Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ sáu, ngày 18 tháng 10 năm 2024
Vietnamese English

Cửa sáng xuất khẩu tới thị trường châu Á - châu Phi

20/06/2024 10:24

Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các cảng biển, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY

-------------------------

Khu vực châu Á - châu Phi luôn là thị trường quan trọng của Việt Nam. Đây cũng là 2 thị trường được xem là phù hợp để hàng hóa Việt Nam, trong đó có Vùng đồng bằng sông Hồng, mở rộng thị phần trong thời gian tới.

Theo Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, hoạt động xuất nhập khẩu với khu vực Á - Phi ngày càng thể hiện được sự đa dạng hóa. Bên cạnh các thị trường truyền thống như ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... các thị trường mới, thị trường ngách như khu vực châu Phi, khu vực Trung Đông... cũng được đẩy mạnh khai thác và khai thác tốt.

Nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam cũng là những mặt hàng mà thị trường châu Á – châu Phi có nhu cầu cao. Đơn cử như năm 2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang khu vực Á-Phi đạt hơn 7,2 triệu tấn, với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 4 tỷ USD. Tính riêng 4 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang khu vực này tiếp tục ghi nhận tăng trưởng, đạt 1,8 tỷ USD, tăng mạnh 34%. Những đối tác nhập khẩu gạo nhiều nhất của Việt Nam gồm Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Ghana, Bờ Biển Ngà. Đáng chú ý, Philippines vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam chiếm 46,4% trong tổng lượng và chiếm 45,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Đối với mặt hàng quả vải thiều và quả nhãn-đây là hai loại trái cây xuất khẩu thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Hồng. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu trái nhãn của Việt Nam sang khu vực đạt hơn 14 triệu USD tăng gần 2,5 lần so với năm 2022. Trung Quốc, Australia, Thái Lan, Nhật Bản là những thị trường tiêu thụ nhãn Việt Nam nhiều nhất. Về quả vải, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ vải lớn nhất của Việt Nam. Năm 2023, hơn 100 nghìn tấn vải thiều đã được xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Malaysia; UAE, Singapore, Trung Đông, Thái Lan, Hồng Kông (Trung Quốc)... cũng là những thị trường tiêu thụ quả vải tiềm năng của Việt Nam.

Về thủy sản, theo Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, tính riêng 4 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang khu vực Á-Phi đạt 1,5 tỷ USD. Trung Quốc, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam về mặt hàng thủy sản. Tại ASEAN, các nước như Thái Lan, Indonesia, Singapore... có nhu cầu lớn về cá tra, basa, nhuyễn thể chân đầu, tôm, cua. Khu vực châu Phi, Tây Á như: Ai Cập, Bờ Biển Ngà, Cameroon, Saudi Arabia, Israel, UAE... được đánh giá là những thị trường còn nhiều dư địa cho thủy sản Việt Nam.

Bên cạnh đó, khu vực châu Á-châu Phi cũng là thị trường nhập khẩu hàng đầu các mặt hàng công nghiệp chế biến thế mạnh của Việt Nam như: máy vi tính linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; dệt may, giày dép các loại; gỗ và sản phẩm gỗ...

Tuy nhiên, theo Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, nhiều mặt hàng chủ chốt của Việt Nam còn nhiều tiềm năng để phát triển thị trường. Chẳng hạn như rau quả, hiện nay, 60% các mặt hàng rau củ Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc, trong khi đó thị phần rau quả của Việt Nam tại các thị trường khác còn nhỏ, khiêm tốn, do đó cần đẩy mạnh khai thác các thị trường mới.

Để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng, còn nhiều dư địa trong khu vực như Trung Đông, Tây Á, châu Phi, một số nước trong khu vực ASEAN như Indonesia, Singapore... các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng thương hiệu đặc trưng cho các sản phẩm có thế mạnh. Bên cạnh đó, các địa phương xây dựng danh sách doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, trái cây trên địa bàn đủ năng lực xuất khẩu gửi về Bộ Công Thương để thuận lợi trong công tác kết nối với nhà nhập khẩu.

Đối với thị trường truyền thống Trung Quốc, theo Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, các địa phương nghiên cứu khả năng phối hợp với bộ, ngành chức năng, hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có uy tín của tỉnh tổ chức định kỳ hàng năm hoạt động xúc tiến thương mại tại các thị trường tiềm năng lớn còn nhiều dư địa cho các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh tại Trung Quốc như: Bắc Kinh, Hà Bắc, Hồ Nam, Sơn Đông, Tứ Xuyên….

Song song, nghiên cứu khả năng hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, ASEAN... trong khâu đóng gói sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng tại mỗi địa phương của nước này khi nhu cầu về mẫu mã sản phẩm luôn là tiêu chí quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng tại những thị trường này bên cạnh chất lượng sản phẩm;

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tiếp tục đầu tư chuyển đổi hoặc thu hút đầu tư vào chế biến sâu trong bối cảnh xu hướng sử dụng các sản phẩm chế biến sâu trên thế giới và khu vực thị trường Á - Phi ngày một tăng, một mặt nâng cao giá trị xuất khẩu, một mặt bắt kịp xu thế của thị trường.

Ngoài ra, các địa phương có vùng trồng và doanh nghiệp cũng được khuyến nghị theo dõi sát tình hình thông quan tại các cửa khẩu để có phương án điều tiết lượng xe hàng lên khu vực biên giới, tránh gây ra tình trạng ùn ứ xe hàng ảnh hưởng đến chất lượng hầng hóa và gây tổn thất cho doanh nghiệp.

Link gốc

 

 
(1)  Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các cảng biển, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY

(2) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các mặt hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY

(3) Phân tích biến động các chỉ tiêu logistics của Việt Nam giai đoạn 2017-2023, so sánh với kế hoạch và dự báo, vui lòng xem TẠI ĐÂY

(4) Thông tin hoạt động Logistics trong XUẤT KHẨU năm 2023 và quý 1/2024, phân tích sâu một số mặt hàng tiêu biểu, vui lòng xem TẠI ĐÂY

(5) Thông tin hoạt động Logistics trong NHẬP KHẨU năm 2023 và quý 1/2024, phân tích sâu một số mặt hàng tiêu biểu, vui lòng xem TẠI ĐÂY
 
(6) Báo cáo nghiên cứu thị trường Halal logistics và khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam, vui lòng xem TẠI ĐÂY
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 8
Số người truy cập: 5.678.897
Chung nhan Tin Nhiem Mang