Báo cáo thị trường logistics châu Âu số tháng 01/2021 (miễn phí)
17/02/2021 05:59
- Tình hình chung:
Theo số liệu tổng hợp từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) chỉ số phụ nhóm giao thông vận tải trong rổ hàng hóa, dịch vụ tính CPI ở EU sau khi giảm xuống còn 102,44 vào tháng 11/2020 (năm gốc 2015=100), đã tăng trở lại mức 103,86 điểm trong tháng 12/2020 do nhu cầu đi lại của người dân gia tăng vào dịp cuối năm. Tuy nhiên, đến hết năm 2020, chỉ số này vẫn thấp hơn hẳn so với tháng đầu năm, trước khi dịch bệnh COVID-19 hoành hành tại châu Âu.
Nguồn cung dịch vụ cũng khá hạn chế, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh lại diễn biến phức tạp tại các thị trường lớn. Các nhà cung cấp dịch vụ hạ tầng tại châu Âu đã báo cáo tình trạng thiếu các container lạnh và container khô 40 feet, đặc biệt tại Đức, Italy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng như thiếu các thiết bị kho bãi, cảng bến tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Hoạt động trên tuyến thương mại Châu Á - Bắc Âu trong giai đoạn tháng 1-giữa tháng 2 dương lịch hàng năm (thường trùng với dịp tết Nguyên Đán tại châu Á) nhìn chung thường thấp. Tuy nhiên, lượng hàng bị dồn trước đó để phục vụ nhu cầu tiêu thụ cho dịp lễ hội cuối năm cộng với tình trạng thiếu thiết bị ngày càng căng thẳng đang dẫn đến tắc nghẽn ở một số cảng trung tâm ở Châu Âu và Vương quốc Anh.
Các cảng biển của Vương quốc Anh vẫn chưa giải quyết được tình trạng ách tắc, tỷ lệ trễ chuyến tăng lên do tình trạng cắt giảm công suất tại một số cảng quan trọng tại Bắc Âu. Tháng 01/2021 chưa ghi nhận dấu hiệu giảm bớt tắc nghẽn tại các cảng ở Bờ Tây Hoa Kỳ, khiến vận chuyển tuyến EU- Bắc Mỹ tiếp tục gặp khó khăn.
Với lý do tắc nghẽn cảng, hai trong số ba liên minh tàu sân bay lớn tuyến đông tây đang tạm ngừng các chuyến đi giữa châu Á và châu Âu.
Hiện tại EU, với 500 triệu người tiêu dùng, vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Vương quốc Anh. Theo số liệu thống kê chính thức, Vương quốc Anh đã xuất khẩu 294 tỷ bảng Anh hàng hóa và dịch vụ sang khối vào năm 2019, chiếm 43% xuất khẩu của nước này.
Khi Brexit đã chính thức đạt được thỏa thuận, nhiều doanh nghiệp của Vương quốc Anh, trong đó có nhà sản xuất xe lửa đồ chơi Hornby và nhà bán lẻ quần áo JD Sports đang cân nhắc việc thuê dịch vụ kho bãi tại EU để giảm thiểu những rủi ro trong quá trình vận chuyển giữa Anh và EU sau Brexit.
- Đức :
Sau khi giảm hoạt động vào mùa xuân năm 2020 do đại dịch, cả phía Đức và Anh đều nỗ lực để vận chuyển được nhiều hàng hóa nhất có thể trước khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp.
Cũng như các cảng biển khác tại châu Âu, cảng Cuxhaven của Đức đang bị tác động bởi Brexit từ nhiều mặt.
- Pháp:
Cùng chung xu hướng của Đức và khu vực EU, chỉ số phụ nhóm giao thông vận tải trong rổ hàng hóa, dịch vụ tính CPI của Pháp tăng trong tháng 12/2020, đạt 106,21 điểm, do nhu cầu đi lại gia tăng trong tháng cuối năm.
Kế hoạch Logistics 2025 của Pháp nhằm mục đích cải thiện cơ sở hạ tầng để nâng cao tính đa phương thức của mạng lưới giao thông đồng thời đơn giản hóa quản lý hành chính các chuỗi cung ứng. Chuyển đổi kỹ thuật số, chuyển đổi năng lượng và chuỗi cung ứng bền vững là những lĩnh vực trọng của kế hoạch. Sự phát triển của mạng lưới vận tải hàng hóa tốc độ cao được kỳ vọng sẽ mang lại những thay đổi tích cực đối với vận tải hàng hóa nói chung và vận tải đường sắt nói riêng tại Pháp trong thời gian tới.
- Hà Lan:
Mỗi năm, hàng triệu tấn hàng hóa được xuất nhập khẩu qua cảng Rotterdam. Chính quyền Cảng Rotterdam đã làm việc trong hơn hai năm với sự hợp tác chặt chẽ với Rijkswaterstaat (Tổng cục Quản lý Công trình Công cộng và Nước Hà Lan), cơ quan Hải quan, Cảng hàng không, các công ty phà, chính quyền địa phương và các đối tác khác trong chuỗi logistics để đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa từ Rotterdam đến các cảng của Vương quốc Anh diễn ra suôn sẻ nhất có thể trong giai đoạn hậu Brexit.
- Vương quốc Anh:
Vương quốc Anh rời EU vào ngày 31 tháng 01 năm 2020 và bước vào giai đoạn chuyển tiếp, kết thúc lúc 11 giờ đêm ngày 31 tháng 12 năm 2020. Từ thời điểm đó, Vương quốc Anh nằm ngoài Liên minh thuế quan và Thị trường chung EU. Điều này sẽ dẫn đến những thay đổi lớn nhất trong thương mại quốc tế kể từ ít nhất 50 năm trở lại đây, và hầu hết những thay đổi sẽ xảy ra đột ngột. Điều này cũng ảnh hưởng đến các vận tải quốc tế giữa Anh và EU cũng như các tuyến liên quan.
- Nga:
Trong tháng 01/2021, Đường sắt Nga đã vận chuyển tổng cộng 101,2 triệu tấn hàng hóa, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước nhưng giảm 5,8% so với tháng 12/2020. Phần lớn các loại hàng hóa được vận chuyển với khối lượng thấp hơn với tháng liền trước, trừ phân bón hóa học tăng 5,6%.
Theo công ty dịch vụ phân tích trực tuyến SeaNews PORTSTAT, tổng sản lượng container của tất cả các cảng biển của Nga vào tháng 12/2020 đã tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước.
Để xem chi tiết vui lòng TẢI BÁO CÁO miễn phí
Theo số liệu tổng hợp từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) chỉ số phụ nhóm giao thông vận tải trong rổ hàng hóa, dịch vụ tính CPI ở EU sau khi giảm xuống còn 102,44 vào tháng 11/2020 (năm gốc 2015=100), đã tăng trở lại mức 103,86 điểm trong tháng 12/2020 do nhu cầu đi lại của người dân gia tăng vào dịp cuối năm. Tuy nhiên, đến hết năm 2020, chỉ số này vẫn thấp hơn hẳn so với tháng đầu năm, trước khi dịch bệnh COVID-19 hoành hành tại châu Âu.
Nguồn cung dịch vụ cũng khá hạn chế, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh lại diễn biến phức tạp tại các thị trường lớn. Các nhà cung cấp dịch vụ hạ tầng tại châu Âu đã báo cáo tình trạng thiếu các container lạnh và container khô 40 feet, đặc biệt tại Đức, Italy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng như thiếu các thiết bị kho bãi, cảng bến tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Hoạt động trên tuyến thương mại Châu Á - Bắc Âu trong giai đoạn tháng 1-giữa tháng 2 dương lịch hàng năm (thường trùng với dịp tết Nguyên Đán tại châu Á) nhìn chung thường thấp. Tuy nhiên, lượng hàng bị dồn trước đó để phục vụ nhu cầu tiêu thụ cho dịp lễ hội cuối năm cộng với tình trạng thiếu thiết bị ngày càng căng thẳng đang dẫn đến tắc nghẽn ở một số cảng trung tâm ở Châu Âu và Vương quốc Anh.
Các cảng biển của Vương quốc Anh vẫn chưa giải quyết được tình trạng ách tắc, tỷ lệ trễ chuyến tăng lên do tình trạng cắt giảm công suất tại một số cảng quan trọng tại Bắc Âu. Tháng 01/2021 chưa ghi nhận dấu hiệu giảm bớt tắc nghẽn tại các cảng ở Bờ Tây Hoa Kỳ, khiến vận chuyển tuyến EU- Bắc Mỹ tiếp tục gặp khó khăn.
Với lý do tắc nghẽn cảng, hai trong số ba liên minh tàu sân bay lớn tuyến đông tây đang tạm ngừng các chuyến đi giữa châu Á và châu Âu.
Hiện tại EU, với 500 triệu người tiêu dùng, vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Vương quốc Anh. Theo số liệu thống kê chính thức, Vương quốc Anh đã xuất khẩu 294 tỷ bảng Anh hàng hóa và dịch vụ sang khối vào năm 2019, chiếm 43% xuất khẩu của nước này.
Khi Brexit đã chính thức đạt được thỏa thuận, nhiều doanh nghiệp của Vương quốc Anh, trong đó có nhà sản xuất xe lửa đồ chơi Hornby và nhà bán lẻ quần áo JD Sports đang cân nhắc việc thuê dịch vụ kho bãi tại EU để giảm thiểu những rủi ro trong quá trình vận chuyển giữa Anh và EU sau Brexit.
- Đức :
Sau khi giảm hoạt động vào mùa xuân năm 2020 do đại dịch, cả phía Đức và Anh đều nỗ lực để vận chuyển được nhiều hàng hóa nhất có thể trước khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp.
Cũng như các cảng biển khác tại châu Âu, cảng Cuxhaven của Đức đang bị tác động bởi Brexit từ nhiều mặt.
- Pháp:
Cùng chung xu hướng của Đức và khu vực EU, chỉ số phụ nhóm giao thông vận tải trong rổ hàng hóa, dịch vụ tính CPI của Pháp tăng trong tháng 12/2020, đạt 106,21 điểm, do nhu cầu đi lại gia tăng trong tháng cuối năm.
Kế hoạch Logistics 2025 của Pháp nhằm mục đích cải thiện cơ sở hạ tầng để nâng cao tính đa phương thức của mạng lưới giao thông đồng thời đơn giản hóa quản lý hành chính các chuỗi cung ứng. Chuyển đổi kỹ thuật số, chuyển đổi năng lượng và chuỗi cung ứng bền vững là những lĩnh vực trọng của kế hoạch. Sự phát triển của mạng lưới vận tải hàng hóa tốc độ cao được kỳ vọng sẽ mang lại những thay đổi tích cực đối với vận tải hàng hóa nói chung và vận tải đường sắt nói riêng tại Pháp trong thời gian tới.
- Hà Lan:
Mỗi năm, hàng triệu tấn hàng hóa được xuất nhập khẩu qua cảng Rotterdam. Chính quyền Cảng Rotterdam đã làm việc trong hơn hai năm với sự hợp tác chặt chẽ với Rijkswaterstaat (Tổng cục Quản lý Công trình Công cộng và Nước Hà Lan), cơ quan Hải quan, Cảng hàng không, các công ty phà, chính quyền địa phương và các đối tác khác trong chuỗi logistics để đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa từ Rotterdam đến các cảng của Vương quốc Anh diễn ra suôn sẻ nhất có thể trong giai đoạn hậu Brexit.
- Vương quốc Anh:
Vương quốc Anh rời EU vào ngày 31 tháng 01 năm 2020 và bước vào giai đoạn chuyển tiếp, kết thúc lúc 11 giờ đêm ngày 31 tháng 12 năm 2020. Từ thời điểm đó, Vương quốc Anh nằm ngoài Liên minh thuế quan và Thị trường chung EU. Điều này sẽ dẫn đến những thay đổi lớn nhất trong thương mại quốc tế kể từ ít nhất 50 năm trở lại đây, và hầu hết những thay đổi sẽ xảy ra đột ngột. Điều này cũng ảnh hưởng đến các vận tải quốc tế giữa Anh và EU cũng như các tuyến liên quan.
- Nga:
Trong tháng 01/2021, Đường sắt Nga đã vận chuyển tổng cộng 101,2 triệu tấn hàng hóa, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước nhưng giảm 5,8% so với tháng 12/2020. Phần lớn các loại hàng hóa được vận chuyển với khối lượng thấp hơn với tháng liền trước, trừ phân bón hóa học tăng 5,6%.
Theo công ty dịch vụ phân tích trực tuyến SeaNews PORTSTAT, tổng sản lượng container của tất cả các cảng biển của Nga vào tháng 12/2020 đã tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước.
Để xem chi tiết vui lòng TẢI BÁO CÁO miễn phí