Thêm 4 mặt hàng của Việt Nam bị khởi kiện phòng vệ thương mại
11/07/2023 10:23
Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục trong tầm ngắm bị khởi kiện của các quốc gia nhập khẩu lớn.
Theo số liệu vừa được Bộ Công Thương công bố, 6 tháng đầu năm 2023, các nước đã khởi kiện 4 vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu nước ta. Trong số này, có 3 vụ việc chống bán phá giá, 1 vụ việc tự vệ, theo đó, với các vụ việc này, Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp xử lý hiệu quả.
So với cùng kỳ năm trước, số vụ việc bị khởi kiện đã giảm nhẹ 1 vụ (cùng kỳ năm 2022 có 5 vụ việc bị khởi kiện).
Việt Nam xuất khẩu nhiều hàng hóa sang Mỹ, do đó, Mỹ cũng là quốc gia khởi kiện hàng Việt nhiều nhất trong nửa đầu năm nay. Bằng chứng là trong 4 vụ việc bị khởi kiện mới, có 3 vụ từ thị trường Mỹ, 1 vụ việc tự vệ của Philippines với vỏ bình gas bằng thép..
Cụ thể, trong tháng 5/2023, Mỹ khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm giá để đồ bằng thép không dùng bu-lông, có mã HS 9403.20.0075 nhập khẩu từ Việt Nam.
Dữ liệu sơ bộ từ Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (USITC), trong năm 2022, Việt Nam xuất khẩu khoảng 32,7 triệu USD sản phẩm bị đề nghị điều tra sang Mỹ, chiếm khoảng 15,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước vào Mỹ, đứng thứ 4 trong số các nước xuất khẩu sang Mỹ (sau Đài Loan-TQ, Trung Quốc, Thái Lan).
Biên độ phá giá cáo buộc từ 92,60% - 224,94%.
Tháng 2/2023, Mỹ khởi xướng điều tra chống bán phá giá với máy xịt rửa áp lực cao chạy bằng gas nhập khẩu từ Việt Nam. Nguyên đơn trong vụ việc này là FNA Group, Inc (Mỹ) sản phẩm bị điều tra có mã HS 8424.30.90 và 8424.90.9040
Năm 2021, Việt Nam xuất khẩu khoảng 430 triệu USD sản phẩm máy xịt rửa áp lực cao chạy bằng gas sang Mỹ, chiếm khoảng 44% tổng trị giá xuất khẩu từ tất cả các nước vào Mỹ, tăng hơn 1,5 lần so với năm 2020, và gấp 25 lần so với năm 2019.
Gần nhất, tháng 6/2023, sản phẩm túi mua hàng bằng giấy của Việt Nam bị Bộ Thương mại Mỹ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, với biên độ bán phá giá cáo buộc từ 27,64% đến 92,34%.
Như vậy, tính đến hết tháng 6/2023, các nước đã khởi kiện 231 vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (bao gồm 128 vụ việc chống bán phá giá, 23 vụ việc chống trợ cấp, 47 vụ việc tự vệ, 33 vụ việc chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại).
Với riêng thị trường Mỹ, tính đến hết năm 2022, Mỹ đã điều tra 52 vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng Việt, chiếm khoảng 23% tổng số vụ việc nước ngoài điều tra với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Cục Phòng vệ Thương mại lý giải, nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do, các hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ, nhiều mặt hàng xuất khẩu trên đà tăng trưởng mạnh.
Từ đó, hàng xuất khẩu của Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn trên nhiều thị trường nước ngoài. Mặt khác, cũng gây áp lực cho các doanh nghiệp nội địa tại thị trường nhập khẩu, buộc Chính phủ của họ phải sử dụng các công cụ phòng vệ đã được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép để bảo vệ lợi ích của ngành sản xuất trong nước.
Ngoài ra, việc tham gia vào các chuỗi cung ứng khu vực khiến Việt Nam trở thành quốc gia thường xuyên bị kiện chung với một số nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ... - là các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn, thường xuyên bị điều tra phòng vệ thương mại hoặc bị nghi ngờ chuyển tải bất hợp pháp nhằm lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đối với các nước này.
Về công tác cảnh báo sớm, Bộ Công Thương cho biết đã thực hiện tổng hợp thông tin để cập nhật Danh sách các mặt hàng cảnh báo sớm. Hiện, Bộ đang theo dõi biến động xuất khẩu của 40 mặt hàng và định kỳ đưa ra danh sách cảnh báo gồm 14 mặt hàng để thông tin cho các cơ quan chức năng, các hiệp hội, doanh nghiệp và các bên liên quan khác.
Link gốc Báo Đầu tư
Theo số liệu vừa được Bộ Công Thương công bố, 6 tháng đầu năm 2023, các nước đã khởi kiện 4 vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu nước ta. Trong số này, có 3 vụ việc chống bán phá giá, 1 vụ việc tự vệ, theo đó, với các vụ việc này, Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp xử lý hiệu quả.
So với cùng kỳ năm trước, số vụ việc bị khởi kiện đã giảm nhẹ 1 vụ (cùng kỳ năm 2022 có 5 vụ việc bị khởi kiện).
Việt Nam xuất khẩu nhiều hàng hóa sang Mỹ, do đó, Mỹ cũng là quốc gia khởi kiện hàng Việt nhiều nhất trong nửa đầu năm nay. Bằng chứng là trong 4 vụ việc bị khởi kiện mới, có 3 vụ từ thị trường Mỹ, 1 vụ việc tự vệ của Philippines với vỏ bình gas bằng thép..
Cụ thể, trong tháng 5/2023, Mỹ khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm giá để đồ bằng thép không dùng bu-lông, có mã HS 9403.20.0075 nhập khẩu từ Việt Nam.
Dữ liệu sơ bộ từ Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (USITC), trong năm 2022, Việt Nam xuất khẩu khoảng 32,7 triệu USD sản phẩm bị đề nghị điều tra sang Mỹ, chiếm khoảng 15,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước vào Mỹ, đứng thứ 4 trong số các nước xuất khẩu sang Mỹ (sau Đài Loan-TQ, Trung Quốc, Thái Lan).
Biên độ phá giá cáo buộc từ 92,60% - 224,94%.
Tháng 2/2023, Mỹ khởi xướng điều tra chống bán phá giá với máy xịt rửa áp lực cao chạy bằng gas nhập khẩu từ Việt Nam. Nguyên đơn trong vụ việc này là FNA Group, Inc (Mỹ) sản phẩm bị điều tra có mã HS 8424.30.90 và 8424.90.9040
Năm 2021, Việt Nam xuất khẩu khoảng 430 triệu USD sản phẩm máy xịt rửa áp lực cao chạy bằng gas sang Mỹ, chiếm khoảng 44% tổng trị giá xuất khẩu từ tất cả các nước vào Mỹ, tăng hơn 1,5 lần so với năm 2020, và gấp 25 lần so với năm 2019.
Gần nhất, tháng 6/2023, sản phẩm túi mua hàng bằng giấy của Việt Nam bị Bộ Thương mại Mỹ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, với biên độ bán phá giá cáo buộc từ 27,64% đến 92,34%.
Như vậy, tính đến hết tháng 6/2023, các nước đã khởi kiện 231 vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (bao gồm 128 vụ việc chống bán phá giá, 23 vụ việc chống trợ cấp, 47 vụ việc tự vệ, 33 vụ việc chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại).
Với riêng thị trường Mỹ, tính đến hết năm 2022, Mỹ đã điều tra 52 vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng Việt, chiếm khoảng 23% tổng số vụ việc nước ngoài điều tra với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Cục Phòng vệ Thương mại lý giải, nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do, các hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ, nhiều mặt hàng xuất khẩu trên đà tăng trưởng mạnh.
Từ đó, hàng xuất khẩu của Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn trên nhiều thị trường nước ngoài. Mặt khác, cũng gây áp lực cho các doanh nghiệp nội địa tại thị trường nhập khẩu, buộc Chính phủ của họ phải sử dụng các công cụ phòng vệ đã được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép để bảo vệ lợi ích của ngành sản xuất trong nước.
Ngoài ra, việc tham gia vào các chuỗi cung ứng khu vực khiến Việt Nam trở thành quốc gia thường xuyên bị kiện chung với một số nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ... - là các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn, thường xuyên bị điều tra phòng vệ thương mại hoặc bị nghi ngờ chuyển tải bất hợp pháp nhằm lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đối với các nước này.
Về công tác cảnh báo sớm, Bộ Công Thương cho biết đã thực hiện tổng hợp thông tin để cập nhật Danh sách các mặt hàng cảnh báo sớm. Hiện, Bộ đang theo dõi biến động xuất khẩu của 40 mặt hàng và định kỳ đưa ra danh sách cảnh báo gồm 14 mặt hàng để thông tin cho các cơ quan chức năng, các hiệp hội, doanh nghiệp và các bên liên quan khác.
Link gốc Báo Đầu tư
THÔNG TIN THAM KHẢO CÁC NGÀNH HÀNG CÔNG NGHIỆP
THAM KHẢO CHI TIẾT BÁO CÁO NGÀNH GIẤY, BAO BÌ GIẤY CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI TẠI ĐÂY