Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ hai, ngày 6 tháng 1 năm 2025
Vietnamese English

Kinh tế toàn cầu trước mối nguy phân mảnh địa chính trị

11/06/2024 14:17

Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các cảng biển, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY

-------------------------

Kể từ khi "cuộc chiến" thuế quan với Trung Quốc do cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động vào năm 2017, số lượng các biện pháp bảo hộ mới tăng vọt: từ 2.869 vào năm 2017 lên gần 6.000 vào năm 2020 và giảm xuống còn 4.493 vào năm 2023.

Tuy nhiên, bất chấp sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ và căng thẳng thương mại, thương mại thế giới vẫn tiếp tục phát triển với sự hình thành của những khối đối lập và trung gian ngay cả khi dự kiến tốc độ tăng trưởng yếu, ở mức 2,6% vào năm 2024. Lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, dòng hàng hóa và đầu tư nước ngoài đi theo quỹ đạo khác nhau giữa các quốc gia, tùy thuộc vào việc các nước là đồng minh hay đối thủ.

Trong dự báo mới nhất được công bố vào tháng 4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lo ngại về “sự phân mảnh địa kinh tế”, đồng thời cho rằng tình trạng này, nếu gia tăng, “có thể làm giảm dòng đầu tư nước ngoài, làm chậm tốc độ đổi mới, hạn chế việc áp dụng công nghệ tiên tiến và cản trở sự trao đổi hàng hóa giữa các khối đối lập. Điều này sẽ dẫn đến sự sụt giảm trong sản xuất và biến động giá cả.

Hàng hóa tiếp tục được giao dịch trên khắp hành tinh, nhưng đi theo những tuyến đường vòng để tránh các hạn chế và rào cản hải quan, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Mỹ. Khi tỷ trọng nhập khẩu từ Mỹ của một quốc gia tăng 1% thì tỷ trọng xuất khẩu của Trung Quốc cũng tăng 1,6%. Trên thực tế, một số hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc hiện nay đi vòng qua nước thứ ba trước khi đến thị trường Mỹ. Việc kéo dài chuỗi cung ứng này được khuếch đại bởi một xu hướng khác, đó là đa dạng hóa. Kể từ cuộc khủng hoảng dịch Covid-19, các công ty đã đa dạng hóa nguồn cung để bảo vệ họ khỏi các cú sốc về khí hậu hoặc địa chính trị, nhằm hạn chế rủi ro.

Theo chuyên gia kinh tế Agathe Demarais thuộc Hội đồng châu Âu, việc Mỹ áp thuế hải quan 100% đối với xe điện của Trung Quốc, được Tổng thống Joe Biden công bố vào ngày 14/5, đánh dấu một bước leo thang mới trong "cuộc chiến" bảo hộ giữa Mỹ và Trung Quốc. Bà Demarais cho rằng đối với Trung Quốc, bước ngoặt này có thể đáng lo ngại, bởi vì đây là lần đầu tiên Mỹ hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của các sản phẩm của Bắc Kinh ở mức độ này, và rất có thể châu Âu cũng sẽ làm theo.

Tuy nhiên, Trung Quốc - nước đang xuất khẩu tràn ngập các sản phẩm của mình ra thế giới, cũng có thể không quan tâm đến việc thu hẹp quan hệ thương mại với phương Tây. Khi các nước phương Tây đa dạng hóa nguồn nhập khẩu, Trung Quốc cũng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Trong khoảng hai năm trở lại đây, tỷ trọng xuất khẩu của Trung Quốc sang các thị trường phương Tây đã giảm dần, trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang các nước đang phát triển lại tăng lên.

Điều này dẫn đến tình trạng phân mảnh của nền kinh tế toàn cầu với sự xuất hiện của hai khối lớn, một bên là khối phương Tây xung quanh Mỹ và bên kia là khối xung quanh Trung Quốc. Trong cuộc đối đầu này, sẽ có những quốc gia được hưởng lợi, nhưng cũng sẽ có những nước bị ảnh hưởng. Nhiều nước mới nổi sẽ có thể tận dụng lợi thế đứng giữa hai khối Mỹ và Trung Quốc để "kiếm lời", như những nước sản xuất nguyên liệu thô và khoáng sản cần thiết cho quá trình chuyển đổi năng lượng, như Indonesia, Brazil, Chile, Argentina, CHDC Congo hay Thổ Nhĩ Kỳ vốn đang rất được các công ty của phương Tây săn đón. Trong khi đó, các nước đóng vai trò “kết nối” cũng sẽ được hưởng lợi, điển hình như Mexico đang trở thành “trung tâm” tái xuất sản phẩm từ Trung Quốc sang các nước phương Tây. Cuối cùng, những nước cố định vị mình là “trung tâm” sản xuất mới sẽ được hưởng lợi về lâu dài, như Ấn Độ - nước đang đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ, và muốn vượt Trung Quốc bằng cách phát triển những lĩnh vực công nghệ hàng đầu.

Link gốc

 
(1)  Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các cảng biển, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY

(2) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các mặt hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY

(3) Phân tích biến động các chỉ tiêu logistics của Việt Nam giai đoạn 2017-2023, so sánh với kế hoạch và dự báo, vui lòng xem TẠI ĐÂY

(4) Thông tin hoạt động Logistics trong XUẤT KHẨU năm 2023 và quý 1/2024, phân tích sâu một số mặt hàng tiêu biểu, vui lòng xem TẠI ĐÂY

(5) Thông tin hoạt động Logistics trong NHẬP KHẨU năm 2023 và quý 1/2024, phân tích sâu một số mặt hàng tiêu biểu, vui lòng xem TẠI ĐÂY
 
(6) Báo cáo nghiên cứu thị trường Halal logistics và khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam, vui lòng xem TẠI ĐÂY

 

Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 19
Số người truy cập: 6.299.666
Chung nhan Tin Nhiem Mang