Thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng tiềm năng sang khu vực Tây Á
15/12/2023 14:48
Để tiếp cận thị trường Tây Á hiệu quả hơn, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nghiên cứu phân loại, xây dựng chiến lược cụ thể đối với từng loại hàng hóa xuất khẩu phù hợp theo nhu cầu của từng nước tại khu vực này.
Ngày 12/12/2023, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo quốc tế “Thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng tiềm năng sang khu vực Tây Á” nhằm hỗ trợ các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường, tìm hiểu nhu cầu nhập khẩu hàng hóa và nắm bắt cơ hội giao thương với các đối tác tại Tây Á.
Hội thảo thu hút sự quan tâm, tham dự trực tiếp và trực tuyến của gần 200 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan đại diện ngoại giao/thương mại, tổ chức, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp của Việt Nam và các nước Tây Á.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho biết, với quy mô 15 quốc gia và vùng lãnh thổ, dân số khoảng 500 triệu người và thu nhập ngày càng tăng, khu vực Tây Á đang nổi lên như khối thị trường xuất khẩu tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ trưởng thông tin, Việt Nam hiện là nền kinh tế lớn thứ 3 ASEAN với quy mô GDP gần 410 tỷ USD. Về ngoại thương, Việt Nam là một trong 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 735 tỷ USD và đang là thành viên đầy đủ của 16 FTA với hầu hết các đối tác kinh tế lớn trên thế giới.
Về thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam được Hội nghị Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển đưa vào danh sách 20 quốc gia thu hút FDI hàng đầu thế giới, với sự hiện diện của gần 35.900 dự án, tổng vốn đăng ký đạt trên 435 tỷ USD đến từ 141 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong giai đoạn 2018-2022, quan hệ giữa Việt Nam và các nước khu vực Tây Á đã ghi nhận những bước phát triển rất tốt đẹp, tạo đà cho hợp tác kinh tế, thương mại phát triển. Nếu như năm 2018, tổng kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều mới chỉ đạt gần 14 tỷ USD, thì đến năm 2022 con số này đã đạt gần 19,5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam bình quân đạt khoảng 8 tỷ USD/năm. Dự báo trong năm 2023, tổng giá trị xuất nhập khẩu có thể đạt mức 20 tỷ USD.
Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, Thứ trưởng nhấn mạnh Việt Nam và các nước khu vực Tây Á có nhiều tiềm năng để tiếp tục mở rộng quy mô thương mại song phương, bởi cơ cấu hàng xuất nhập khẩu hai chiều cơ bản không cạnh tranh trực tiếp mà có tính bổ sung cho nhau. Đây là điều kiện thuận lợi để cộng đồng doanh nghiệp hai nước xây dựng, củng cố và đa dạng hóa chuỗi cung ứng hàng hóa, đặc biệt đối với những ngành hàng, mặt hàng mà một Bên có thế mạnh, Bên kia có nhu cầu và ngược lại.
Thứ trưởng khẳng định, Bộ Công Thương, Đại sứ quán và các cơ quan hữu quan của Việt Nam và các nước sẵn sàng hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam triển khai các hoạt động hợp tác trong tương lai.
Thông tin về tiềm năng đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Tây Á, ông Đỗ Quốc Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết: Mặc dù hợp tác thương mại giữa Việt Nam và các nước Tây Á trong những năm qua đã có sự khởi sắc, tuy nhiên, ông Đỗ Quốc Hưng cũng thẳng thắn nhìn nhận kim ngạch thương mại hai chiều vẫn chưa tương xứng với tiềm năng thực sự của mỗi Bên.
Ảnh: Toàn cảnh hội thảo
Để hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể tiếp cận thị trường Tây Á một cách hiệu quả hơn, ông Đỗ Quốc Hưng lưu ý, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nghiên cứu phân loại, xây dựng chiến lược cụ thể đối với từng loại hàng hóa phù hợp theo nhu cầu của từng nhóm nước tại khu vực Tây Á.
Cũng theo ông Đỗ Quốc Hưng, để nắm bắt cơ hội phát triển xuất khẩu sang Tây Á, cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội, ngành hàng và doanh nghiệp Việt Nam cần cùng nhau đồng hành, phối hợp trong các hoạt động: (i) Tăng cường trao đổi đoàn giao thương, đoàn doanh nghiệp; (ii) Nghiên cứu đàm phán, ký các văn kiện hợp tác trong việc công nhận lẫn nhau về chứng chỉ Halal; (iii) Đẩy mạnh hợp tác logistics, ngân hàng, tài chính, chuyển đổi số...; (iv) Khuyến khích doanh nghiệp phát triển thương hiệu, đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu tại địa bàn sở tại; (v) Hỗ trợ doanh nghiệp đưa hàng vào các chuỗi siêu thị lớn ở sở tại như Lulu, Choithrams, Al Maya, Spinneys… với các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam.
Link gốc Tạp chí Công Thương
THÔNG TIN THAM KHẢO LĨNH VỰC LOGITICS VÀ KINH TẾ, THƯƠNG MẠI:
(1) Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các ga, cảng, thị trường giao nhận, bất động sản logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY
Ngày 12/12/2023, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo quốc tế “Thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng tiềm năng sang khu vực Tây Á” nhằm hỗ trợ các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường, tìm hiểu nhu cầu nhập khẩu hàng hóa và nắm bắt cơ hội giao thương với các đối tác tại Tây Á.
Hội thảo thu hút sự quan tâm, tham dự trực tiếp và trực tuyến của gần 200 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan đại diện ngoại giao/thương mại, tổ chức, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp của Việt Nam và các nước Tây Á.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho biết, với quy mô 15 quốc gia và vùng lãnh thổ, dân số khoảng 500 triệu người và thu nhập ngày càng tăng, khu vực Tây Á đang nổi lên như khối thị trường xuất khẩu tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ trưởng thông tin, Việt Nam hiện là nền kinh tế lớn thứ 3 ASEAN với quy mô GDP gần 410 tỷ USD. Về ngoại thương, Việt Nam là một trong 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 735 tỷ USD và đang là thành viên đầy đủ của 16 FTA với hầu hết các đối tác kinh tế lớn trên thế giới.
Về thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam được Hội nghị Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển đưa vào danh sách 20 quốc gia thu hút FDI hàng đầu thế giới, với sự hiện diện của gần 35.900 dự án, tổng vốn đăng ký đạt trên 435 tỷ USD đến từ 141 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong giai đoạn 2018-2022, quan hệ giữa Việt Nam và các nước khu vực Tây Á đã ghi nhận những bước phát triển rất tốt đẹp, tạo đà cho hợp tác kinh tế, thương mại phát triển. Nếu như năm 2018, tổng kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều mới chỉ đạt gần 14 tỷ USD, thì đến năm 2022 con số này đã đạt gần 19,5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam bình quân đạt khoảng 8 tỷ USD/năm. Dự báo trong năm 2023, tổng giá trị xuất nhập khẩu có thể đạt mức 20 tỷ USD.
Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, Thứ trưởng nhấn mạnh Việt Nam và các nước khu vực Tây Á có nhiều tiềm năng để tiếp tục mở rộng quy mô thương mại song phương, bởi cơ cấu hàng xuất nhập khẩu hai chiều cơ bản không cạnh tranh trực tiếp mà có tính bổ sung cho nhau. Đây là điều kiện thuận lợi để cộng đồng doanh nghiệp hai nước xây dựng, củng cố và đa dạng hóa chuỗi cung ứng hàng hóa, đặc biệt đối với những ngành hàng, mặt hàng mà một Bên có thế mạnh, Bên kia có nhu cầu và ngược lại.
Thứ trưởng khẳng định, Bộ Công Thương, Đại sứ quán và các cơ quan hữu quan của Việt Nam và các nước sẵn sàng hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam triển khai các hoạt động hợp tác trong tương lai.
Thông tin về tiềm năng đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Tây Á, ông Đỗ Quốc Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết: Mặc dù hợp tác thương mại giữa Việt Nam và các nước Tây Á trong những năm qua đã có sự khởi sắc, tuy nhiên, ông Đỗ Quốc Hưng cũng thẳng thắn nhìn nhận kim ngạch thương mại hai chiều vẫn chưa tương xứng với tiềm năng thực sự của mỗi Bên.
Ảnh: Toàn cảnh hội thảo
Để hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể tiếp cận thị trường Tây Á một cách hiệu quả hơn, ông Đỗ Quốc Hưng lưu ý, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nghiên cứu phân loại, xây dựng chiến lược cụ thể đối với từng loại hàng hóa phù hợp theo nhu cầu của từng nhóm nước tại khu vực Tây Á.
Cũng theo ông Đỗ Quốc Hưng, để nắm bắt cơ hội phát triển xuất khẩu sang Tây Á, cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội, ngành hàng và doanh nghiệp Việt Nam cần cùng nhau đồng hành, phối hợp trong các hoạt động: (i) Tăng cường trao đổi đoàn giao thương, đoàn doanh nghiệp; (ii) Nghiên cứu đàm phán, ký các văn kiện hợp tác trong việc công nhận lẫn nhau về chứng chỉ Halal; (iii) Đẩy mạnh hợp tác logistics, ngân hàng, tài chính, chuyển đổi số...; (iv) Khuyến khích doanh nghiệp phát triển thương hiệu, đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu tại địa bàn sở tại; (v) Hỗ trợ doanh nghiệp đưa hàng vào các chuỗi siêu thị lớn ở sở tại như Lulu, Choithrams, Al Maya, Spinneys… với các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam.
Link gốc Tạp chí Công Thương
THÔNG TIN THAM KHẢO LĨNH VỰC LOGITICS VÀ KINH TẾ, THƯƠNG MẠI:
(1) Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các ga, cảng, thị trường giao nhận, bất động sản logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY
(2) Công nghệ mới trong logistics và quản trị chuỗi cung ứng, vui lòng xem TẠI ĐÂY
(3) Báo cáo nghiên cứu thị trường Chuỗi cung ứng lạnh (tập trung vào kho lạnh, vận tải lạnh) của Việt Nam và thế giới, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
(4) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
(3) Báo cáo nghiên cứu thị trường Chuỗi cung ứng lạnh (tập trung vào kho lạnh, vận tải lạnh) của Việt Nam và thế giới, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
(4) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY