để có thể đánh giá tốt hơn tác động của đại dịch coronavirus, cần xem xét lại lịch sử các năm gần đây về lượng giao dịch từ Trung Quốc vào các cảng của Hoa Kỳ sau Tết Nguyên đán. Nói chung, Cảng Long Beach và Cảng Los Angeles của Hoa Kỳ thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Theo tính toán của ông Noel Hacegaba, phó giám đốc điều hành tại cảng Long Beach thì thông thường các năm trước, sau kỳ nghỉ lễ khối lượng hàng hóa cập cảng sẽ giảm 5% so với tháng trước đó sau đó sẽ tăng dần trở lại trong những tuần tiếp theo. Nhưng năm nay, nếu dịch coronavirus khiến các nhà máy ở Trung Quốc đóng cửa thì các chuyến hàng từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ sẽ sụt giảm và rất khó để dự báo khi nào lượng hàng sẽ phục hồi trở lại.
Cảng Long Beach- Hoa Kỳ
Sự chậm trễ này cộng hưởng với vấn đề hiện tại mà các cảng của Hoa Kỳ gặp phải - xuất khẩu của Trung Quốc tiếp tục giảm do chiến tranh thương mại. Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa hai nước đã được ký kết, nhưng với mức độ lan rộng của dịch coronavirus, điều khoản về “thảm họa tự nhiên” trong thỏa thuận đó có thể được kích hoạt. Để kích hoạt, Trung Quốc sẽ phải tham khảo ý kiến của Hoa Kỳ. Nếu Hoa Kỳ đồng ý, Trung Quốc sẽ có một số linh hoạt trong việc đạt được các mục tiêu nhập khẩu. Tuy nhiên cần nhớ rằng 350 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Hoa Kỳ vẫn đang phải chịu thuế. Thuế quan sẽ tiếp tục có tác động đến khối lượng vận tải đa phương thức.
Trước chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Cảng Los Angeles và Cảng Long Beach theo truyền thống thường chứng kiến lượng hàng tăng mạnh trước Tết Nguyên đán, nhưng năm nay lượng hàng không tăng mạnh trước tết, khiến lượng hàng hóa được vận chuyển đa phương thức vào thị trường nội địa Hoa Kỳ cũng sụt giảm.
Hacegaba cho biết, nếu nhu cầu của người tiêu dùng đối với hàng hóa Trung Quốc không thay đổi, thì các chuyến hàng sẽ chỉ đơn giản là bị hoãn lại. Tuy nhiên, một số hàng hóa có giá trị nhạy cảm với thời gian - chẳng hạn như hàng hóa theo mùa - có thể bị ảnh hưởng.
Khối lượng hàng hóa sau Tết Nguyên đán (thay đổi so với ngày trước khi nghỉ tết %) tại Cảng Long Beach và Cảng Los Angeles:)
Trong thời điểm không chắc chắn và lo sợ dịch bệnh lan rộng như hiện nay cần phải đặc biệt quan tâm đến dòng chảy thương mại. Vận chuyển hàng hóa container, hàng rời và hàng năng lượng dọc theo các tuyến hàng hải lớn là chỉ báo quan trọng về tình hình thực tế về thương mại và là công cụ chẩn đoán tốt nhất về sức khỏe kinh tế của một quốc gia. Các thống kê về dòng chảy thương mại hiện đang cho thấy các dịch bệnh đặc biệt như coronavirus tác động mạnh đến cả hàng hải và vận tải đa phương thức.
Dòng chảy thương mại vốn đơn giản là cung và cầu hàng hóa. Khi các giao dịch vận chuyển giảm đi có nghĩa là khối lượng hàng hóa để vận chuyển ít hơn, đồng nghĩa với việc doanh thu của các nhà vận chuyển giảm. Thời gian quay vòng tại các cảng Trung Quốc đang chậm lại cùng cùng với sự gia tăng các chuyến đi trống do tác động của dịch cúm coronavirus hiện dịch bệnh này có tên chính thức Covid-19), chỉ ra sự sụt giảm trong dòng chảy thương mại. Mỗi container đường biển từ Vũ Hán, Trung Quốc đến Hoa Kỳ trị giá khoảng 15 triệu USD mỗi tuần. Tổng cộng có 37.000 container trị giá 3,5 tỷ USD được giao dịch hàng tuần giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Để có thể đánh giá tốt hơn tác động của đại dịch coronavirus, cần xem xét lại lịch sử các năm gần đây về lượng giao dịch từ Trung Quốc vào các cảng của Hoa Kỳ sau Tết Nguyên đán. Nói chung, Cảng Long Beach và Cảng Los Angeles của Hoa Kỳ thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Theo tính toán của ông Noel Hacegaba, phó giám đốc điều hành tại cảng Long Beach thì thông thường các năm trước, sau kỳ nghỉ lễ khối lượng hàng hóa cập cảng sẽ giảm 5% so với tháng trước đó sau đó sẽ tăng dần trở lại trong những tuần tiếp theo. Nhưng năm nay, nếu dịch coronavirus khiến các nhà máy ở Trung Quốc đóng cửa thì các chuyến hàng từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ sẽ sụt giảm và rất khó để dự báo khi nào lượng hàng sẽ phục hồi trở lại.
Cảng Long Beach- Hoa Kỳ
Sự chậm trễ này cộng hưởng với vấn đề hiện tại mà các cảng của Hoa Kỳ gặp phải - xuất khẩu của Trung Quốc tiếp tục giảm do chiến tranh thương mại. Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa hai nước đã được ký kết, nhưng với mức độ lan rộng của dịch coronavirus, điều khoản về “thảm họa tự nhiên” trong thỏa thuận đó có thể được kích hoạt. Để kích hoạt, Trung Quốc sẽ phải tham khảo ý kiến của Hoa Kỳ. Nếu Hoa Kỳ đồng ý, Trung Quốc sẽ có một số linh hoạt trong việc đạt được các mục tiêu nhập khẩu. Tuy nhiên cần nhớ rằng 350 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Hoa Kỳ vẫn đang phải chịu thuế. Thuế quan sẽ tiếp tục có tác động đến khối lượng vận tải đa phương thức.
Trước chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Cảng Los Angeles và Cảng Long Beach theo truyền thống thường chứng kiến lượng hàng tăng mạnh trước Tết Nguyên đán, nhưng năm nay lượng hàng không tăng mạnh trước tết, khiến lượng hàng hóa được vận chuyển đa phương thức vào thị trường nội địa Hoa Kỳ cũng sụt giảm.
Hacegaba cho biết, nếu nhu cầu của người tiêu dùng đối với hàng hóa Trung Quốc không thay đổi, thì các chuyến hàng sẽ chỉ đơn giản là bị hoãn lại. Tuy nhiên, một số hàng hóa có giá trị nhạy cảm với thời gian - chẳng hạn như hàng hóa theo mùa - có thể bị ảnh hưởng.
Khối lượng hàng hóa sau Tết Nguyên đán (thay đổi so với ngày trước khi nghỉ tết %) tại Cảng Long Beach và Cảng Los Angeles:)
Năm | Ngày đầu năm mới âm lịch tính theo lịch dương | Thay đổi theo tháng |
2017 | 28/01/2017 | 15,15% |
2018 | 16/2/2018 | 14,62% |
2019 | 5/2/2019 | 13,36% |
Như vậy, cứ mỗi tuần các nhà máy nghỉ Tết nguyên đán thì lượng hàng hóa vận chuyển vào cảng sẽ giảm 1% tổng khối lượng của năm. Nếu lấy theo số liệu của năm 2019 thì 1% đố tương đương với khoảng 76.000 đơn vị tương đương hai mươi feet (TEU). Trong trường hợp xấu nhất là tất cả hàng hóa từ Trung Quốc đột nhiên dừng lại, thiệt hại sẽ là khoảng tỷ đô la mỗi ngày. Điều này sẽ xảy ra khi mọi hàng hóa từ Trung Quốc không được cập cảng vào Hoa Kỳ.
Các cảng của Hoa Kỳ có thể lập kế hoạch cho khối lượng xuất khẩu dự kiến của Trung Quốc dựa trên các chuyến tàu ghé cảng đến. Cho đến nay, các hãng vận tải Hapag Lloyd, CMA CGM và Maersk đã công bố các chuyến đi trống vì coronavirus. Sự sụt giảm nhu cầu này có thể dễ dàng được theo dõi bởi chỉ số Freightos Baltic Index.
Như vậy, khi nào các cảng và hệ thống đa phương của Hoa Kỳ sẽ bắt đầu thấy tác động? Giám đốc cảng của Long Beach ông Mario Cordero ước tính là nửa sau của tháng hai và đầu tháng ba. Dịch Covid-19 sẽ có tác động đến tất cả các khía cạnh của chuỗi cung ứng. Dịch bệnh này đã khiến nhiều nhà máy đóng cửa và tạo ra hiệu ứng domino.
Tại cảng Long Beach, 25% tổng số container di chuyển vào thị trường nội địa bằng đường sắt. Các container rời cảng trên một chuyến tàu. Bất kỳ sự chậm lại nào trong hàng hóa sẽ ảnh hưởng đến tất cả các phương thức vận chuyển trên toàn bộ chuỗi cung ứng.
Tác động chung của dịch Covid-19 có thể sẽ còn lớn hơn so với cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, ông cảnh báo Weston LaBar, CEO của Hiệp hội Vận tải Cảng. "Xuất khẩu của Mỹ từ cảng Los Angeles đã giảm 14 tháng liên tiếp vì chiến tranh thương mại. Các cảng Bờ Tây cũng chứng kiến nhập khẩu từ Trung Quốc giảm. Tình hình bi quan hơn do các chủ hàng và hãng tàu đều không chắc chắn của khối lượng hàng hóa trong thời gian sắp tới.
Việc đóng cửa các nhà máy sản xuất ở Trung Quốc đại lục cũng đang tác động đến một số nhà máy sản xuất ở các nước láng giềng gắn liền với Trung Quốc.
“Coronavirus đang làm giảm triển vọng tích cực”- Jeff Tucker, CEO của Tucker Company Worldwide cho biết. “Nếu virus, hoặc bất kỳ yếu tố bất ổn nào khác tấn lĩnh vực vận chuyển bằng xe tải lâu hơn nữa, tôi tin rằng chúng ta sẽ có sự sụt giảm rất mạnh trên toàn quốc. Các nhà vận chuyển và tài xế sẽ buộc phải rời khỏi ngành”. Cordero cảnh báo trong khi các cảng và hệ thống đa phương thức đã phải đối mặt với sự không chắc chắn về thương mại do môi trường chính sách không ổn định, thì nay coronavirus lại khiến cho họ gặp khó khăn hơn nữa. Những sự bất ổn này có nguy cơ làm hỗn loạn các chuỗi cung ứng”.
VITIC biên dịch từ https://www.freightwaves.com/
Link gốc: https://www.freightwaves.com/news/commentary-will-coronavirus-impact-trade-flows-long-term