Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ sáu, ngày 27 tháng 12 năm 2024
Vietnamese English

Thỏa thuận ổn định chuỗi cung ứng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có hiệu lực

25/02/2024 16:07

Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thỏa thuận đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng, với sự tham gia của Mỹ, Nhật Bản và các nền kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 24/2/2024.

Thỏa thuận đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng, với sự tham gia của Mỹ, Nhật Bản và các nền kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 24/2.

Đây được coi là thỏa thuận đa quốc gia đầu tiên vạch ra các bước nhằm tăng cường hợp tác khi xảy ra những gián đoạn nghiêm trọng về chuỗi cung ứng trong khu vực.

Thỏa thuận được các bên đàm phán theo Khuôn khổ Hợp tác Kinh tế Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF) triển khai năm 2022, cho phép các nước hỗ trợ lẫn nhau để đảm bảo những danh mục thiết yếu trong các thời điểm xảy ra gián đoạn các chuỗi cung ứng như trong đại dịch.

Trong số 14 nước tham gia đàm phán IPEF, 5 quốc gia gồm Mỹ, Nhật Bản, Fiji, Ấn Độ và Singapore đã bắt đầu thực thi thỏa thuận sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết trong nước.

Thỏa thuận về chuỗi cung ứng được các bên nhất trí từ tháng 5/2023 và ký kết tháng 11/2023. Đây là thỏa thuận đầu tiên có hiệu lực trong số các thỏa thuận mà các nước đã nhất trí.

Theo thỏa thuận, các nước xác định rõ các lĩnh vực và hàng hóa thiết yếu trong khi xây dựng các kế hoạch hành động, cung cấp khuyến nghị để tăng cường tính ổn định và cạnh tranh cho những danh mục này.

Các nước tham gia đàm phán IPEF cũng sẽ thành lập Mạng lưới ứng phó khủng hoảng chuỗi cung ứng, cung cấp kênh liên lạc khẩn cấp và tăng cường trao đổi thông tin, cung cấp nền tảng để yêu cầu và đề nghị hỗ trợ trong ứng phó với các gián đoạn chuỗi cung ứng.

IPEF hiện gồm 14 nước tham gia đàm phán, chiếm khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, gồm Australia, Brunei, Fiji, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ và Việt Nam. Các nước đã đạt thỏa thuận trong hầu hết mọi trụ cột, ngoại trừ trao đổi thương mại./.

Nguồn: Báo Công Thương (xem link gốc)

(1)  Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các cảng biển, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY
(2) Công nghệ mới trong logistics và quản trị chuỗi cung ứng, vui lòng xem TẠI ĐÂY
(3) Báo cáo nghiên cứu thị trường Chuỗi cung ứng lạnh (tập trung vào kho lạnh, vận tải lạnh) của Việt Nam và thế giới, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
(4) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY

 

Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 7
Số người truy cập: 6.254.594
Chung nhan Tin Nhiem Mang