Thủ tục nhập khẩu mặt hàng sữa và sản phẩm sữa vào Thái Lan
18/04/2018 11:07
Thị trường sữa tại Thái Lan có giá trị khoảng 3,4 tỷ USD (năm 2016) với mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người cao hơn 2,23 lần so với Việt Nam (mức tiêu thụ sữa nước vào khoảng 35 lít/người/năm, cao hơn nhiều so với mức tiêu thụ 17 lít/người/năm của Việt Nam). Hiện nay, nước này chủ yếu nhập khẩu sữa nước từ Niu Di-lân, Úc, In-đô-nê-xi-a, Hoa Kỳ và Hà Lan.
Đối với các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, việc nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa vào thị trường Thái Lan không bị áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu và được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0% theo lộ trình giảm thuế của nước này trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).
Nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa của Việt Nam thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng này, Bộ Công Thương xin giới thiệu các thông tin về thủ tục nhập khẩu cần thiết như sau:
Đối với phía Việt Nam
- Cơ quan quản lý nhà nước: Trong trường hợp xuất khẩu sữa tươi chưa qua chế biến, phía Thái Lan yêu cầu phải có công văn (cung cấp thông tin về doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu các sản phẩm sữa và thông tin về các sản phẩm sữa cụ thể sẽ xuất khẩu sang Thái Lan) của Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam gửi Cục Phát triển chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan. Sau khi nhận được văn bản của Cục Chăn nuôi Việt Nam, Cục Phát triển chăn nuôi Thái Lan sẽ cử đoàn sang Việt Nam kiểm tra quy trình sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam.
- Doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu: Doanh nghiệp xuất khẩu cung cấp các thông tin cho phía nhập khẩu làm thủ tục nhập khẩu (sẽ cụ thể hóa tại phần dành cho doanh nghiệp nhập khẩu). Đối với trường hợp xuất khẩu sữa tươi chưa qua chế biến, doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải làm việc với đoàn Cục Chăn nuôi Thái Lan sang kiểm tra quy trình sản xuất, các yêu cầu SPS.
Đối với nhà nhập khẩu tại Thái Lan (bao gồm cả chi nhánh doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu Việt Nam tại Thái Lan khi nhập khẩu sữa từ Việt Nam):
- Trước khi nhập khẩu và lưu hành trên thị trường, doanh nghiệp tại Thái Lan đăng ký sản phẩm sữa muốn nhập khẩu từ Việt Nam tại Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Thái Lan (FDA) thuộc Bộ Y tế cộng đồng nước này.
- Doanh nghiệp nhập khẩu làm thủ tục để Ủy ban Quản lý Sữa và các sản phẩm sữa Thái Lan thông qua.
- Doanh nghiệp nhập khẩu đăng ký để được cấp phép nhập khẩu sữa với Cục Ngoại thương, Bộ Thương mại Thái Lan.
Thủ tục nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa vào Thái Lan cụ thể như sau:
1. Thủ tục đăng ký xin giấy phép nhập khẩu tại Cục Ngoại thương
1.1. Sữa nguyên liệu (HS 0401.10.10; 0401.10.90; 0401.20.10; 0401.20.90; 0401.40.10; 0401.40.20; 0401.40.90; 0401.50.10; 0401.50.90)
1.1.1. Điều kiện để được đăng ký
- Pháp nhân sản xuất, nhập khẩu, chế biến, bán, đóng gói hoặc tự quản lý sản phẩm sữa nguyên liệu được Ủy ban Quản lý Sữa và các sản phẩm Sữa cấp phép.
- Không thuộc đối tượng pháp nhân đã bị hủy đăng ký nhập khẩu sữa nguyên liệu trong thời gian 2 năm kể từ ngày bị hủy.
- Không thuộc đối tượng pháp nhân mà nhân sự quản lý hoặc điều hành thuộc pháp nhân đã bị hủy đăng ký nhập khẩu sữa nguyên liệu trong thời gian 2 năm kể từ ngày bị hủy.
- Không phải đối tượng pháp nhân đang bị treo hoặc vẫn đang bị hủy đăng ký làm nhà nhập khẩu sữa nguyên liệu.
1.1.2. Các tài liệu cần phải nộp
- Giấy phép đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Thương mại Thái Lan cấp có thời hạn không quá 6 tháng kể từ ngày đăng ký.
- Trong trường hợp chứng nhận đăng ký không nêu cụ thể rằng pháp nhân đăng ký hoạt động trong ngành nghề được nêu thì phải đưa ra được bằng chứng hoặc tài liệu cho thấy người nộp đăng ký hoạt động, sản xuất, nhập khẩu, chế biến, bán, đóng gói hoặc tự quản lý sản phẩm sữa nguyên liệu.
- Kế hoạch nhập khẩu và sử dụng sữa nguyên liệu, trong đó nêu rõ lượng sữa nguyên liệu cần phục vụ cho hoạt động của mình.
- Bản đồ nơi lưu kho sữa nguyên liệu được nhập khẩu.
1.2. Sữa uống liền (HS 2202.90.10; 2202.90.20; 2202.90.30; 2202.90.90)
1.2.1. Điều kiện để được đăng ký
- Pháp nhân sản xuất, nhập khẩu, chế biến, bán, đóng gói hoặc tự quản lý sản phẩm sữa uống liền được Ủy ban Quản lý Sữa và các sản phẩm Sữa cấp phép.
- Không thuộc đối tượng pháp nhân đã bị hủy đăng ký nhập khẩu sữa uống liền trong thời gian 2 năm kể từ ngày bị hủy.
- Không thuộc đối tượng pháp nhân mà nhân sự quản lý hoặc điều hành thuộc pháp nhân đã bị hủy đăng ký nhập khẩu sữa uống liền trong thời gian 2 năm kể từ ngày bị hủy.
- Không phải đối tượng pháp nhân đang bị treo hoặc vẫn đang bị hủy đăng ký làm nhà nhập khẩu sữa uống liền.
1.2.2. Các tài liệu cần phải nộp
- Chứng nhận đăng ký với tư cách pháp nhân được Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Thương mại Thái Lan cấp có thời hạn không quá 6 tháng kể từ ngày đăng ký.
- Trong trường hợp chứng nhận đăng ký không nêu cụ thể rằng pháp nhân đăng ký hoạt động trong ngành nghề được nêu thì phải đưa ra được bằng chứng hoặc tài liệu cho thấy người nộp đăng ký hoạt động, sản xuất, nhập khẩu, chế biến, bán, đóng gói hoặc tự quản lý sản phẩm sữa uống liền.
- Kế hoạch nhập khẩu và sử dụng sữa uống liền, trong đó nêu rõ lượng sữa nguyên liệu cần phục vụ cho hoạt động của mình.
- Bản đồ nơi lưu kho sữa uống liền được nhập khẩu.
1.3. Sữa bột gầy (HS 0402.10.41; 0402.10.49; 0402.10.91; 0402.10.99)
1.3.1. Điều kiện để được đăng ký
- Pháp nhân sản xuất, nhập khẩu, chế biến, bán, đóng gói hoặc tự quản lý sản phẩm sữa bột gầy được Ủy ban Quản lý Sữa và sản phẩm Sữa cho phép.
- Không thuộc đối tượng pháp nhân đã bị hủy đăng ký nhập khẩu sữa bột gầy trong thời gian 2 năm kể từ ngày bị hủy.
- Không thuộc đối tượng pháp nhân mà nhân sự quản lý hoặc điều hành thuộc pháp nhân đã bị hủy đăng ký nhập khẩu sữa bột gầy trong thời gian 2 năm kể từ ngày bị hủy.
- Không phải đối tượng pháp nhân đang bị treo hoặc vẫn đang bị hủy đăng ký làm nhà nhập khẩu sữa bột gầy.
1.3.2. Các tài liệu cần phải nộp
- Chứng nhận đăng ký với tư cách pháp nhân được Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Thương mại Thái Lan cấp có thời hạn không quá 6 tháng kể từ ngày đăng ký.
- Trong trường hợp chứng nhận đăng ký không nêu cụ thể rằng pháp nhân đăng ký hoạt động trong ngành nghề được nêu thì phải đưa ra được bằng chứng hoặc tài liệu cho thấy người nộp đăng ký hoạt động, sản xuất, nhập khẩu, chế biến, bán, đóng gói hoặc tự quản lý sản phẩm sữa bột gầy.
- Kế hoạch nhập khẩu và sử dụng sữa uống liền, trong đó nêu rõ lượng sữa bột gầy cần phục vụ cho hoạt động của mình.
- Bản đồ nơi lưu kho sữa bột gầy được nhập khẩu.
2. Thủ tục tại Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Thái Lan
2.1. Giấy phép nhập khẩu thực phẩm (trong đó có sữa và sản phẩm sữa)
Thực phẩm nhập khẩu lưu hành tại Thái Lan được yêu cầu bắt buộc phải có giấy phép nhập khẩu. Cán bộ kiểm tra của FDA sẽ thăm quan và kiểm tra cơ sở lưu trữ (hoặc nhà kho) trước khi cấp phép. Người được cấp giấy phép có thể nhập khẩu bất cứ loại thực phẩm nào trong danh sách được FDA cấp phép.
Đối với trường hợp nhập khẩu để phục vụ hội chợ, giấy phép nhập khẩu tạm thời là yêu cầu bắt buộc. Trường hợp ngoại lệ chỉ được xem xét đối với việc nhập khẩu mẫu thực phẩm phục vụ công việc kiểm tra tại phòng thí nghiệm và xem xét trước khi mua.
2.2. Đăng ký thực phẩm
Doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm thuộc danh mục bị quản lý bắt buộc phải đăng ký sản phẩm trước khi nhập khẩu và lưu hành trên thị trường. Hồ sơ đăng ký phải được xét duyệt bởi Văn phòng Thực phẩm, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Thái Lan. Đối với những doanh nghiệp ở bên ngoài Bangkok, hồ sơ có thể nộp tại Văn phòng Sức khỏe Cộng đồng tại các tỉnh thành. Thời gian hoàn thiện việc đăng ký sản phẩm, tính từ thời điểm nộp hồ sơ, vào khoảng 01 tháng. Tuy nhiên, tùy thuộc thông tin kê khai từng hồ sơ, thời gian xét duyệt có thể lâu hơn.
2.3. Dán nhãn thực phẩm và dán nhãn dinh dưỡng
Căn cứ theo phân loại của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Thái Lan, sản phẩm nhập khẩu thuộc 03 nhóm gồm: (i) thực phẩm bị quản lý; (ii) thực phẩm tiêu chuẩn; và (iii) thực phẩm bắt buộc dán nhãn tiêu chuẩn. Đối với mặt hàng sữa bò, đơn vị xuất khẩu phải tuân thủ các quy định về nhãn căn cứ theo Thông báo số 350 của Bộ Y tế cộng đồng Thái Lan. Đối với nhóm các mặt hàng sữa còn lại, đơn vị xuất khẩu có thể tham khảo thêm trong Thông báo số 194 về quy định dán nhãn thực phẩm. Riêng đối với các sản phẩm có ghi “cao cấp” (premium), Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Thái Lan yêu cầu đơn vị xuất khẩu phải nộp thêm các giấy tờ cần thiết để kiểm tra sản phẩm đáp ứng các tiêu chí về chất lượng căn cứ theo Thông báo số 365.
Bên cạnh đó, đối với quy định về dán nhãn dinh dưỡng, doanh nghiệp xuất khẩu phải tham khảo nội dung Thông báo số 182 (1998), và 219 (2001). Nhãn dinh dưỡng là yêu cầu bắt buộc đối với 03 nhóm thực phẩm gồm (a) thực phẩm công bố giá trị dinh dưỡng cụ thể; (b) thực phẩm sử dụng dinh dưỡng để quảng cáo; (c) thực phẩm dành cho nhóm khách hàng cụ thể (ví dụ: trẻ em, người già,...); (d) thực phẩm khác liệt kê trong Thông báo số 305.
2.4. Hướng dẫn thực hành sản xuất tốt (GMP)
Căn cứ theo Thông báo số 193 (năm 2000), Thái Lan yêu cầu các nhà sản xuất nội địa và quốc tế đối với 57 sản phẩm phải tuân thủ những nguyên tắc chung về thực hành sản xuất tốt. Trong số này bao gồm các sản phẩm sữa bò, sữa nuôi cấy, sữa có hương vị, và các sản phẩm sữa khác.
Các nhà sản xuất nội địa phải tuân thủ quy định trong Thông báo số 193 (2000). Ngoài ra, doanh nghiệp và đơn vị ủy nhiệm nhập khẩu phải cung cấp chứng nhận của các nhà máy, đơn vị sản xuất đáp ứng tiêu chí về chất lượng sản phẩm tương đương với GMP của Thái Lan. Những chứng nhận tương đương bao gồm (i) GMP của Thái Lan; (ii) GMP của Codex; (iii) HACCP; (iv) ISO 9000; và (v) các chứng nhận tương đương.
Kể từ thời điểm 07 tháng 11 năm 2012, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Thái Lan thiết lập thêm các biện pháp quản lý GMP đối với thực phẩm đóng gói. Danh sách mới bao gồm thêm mặt hàng sữa thanh trùng uống liền.
3. Thủ tục thông quan tại cửa khẩu
- Hóa đơn bán hàng cho doanh nghiệp hoặc đơn vị ủy nhiệm của Thái Lan
- Vận đơn hay chứng từ vận tải
- Chứng nhận xuất xứ (mẫu D) hoặc Invoice Declaration (mã ưu tiên SC2)
- Chứng nhận chất lượng (Certificate of Assurance)
- Giấy phép nhập khẩu (Tor 2) do Cục Ngoại thương, Bộ Thương mại Thái Lan cấp để được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định ATIGA.
- Giấy chứng nhận của FDA (Sor Bor 5)./.
Đối với các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, việc nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa vào thị trường Thái Lan không bị áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu và được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0% theo lộ trình giảm thuế của nước này trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).
Nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa của Việt Nam thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng này, Bộ Công Thương xin giới thiệu các thông tin về thủ tục nhập khẩu cần thiết như sau:
Đối với phía Việt Nam
- Cơ quan quản lý nhà nước: Trong trường hợp xuất khẩu sữa tươi chưa qua chế biến, phía Thái Lan yêu cầu phải có công văn (cung cấp thông tin về doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu các sản phẩm sữa và thông tin về các sản phẩm sữa cụ thể sẽ xuất khẩu sang Thái Lan) của Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam gửi Cục Phát triển chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan. Sau khi nhận được văn bản của Cục Chăn nuôi Việt Nam, Cục Phát triển chăn nuôi Thái Lan sẽ cử đoàn sang Việt Nam kiểm tra quy trình sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam.
- Doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu: Doanh nghiệp xuất khẩu cung cấp các thông tin cho phía nhập khẩu làm thủ tục nhập khẩu (sẽ cụ thể hóa tại phần dành cho doanh nghiệp nhập khẩu). Đối với trường hợp xuất khẩu sữa tươi chưa qua chế biến, doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải làm việc với đoàn Cục Chăn nuôi Thái Lan sang kiểm tra quy trình sản xuất, các yêu cầu SPS.
Đối với nhà nhập khẩu tại Thái Lan (bao gồm cả chi nhánh doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu Việt Nam tại Thái Lan khi nhập khẩu sữa từ Việt Nam):
- Trước khi nhập khẩu và lưu hành trên thị trường, doanh nghiệp tại Thái Lan đăng ký sản phẩm sữa muốn nhập khẩu từ Việt Nam tại Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Thái Lan (FDA) thuộc Bộ Y tế cộng đồng nước này.
- Doanh nghiệp nhập khẩu làm thủ tục để Ủy ban Quản lý Sữa và các sản phẩm sữa Thái Lan thông qua.
- Doanh nghiệp nhập khẩu đăng ký để được cấp phép nhập khẩu sữa với Cục Ngoại thương, Bộ Thương mại Thái Lan.
Thủ tục nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa vào Thái Lan cụ thể như sau:
1. Thủ tục đăng ký xin giấy phép nhập khẩu tại Cục Ngoại thương
1.1. Sữa nguyên liệu (HS 0401.10.10; 0401.10.90; 0401.20.10; 0401.20.90; 0401.40.10; 0401.40.20; 0401.40.90; 0401.50.10; 0401.50.90)
1.1.1. Điều kiện để được đăng ký
- Pháp nhân sản xuất, nhập khẩu, chế biến, bán, đóng gói hoặc tự quản lý sản phẩm sữa nguyên liệu được Ủy ban Quản lý Sữa và các sản phẩm Sữa cấp phép.
- Không thuộc đối tượng pháp nhân đã bị hủy đăng ký nhập khẩu sữa nguyên liệu trong thời gian 2 năm kể từ ngày bị hủy.
- Không thuộc đối tượng pháp nhân mà nhân sự quản lý hoặc điều hành thuộc pháp nhân đã bị hủy đăng ký nhập khẩu sữa nguyên liệu trong thời gian 2 năm kể từ ngày bị hủy.
- Không phải đối tượng pháp nhân đang bị treo hoặc vẫn đang bị hủy đăng ký làm nhà nhập khẩu sữa nguyên liệu.
1.1.2. Các tài liệu cần phải nộp
- Giấy phép đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Thương mại Thái Lan cấp có thời hạn không quá 6 tháng kể từ ngày đăng ký.
- Trong trường hợp chứng nhận đăng ký không nêu cụ thể rằng pháp nhân đăng ký hoạt động trong ngành nghề được nêu thì phải đưa ra được bằng chứng hoặc tài liệu cho thấy người nộp đăng ký hoạt động, sản xuất, nhập khẩu, chế biến, bán, đóng gói hoặc tự quản lý sản phẩm sữa nguyên liệu.
- Kế hoạch nhập khẩu và sử dụng sữa nguyên liệu, trong đó nêu rõ lượng sữa nguyên liệu cần phục vụ cho hoạt động của mình.
- Bản đồ nơi lưu kho sữa nguyên liệu được nhập khẩu.
1.2. Sữa uống liền (HS 2202.90.10; 2202.90.20; 2202.90.30; 2202.90.90)
1.2.1. Điều kiện để được đăng ký
- Pháp nhân sản xuất, nhập khẩu, chế biến, bán, đóng gói hoặc tự quản lý sản phẩm sữa uống liền được Ủy ban Quản lý Sữa và các sản phẩm Sữa cấp phép.
- Không thuộc đối tượng pháp nhân đã bị hủy đăng ký nhập khẩu sữa uống liền trong thời gian 2 năm kể từ ngày bị hủy.
- Không thuộc đối tượng pháp nhân mà nhân sự quản lý hoặc điều hành thuộc pháp nhân đã bị hủy đăng ký nhập khẩu sữa uống liền trong thời gian 2 năm kể từ ngày bị hủy.
- Không phải đối tượng pháp nhân đang bị treo hoặc vẫn đang bị hủy đăng ký làm nhà nhập khẩu sữa uống liền.
1.2.2. Các tài liệu cần phải nộp
- Chứng nhận đăng ký với tư cách pháp nhân được Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Thương mại Thái Lan cấp có thời hạn không quá 6 tháng kể từ ngày đăng ký.
- Trong trường hợp chứng nhận đăng ký không nêu cụ thể rằng pháp nhân đăng ký hoạt động trong ngành nghề được nêu thì phải đưa ra được bằng chứng hoặc tài liệu cho thấy người nộp đăng ký hoạt động, sản xuất, nhập khẩu, chế biến, bán, đóng gói hoặc tự quản lý sản phẩm sữa uống liền.
- Kế hoạch nhập khẩu và sử dụng sữa uống liền, trong đó nêu rõ lượng sữa nguyên liệu cần phục vụ cho hoạt động của mình.
- Bản đồ nơi lưu kho sữa uống liền được nhập khẩu.
1.3. Sữa bột gầy (HS 0402.10.41; 0402.10.49; 0402.10.91; 0402.10.99)
1.3.1. Điều kiện để được đăng ký
- Pháp nhân sản xuất, nhập khẩu, chế biến, bán, đóng gói hoặc tự quản lý sản phẩm sữa bột gầy được Ủy ban Quản lý Sữa và sản phẩm Sữa cho phép.
- Không thuộc đối tượng pháp nhân đã bị hủy đăng ký nhập khẩu sữa bột gầy trong thời gian 2 năm kể từ ngày bị hủy.
- Không thuộc đối tượng pháp nhân mà nhân sự quản lý hoặc điều hành thuộc pháp nhân đã bị hủy đăng ký nhập khẩu sữa bột gầy trong thời gian 2 năm kể từ ngày bị hủy.
- Không phải đối tượng pháp nhân đang bị treo hoặc vẫn đang bị hủy đăng ký làm nhà nhập khẩu sữa bột gầy.
1.3.2. Các tài liệu cần phải nộp
- Chứng nhận đăng ký với tư cách pháp nhân được Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Thương mại Thái Lan cấp có thời hạn không quá 6 tháng kể từ ngày đăng ký.
- Trong trường hợp chứng nhận đăng ký không nêu cụ thể rằng pháp nhân đăng ký hoạt động trong ngành nghề được nêu thì phải đưa ra được bằng chứng hoặc tài liệu cho thấy người nộp đăng ký hoạt động, sản xuất, nhập khẩu, chế biến, bán, đóng gói hoặc tự quản lý sản phẩm sữa bột gầy.
- Kế hoạch nhập khẩu và sử dụng sữa uống liền, trong đó nêu rõ lượng sữa bột gầy cần phục vụ cho hoạt động của mình.
- Bản đồ nơi lưu kho sữa bột gầy được nhập khẩu.
2. Thủ tục tại Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Thái Lan
2.1. Giấy phép nhập khẩu thực phẩm (trong đó có sữa và sản phẩm sữa)
Thực phẩm nhập khẩu lưu hành tại Thái Lan được yêu cầu bắt buộc phải có giấy phép nhập khẩu. Cán bộ kiểm tra của FDA sẽ thăm quan và kiểm tra cơ sở lưu trữ (hoặc nhà kho) trước khi cấp phép. Người được cấp giấy phép có thể nhập khẩu bất cứ loại thực phẩm nào trong danh sách được FDA cấp phép.
Đối với trường hợp nhập khẩu để phục vụ hội chợ, giấy phép nhập khẩu tạm thời là yêu cầu bắt buộc. Trường hợp ngoại lệ chỉ được xem xét đối với việc nhập khẩu mẫu thực phẩm phục vụ công việc kiểm tra tại phòng thí nghiệm và xem xét trước khi mua.
2.2. Đăng ký thực phẩm
Doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm thuộc danh mục bị quản lý bắt buộc phải đăng ký sản phẩm trước khi nhập khẩu và lưu hành trên thị trường. Hồ sơ đăng ký phải được xét duyệt bởi Văn phòng Thực phẩm, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Thái Lan. Đối với những doanh nghiệp ở bên ngoài Bangkok, hồ sơ có thể nộp tại Văn phòng Sức khỏe Cộng đồng tại các tỉnh thành. Thời gian hoàn thiện việc đăng ký sản phẩm, tính từ thời điểm nộp hồ sơ, vào khoảng 01 tháng. Tuy nhiên, tùy thuộc thông tin kê khai từng hồ sơ, thời gian xét duyệt có thể lâu hơn.
2.3. Dán nhãn thực phẩm và dán nhãn dinh dưỡng
Căn cứ theo phân loại của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Thái Lan, sản phẩm nhập khẩu thuộc 03 nhóm gồm: (i) thực phẩm bị quản lý; (ii) thực phẩm tiêu chuẩn; và (iii) thực phẩm bắt buộc dán nhãn tiêu chuẩn. Đối với mặt hàng sữa bò, đơn vị xuất khẩu phải tuân thủ các quy định về nhãn căn cứ theo Thông báo số 350 của Bộ Y tế cộng đồng Thái Lan. Đối với nhóm các mặt hàng sữa còn lại, đơn vị xuất khẩu có thể tham khảo thêm trong Thông báo số 194 về quy định dán nhãn thực phẩm. Riêng đối với các sản phẩm có ghi “cao cấp” (premium), Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Thái Lan yêu cầu đơn vị xuất khẩu phải nộp thêm các giấy tờ cần thiết để kiểm tra sản phẩm đáp ứng các tiêu chí về chất lượng căn cứ theo Thông báo số 365.
Bên cạnh đó, đối với quy định về dán nhãn dinh dưỡng, doanh nghiệp xuất khẩu phải tham khảo nội dung Thông báo số 182 (1998), và 219 (2001). Nhãn dinh dưỡng là yêu cầu bắt buộc đối với 03 nhóm thực phẩm gồm (a) thực phẩm công bố giá trị dinh dưỡng cụ thể; (b) thực phẩm sử dụng dinh dưỡng để quảng cáo; (c) thực phẩm dành cho nhóm khách hàng cụ thể (ví dụ: trẻ em, người già,...); (d) thực phẩm khác liệt kê trong Thông báo số 305.
2.4. Hướng dẫn thực hành sản xuất tốt (GMP)
Căn cứ theo Thông báo số 193 (năm 2000), Thái Lan yêu cầu các nhà sản xuất nội địa và quốc tế đối với 57 sản phẩm phải tuân thủ những nguyên tắc chung về thực hành sản xuất tốt. Trong số này bao gồm các sản phẩm sữa bò, sữa nuôi cấy, sữa có hương vị, và các sản phẩm sữa khác.
Các nhà sản xuất nội địa phải tuân thủ quy định trong Thông báo số 193 (2000). Ngoài ra, doanh nghiệp và đơn vị ủy nhiệm nhập khẩu phải cung cấp chứng nhận của các nhà máy, đơn vị sản xuất đáp ứng tiêu chí về chất lượng sản phẩm tương đương với GMP của Thái Lan. Những chứng nhận tương đương bao gồm (i) GMP của Thái Lan; (ii) GMP của Codex; (iii) HACCP; (iv) ISO 9000; và (v) các chứng nhận tương đương.
Kể từ thời điểm 07 tháng 11 năm 2012, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Thái Lan thiết lập thêm các biện pháp quản lý GMP đối với thực phẩm đóng gói. Danh sách mới bao gồm thêm mặt hàng sữa thanh trùng uống liền.
3. Thủ tục thông quan tại cửa khẩu
- Hóa đơn bán hàng cho doanh nghiệp hoặc đơn vị ủy nhiệm của Thái Lan
- Vận đơn hay chứng từ vận tải
- Chứng nhận xuất xứ (mẫu D) hoặc Invoice Declaration (mã ưu tiên SC2)
- Chứng nhận chất lượng (Certificate of Assurance)
- Giấy phép nhập khẩu (Tor 2) do Cục Ngoại thương, Bộ Thương mại Thái Lan cấp để được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định ATIGA.
- Giấy chứng nhận của FDA (Sor Bor 5)./.
Vụ Thị trường châu Á – châu Phi- Bộ Công Thương