Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ ba, ngày 26 tháng 11 năm 2024
Vietnamese English

Báo cáo thị trường logistics châu Âu số tháng 2/2022 (miễn phí)

04/03/2022 09:51
Tình hình chung:
Đúng như dự báo trong báo cáo vào tháng trước, giá đã tăng trở lại một phần do thương mại toàn cầu bước vào mùa sôi động mới sau kỳ nghỉ lễ tết Nguyên đán tại châu Á, phần khác giá nhiên liệu tăng đẩy chi phí đầu vào. Chỉ số giá vận tải tại EU vào tháng 01/2022 đã tăng lên mức 116,12, mức cao nhất kể từ đầu năm 2020 đến nay. 
Thông tin điện tử về vận tải hàng hóa, hoặc eFTI, quy định (EU) 2020/1056 là một khuôn khổ hài hòa của EU về trao đổi điện tử giữa doanh nghiệp với cơ quan có thẩm quyền về thông tin vận tải hàng hóa; thiết lập một khuôn khổ pháp lý cho các nhà khai thác vận tải để chia sẻ thông tin với các cơ quan thực thi dưới dạng điện tử. eFTI cũng nhằm mục đích khuyến khích số hóa vận tải hàng hóa, giảm chi phí hành chính và thủ tục giấy tờ, cải thiện khả năng thực thi và nâng cao hiệu quả tổng thể và tính bền vững của ngành giao thông vận tải.
Sau 5 năm đàm phán, các quy định mới của EU về phí đường bộ đã được thực thi. Nghị viện Châu Âu đã thông qua Chỉ thị Eurovignette vào thứ năm ngày 17 tháng 2 năm 2022. Các quy tắc mới sẽ tác động thế nào đến liên phương thức tại EU?
Ủy ban Châu Âu đã đề xuất việc tạo ra một công cụ lập pháp sẽ bảo vệ các Quốc gia Thành viên EU khỏi sự ép buộc của các nước thứ ba. Ủy ban muốn đảm bảo rằng thông qua Công cụ chống cưỡng chế (ACI), các quốc gia và thị trường của họ sẽ được đảm bảo nếu một quốc gia khác áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với họ như trừng phạt hoặc cấm vận chuyển.
Đức
Tháng 02/2022, thị trường Đức ghi nhận mức tăng trưởng đơn hàng mạnh mẽ và giảm bớt tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng. Nhưng chỉ số PMI sản xuất của IHS Markit Germany vẫn giảm xuống 58,5 vào tháng 2/2022 từ 59,8 vào tháng 1/2022 do thiếu hụt lao động vì nhiều người nhiễm COVID-19.
Chỉ số giá vận tải của Đức tăng trong tháng đầu năm 2022, lên mức cao nhất từ năm 2020 đến nay. Giá xăng dầu trong đà tăng là yếu tố thúc đẩy giá trong lĩnh vực này hiện nay.
Từ ngày 01 tháng 4 năm 2022, hãng vận tải container lớn nhất của Đức là Hapag-Lloyd sẽ cung cấp dịch vụ China Germany Express (CGX) mới như một dịch vụ hai chiều với lộ trình đáng tin cậy. Tuyến mới sẽ cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng tuần từ và đến miền Nam Trung Quốc và kết nối trực tiếp với Bắc Âu. Điều này sẽ cho phép khách hàng được hưởng lợi từ các dịch vụ đa phương thức ở Vịnh Dachan và Hamburg, đồng thời tiếp cận các thị trường Trung và Đông Âu.
Pháp:
Với vị trí địa lý đặc biệt và chất lượng của cơ sở hạ tầng logistics, Pháp là trung tâm quan trọng cho bất kỳ công ty nào muốn mở rộng phạm vi hoạt động ở Châu Âu (thị trường tiêu dùng thứ 2 của Châu Âu) và quốc tế.
Pháp giáp với 7 nước Châu Âu và có 4 cửa ra biển. Ngoài ra còn có các lãnh thổ của Pháp ở các khu vực khác trên thế giới: Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương / Châu Đại Dương, Bắc và Nam Mỹ, Caribe, nên Pháp đứng thứ 2 trên thế giới về phạm vi tiếp cận của các miền biển.
Pháp mong muốn định vị mình là quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực logistics của tương lai và tính di động bền vững. Cùng với các tập đoàn lớn như Geodis, Viapost, STEF, FM Logistic, Bolloré Logistics, một số lượng lớn các công ty nước ngoài đã đầu tư vào lĩnh vực logistics tại Pháp.
Tập đoàn vận tải biển CMA CGM có trụ sở tại Pháp dự kiến sẽ ra mắt hãng hàng không có Chứng chỉ Nhà khai thác hàng không (AOC) của riêng mình trong nửa đầu năm nay, tức là sẽ chuyển sang giai đoạn thực hiện đều đặn các dịch vụ chuyên chở hàng hóa bằng máy bay A330-200 từ trung tâm Liege ở Bỉ sang Paris CDG.
Hà Lan: 
Cảng Rotterdam đã đạt sản lượng container cao nhất trong lịch sử, xếp dỡ 15,3 triệu TEU vào năm 2021. Theo cảng vụ Rotterdam, lý do chính khiến lượng container tăng 6,6% trong năm 2021 so với năm 2020 là do đại dịch khiến chi tiêu cho hàng hóa cao hơn so với dịch vụ. Tuy nhiên, lượng tàu qua cảng Hà Lan giảm 10% so với năm 2020 do sự gián đoạn toàn cầu của chuỗi cung ứng và logistics trong lĩnh vực vận tải container trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. 
Theo nhận định của Cảng vụ Rotterdam, dịch vụ logistics container trên toàn thế giới sẽ tiếp tục đối mặt với những thử thách vào năm 2022, mặc dù thực tế là các công ty vận tải container vẫn đang đóng mới thêm các tàu có trọng tải lớn hơn. Với tốc độ đóng hiện nay, nhiều trong số đó sẽ chỉ có thể đưa vào hoạt động trong năm 2023 do đó năm 2022 sẽ vẫn bị thiếu hụt container.
Vương quốc Anh:
 Nhu cầu về không gian kho bãi công nghiệp và logistics của Vương quốc Anh được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng không ngừng trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến nên đã tiếp tục tăng cao. Dữ liệu năm 2021 (đối với các nhà kho có diện tích trên 50.000 mét vuông) cho thấy mức tiêu thụ cao kỷ lục mới, là 70,1 triệu feet.
Con số này đã tăng gần một phần ba so với mức cao trước đó vào năm 2020 là 53 triệu feet vuông và hơn gấp đôi lượng không gian được giao dịch trong năm "bình thường" trước đại dịch là năm 2019. Từ góc độ đầu tư, thị trường cũng đã có một năm kỷ lục vào năm 2021, với 17 tỷ bảng Anh được giao dịch. Chỉ riêng quý cuối năm đã chứng kiến nhiều khoản đầu tư tương tự mức trung bình (một năm dương lịch 6 tỷ bảng Anh).
Nga: 
Năm 2022, Chính phủ Liên bang Nga sẽ khởi động cơ chế trợ cấp vận chuyển ven biển trên Tuyến đường biển phía Bắc (NSR). Ông Gadzhimagomed Guseinov, Thứ trưởng thứ nhất của Bộ trưởng Bộ Phát triển vùng Viễn Đông và Bắc Cực của Nga cho biết 560 triệu rúp được ngân sách liên bang phân bổ để tổ chức ít nhất hai chuyến đi đầu tiên từ các cảng Tây Bắc đến các cảng Viễn Đông. 
Những ngày cuối tháng 2/2022, nhiều hãng vận tải hàng không và đường biển đã ngừng nhận đơn đặt hàng và tạm dừng một số tuyến đến các cảng của Nga và Ukraine.

1. TÌNH HÌNH CHUNG THỊ TRƯỜNG LOGISTICS CHÂU ÂU
1.1. Tình hình và xu hướng chung về logistics
1.2. Vận tải và cảng biển
1.3. Các nội dung liên quan
2. TÌNH HÌNH CỤ THỂ TẠI MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG
2.1. Đức
2.2. Pháp
2.3. Hà Lan
2.4. Vương quốc Anh
2.5. Nga
 
DANH MỤC HÌNH 
Hình 1: 4/5 sáng kiến khởi nghiệp về Logistics xanh có tầm ảnh hưởng nhất đến từ Châu Âu 
Hình 2: Chỉ số phụ nhóm giao thông vận tải trong rổ hàng hóa dịch vụ tính CPI của EU (năm gốc 2015=100) 
Hình 3: Chỉ số phụ nhóm giao thông vận tải trong rổ hàng hóa dịch vụ tính CPI của Đức hàng tháng (năm gốc 2015=100) 
Hình 4: Lộ trình tuyến China Germany Express (CGX) của Hapag-Llloyd 
Hình 5: Một tàu chở LNG 
Hình 6: Chỉ số phụ nhóm giao thông vận tải trong rổ hàng hóa dịch vụ tính CPI hàng tháng của Pháp (năm gốc 2015=100) 
Hình 7: Lịch bay vào tháng 5 và tháng 6/2022 của hãng CMA CGM Air Cargo 
Hình 8: Các thông số về i-Trans tại Nord-Pas de Calais (Pháp) 
Hình 9: Chỉ số phụ nhóm giao thông vận tải trong rổ hàng hóa dịch vụ tính CPI của Hà Lan (năm gốc 2015=100) 
Hình 10: Cảng Rotterdam, Hà Lan 
Hình 11: Chỉ số CPI lĩnh vực vận tải của Vương quốc Anh hàng tháng (năm gốc 2005) 
Hình 12: Một kho hàng được trang bị tự động hóa tại Vương quốc Anh
 

 
Để xem chi tiết vui lòng TẢI BÁO CÁO miễn phí
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 41
Số người truy cập: 6.023.670
Chung nhan Tin Nhiem Mang