Thái Lan: Mục tiêu giảm chi phí logistics xuống còn 12% GDP trong 5 năm tới
21/12/2017 23:00
Ủy ban Phát triển Kinh tế và Xã hội (NESDB) của Thái Lan vừa đưa ra dự báo chi phí logistics của nước này sẽ giảm từ 14% xuống còn 12% tổng sản phẩm quốc nội theo kế hoạch phát triển 5 năm lần thứ 12; chủ yếu do Chính phủ nước này thực hiện các khoản đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng logistics và cải thiện dịch vụ.
"Thái Lan cần đẩy nhanh các dự án cơ sở hạ tầng giao thông chính từ năm nay trở đi". Danucha Pichayanan, Phó Tổng Thư ký của Ủy ban Phát triển Kinh tế và Xã hội (NESDB), cho biết: Phát triển cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng để hỗ trợ phát triển kinh tế của đất nước, phân phối lại thu nhập và giảm khoảng cách giàu nghèo.
Mặc dù chính trường Thái Lan có nhiều thay đổi trong những năm gần đây nhưng nhìn chung các Chính phủ đều tôn trọng các kế hoạch 5 năm cũng như các khuyến nghị của NESDB. Phát triển cơ sở hạ tầng là một đặc điểm chính của kế hoạch 5 năm lần thứ 11. Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 cũng nhấn mạnh yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng và cải thiện dịch vụ logistics.
Chính phủ hiện tại của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã cam kết nâng cấp cơ sở hạ tầng rộng lớn trên toàn quốc để duy trì và thúc đẩy lợi thế cạnh tranh của Thái Lan và kích thích tăng trưởng kinh tế. Một số dự án cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường sắt cao tốc và các tuyến đường sắt khác, bị chậm trễ trong việc khởi công xây dựng vì đàm phán khó khăn với các nhà đầu tư và nhu cầu tiến hành các nghiên cứu về môi trường và các tác động khác.Tuy nhiên, trong thời gian tới, tiến độ sẽ được đẩy nhanh để đáp ứng yêu cầu đề ra.
Cơ sở hạ tầng rộng khắp và hiện đại kết nối mọi miền của đất nước và kết nối Thái Lan với các nước láng giềng sẽ dẫn giúp giảm chi phí logistics. Chi phí logistics càng thấp, thì năng lực cạnh tranh quốc gia càng cao. Trong nhiều thập kỷ, Thái Lan đã có một số cơ sở hạ tầng tốt nhất trong khu vực, nhưng nếu dừng lại thì nguy cơ hạ tầng xuống cấp trong khi các nước khác đang đầu tư cơ sở hạ tầng riêng để cạnh tranh, phát triển và thu hẹp khoảng cách.
Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 đặt mục tiêu tăng tải vận tải đường sắt lên 4% tổng vận tải (hiện nay chỉ là 1,4%) và hàng vận chuyển qua các tuyến đường thủy sẽ tăng từ 12% như hiện nay lên 15%. Trong khi đó vận tải đường bộ sẽ giảm từ 88% xuống còn 80% tổng vận tải năm 2021.
Hệ thống đường sắt quốc gia của Thái Lan
Thái Lan cũng đặt mục tiêu tăng chiều dài đường sắt đôi từ 223 dặm như hiện nay lên 1553 dặm vào năm 2021, thông qua 14 dự án phát triển ngành đường sắt nước này.
Kế hoạch cũng nhằm mục đích mở rộng mạng lưới internet tới 85% các ngôi làng của cả nước, tăng so với mức 30% kế hoạch trước đó. Chính phủ đã cam kết cung cấp truy cập internet ADSL tốc độ cao cho tất cả các làng và đang có những bước tiến vững chắc cho mục tiêu đó.
VITIC biên dịch và tổng hợp
"Thái Lan cần đẩy nhanh các dự án cơ sở hạ tầng giao thông chính từ năm nay trở đi". Danucha Pichayanan, Phó Tổng Thư ký của Ủy ban Phát triển Kinh tế và Xã hội (NESDB), cho biết: Phát triển cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng để hỗ trợ phát triển kinh tế của đất nước, phân phối lại thu nhập và giảm khoảng cách giàu nghèo.
Mặc dù chính trường Thái Lan có nhiều thay đổi trong những năm gần đây nhưng nhìn chung các Chính phủ đều tôn trọng các kế hoạch 5 năm cũng như các khuyến nghị của NESDB. Phát triển cơ sở hạ tầng là một đặc điểm chính của kế hoạch 5 năm lần thứ 11. Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 cũng nhấn mạnh yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng và cải thiện dịch vụ logistics.
Chính phủ hiện tại của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã cam kết nâng cấp cơ sở hạ tầng rộng lớn trên toàn quốc để duy trì và thúc đẩy lợi thế cạnh tranh của Thái Lan và kích thích tăng trưởng kinh tế. Một số dự án cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường sắt cao tốc và các tuyến đường sắt khác, bị chậm trễ trong việc khởi công xây dựng vì đàm phán khó khăn với các nhà đầu tư và nhu cầu tiến hành các nghiên cứu về môi trường và các tác động khác.Tuy nhiên, trong thời gian tới, tiến độ sẽ được đẩy nhanh để đáp ứng yêu cầu đề ra.
Cơ sở hạ tầng rộng khắp và hiện đại kết nối mọi miền của đất nước và kết nối Thái Lan với các nước láng giềng sẽ dẫn giúp giảm chi phí logistics. Chi phí logistics càng thấp, thì năng lực cạnh tranh quốc gia càng cao. Trong nhiều thập kỷ, Thái Lan đã có một số cơ sở hạ tầng tốt nhất trong khu vực, nhưng nếu dừng lại thì nguy cơ hạ tầng xuống cấp trong khi các nước khác đang đầu tư cơ sở hạ tầng riêng để cạnh tranh, phát triển và thu hẹp khoảng cách.
Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 đặt mục tiêu tăng tải vận tải đường sắt lên 4% tổng vận tải (hiện nay chỉ là 1,4%) và hàng vận chuyển qua các tuyến đường thủy sẽ tăng từ 12% như hiện nay lên 15%. Trong khi đó vận tải đường bộ sẽ giảm từ 88% xuống còn 80% tổng vận tải năm 2021.
Hệ thống đường sắt quốc gia của Thái Lan
Thái Lan cũng đặt mục tiêu tăng chiều dài đường sắt đôi từ 223 dặm như hiện nay lên 1553 dặm vào năm 2021, thông qua 14 dự án phát triển ngành đường sắt nước này.
Kế hoạch cũng nhằm mục đích mở rộng mạng lưới internet tới 85% các ngôi làng của cả nước, tăng so với mức 30% kế hoạch trước đó. Chính phủ đã cam kết cung cấp truy cập internet ADSL tốc độ cao cho tất cả các làng và đang có những bước tiến vững chắc cho mục tiêu đó.
VITIC biên dịch và tổng hợp