Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ bảy, ngày 11 tháng 1 năm 2025
Vietnamese English

Báo cáo thị trường logistics Nhật Bản, Hàn Quốc tháng 2/2022 (miễn phí)

07/03/2022 16:41
Nhật Bản
    Chỉ số PMI Sản xuất do Ngân hàng au Jibun Nhật Bản tính toán và công bố đã được điều chỉnh thấp hơn xuống 52,7 vào tháng 2 năm 2022 từ mức sơ bộ là 52,9, sau mức 55,4 một tháng trước đó. Đây là mức tăng trưởng yếu nhất trong hoạt động của nhà máy tại Nhật Bản kể từ tháng 9/2021, trong bối cảnh các hạn chế COVID-19 được gia hạn và gián đoạn chuỗi cung ứng.
    Theo số liệu từ Cơ quan Thống kê quốc gia Nhật Bản chỉ số phụ về vận tải trong CPI của nước này đã giảm từ mức 92,8 trong tháng 11/2021 xuống còn 92,5 vào tháng 12/2021 và tiếp tục giảm còn 92,4 trong tháng 01/2022, trước khi tăng trở lại vào tháng 02/2022. 
    Tự động hóa là tương lai của ngành logistics và Nhật Bản đã đặt mục tiêu dẫn đầu cuộc cách mạng tự động hóa này trong lĩnh vực logistics mà trước tiên là hàng hải. Đầu năm 2022, Nhật Bản đã thử nghiệm tàu vận chuyển container tự hành đầu tiên trên thế giới, ngoài ra họ cũng có các bước tiến về tự động hóa phà và các phương tiện đường bộ.
    Đối với một số quốc gia như Nhật Bản, sở hữu công nghệ hàng hải mạnh nhưng lại đang thiếu hụt lao động, để có thể tận dụng được những lợi ích từ thị trường giá lên hiện nay, việc thay thế nguồn lao động bằng tự động hóa là giải pháp duy nhất để không bị bỏ lại phía sau thị trường. 
    Trong lĩnh vực tàu chở dầu trong nước, khoảng 40% thủy thủ đoàn của Nhật Bản đã từ 55 tuổi trở lên. Nhận thức được nhu cầu thực sự về phương tiện tự hành và với triển vọng thị trường vận tải biển không người lái toàn cầu có thể đạt 166 tỷ USD vào năm 2030 từ lĩnh vực vận tải hàng hóa, các công ty Nhật Bản đã nhanh chóng nghiên cứu và thử nghiệm các phương tiện tự hành.
    Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT), Công ty Cổ phần Đường sắt Nga và Tập đoàn Vận tải FESCO đã gửi những container lạnh đầu tiên chở hàng từ Nhật Bản đến Châu Âu qua Đường sắt Xuyên Siberia. Hàng hóa bao gồm thực phẩm, đồ uống và các sản phẩm dược phẩm cần có các điều kiện bảo quản và vận chuyển đặc biệt.
    Vào ngày 18/02/2022, tám công ty Nhật gồm Kawasaki Heavy Industries, ZMP, TIS, Tiafor, Nippon Mail, Panasonic, Honda và Rakuten tuyên bố thành lập Hiệp hội giao hàng bằng robot để phổ biến dịch vụ giao hàng bằng robot giao hàng tự động. 
    Nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không quốc tế của Nhật Bản tăng vào năm 2021 do lượng container hạn chế và tình trạng tắc nghẽn cảng khiến các chủ hàng chuyển sang các hãng hàng không để vận chuyển hàng hóa của họ. Đồng thời, vận chuyển linh kiện động cơ bằng nhựa tăng trở lại sau những tháng đầu đại dịch, nguồn cung bán tăng trở lại giúp hồi sinh công suất tại các nhà máy ô tô và các chiến dịch phân phối vắc-xin Covid-19 đã thúc đẩy lượng hàng hóa vận tải bằng đường hàng không của Nhật Bản vào năm 2021.
    Cảng hàng không quốc tế Narita của Nhật Bản, là ga vận tải hàng không lớn nhất đất nước, xử lý khoảng 2,6 triệu tấn hàng hóa hàng không vào năm 2021, tăng 32% so với năm 2020 và tăng 27% so với trước đại dịch (năm 2019). Đây là mức sản lượng cao nhất kể từ năm 1978 khi ga hàng không này bắt đầu hoạt động. Số lượng chuyến bay chở hàng tăng hơn gấp đôi so với năm 2019 lên 50.961 chuyến, cũng tăng 37% so với năm 2020.
    Theo báo cáo của Savills về thị trường bất động sản logistics Nhật Bản, bất động sản logistics vẫn duy trì được sự hấp dẫn trong năm 2022 và sẽ có nhiều vốn hơn đầu tư vào lĩnh vực này. Thị trường cho thuê cũng tăng trưởng tốt mặc dù nguồn cung tăng nhanh trong vài năm qua. Tuy nhiên, những rủi ro tiềm ẩn đã bắt đầu xuất hiện do cuộc cạnh tranh gay gắt đã đẩy giá lên bất hợp lý ở một số phân khúc. 

Hàn Quốc
    Xuất khẩu của Hàn Quốc đã tăng tháng thứ 16 liên tiếp trong tháng 02/2022 với tốc độ nhanh hơn dự kiến, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư trở lại, thị trường logistics phục vụ xuất nhập khẩu đang vào guồng sôi động. 
    Ngày 13/02/2022, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết Chính phủ nước này sẽ tạo ra một quỹ đảm bảo nguồn nguyên liệu thô quan trọng thiết yếu cho sản xuất và xuất khẩu trong bối cảnh nguồn cung bị tắc nghẽn hiện nay. Theo mô hình tháp kiểm soát, “Ủy ban quản lý chuỗi cung ứng an ninh kinh tế” của Tổng thống sẽ được thành lập mới và được hỗ trợ tài chính để tạo ra một quỹ bình ổn ứng phó với những biến động trong chuỗi cung ứng.
    Ủy ban Thương mại Công bằng Hàn Quốc (KFTC) đã ra quyết định phạt với tổng số tiền 96,2 tỷ KRW (tương đương 80,7 triệu USD) đối với 23 công ty vận tải biển nước ngoài và trong nước (66,2 tỷ KRW đối với 12 các công ty trong nước và 30 tỷ won đối với 11 công ty nước ngoài) do vi phạm quy định về giá trên các tuyến đường biển Hàn Quốc - Đông Nam Á trong thời gian 15 năm (từ 2003 đến 2018). 
    Mạng lưới hoạt động của hãng hàng không Hàn Quốc Korean Air có trụ sở chính tại Seoul trải dài trên 120 thành phố ở 43 quốc gia. Đội tàu chở hàng của công ty bao gồm 4 chiếc Boeing 747-400, 7 chiếc Boeing 747-8F và 12 chiếc Boeing 777F. Năm 2020, hãng xử lý 1.599.000 tấn hàng hóa quốc tế và 36.000 tấn nội địa. Việc Korean Air mua lại Asiana Airlines sẽ không làm giảm cạnh tranh hàng hóa, đây là kết luận mới nhất của Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Singapore (CCCS)
    Điều kiện làm việc của tài xế giao hàng là một vấn đề được công chúng quan tâm nhiều ở Hàn Quốc trong những năm gần đây, sau một số trường hợp tử vong tại nơi làm việc liên quan đến bệnh tim mạch mà các nhóm lao động cho là do căng thẳng dành nhiều giờ để bốc và giao hàng.
    Mapletree Logistics Trust Management Ltd. (“MLTM”) thông báo đề xuất mua lại Trung tâm Logistics Baeksa tại Hàn Quốc (“sau đây gọi là Tài sản”) với giá 88,5 tỷ KRW (100,3 triệu đô la Singapore).
    Hàn Quốc sẽ thắt chặt kiểm soát nguồn cung hàng hóa cho Nga bằng cách cấm vận chuyển các mặt hàng chiến lược. Trong số các mặt hàng chiến lược có thể bị kiểm soát là nguồn cung cấp thiết bị điện tử, chất bán dẫn, máy tính, thông tin và truyền thông, cảm biến và laser, thiết bị điều hướng và điện tử hàng không, thiết bị hàng hải và hàng không vũ trụ.
 
1. THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
1.1. Tình hình chung
1.2. Vận tải
1.3. Ga, cảng, cửa khẩu
1.4. Các hoạt động logistics khác
2. THỊ TRƯỜNG LOGISTICS HÀN QUỐC
2.1. Tình hình chung
2.2. Vận tải
2.2.1. Chỉ số phụ vận tải trong CPI của Hàn Quốc
2.2.2. Vận tải đường biển
2.2.3. Vận tải đường hàng không
2.3. Ga, cảng, cửa khẩu
2.4. Các hoạt động logistics khác
 
DANH MỤC HÌNH 
Hình 1: Phà thông minh, tự động Solei của Shin Nihonkai Ferry 
Hình 2: Dãy camera hồng ngoại đóng vai trò là con mắt của hệ thống phân tích hình ảnh mục tiêu. 
Hình 3: Màn hình hiển thị dữ liệu từ hệ thống Super Bridge X (trái) và camera hồng ngoại. 
Hình 4: Chỉ số phụ về vận tải trong CPI hàng tháng của Nhật Bản 
Hình 5: Chỉ số phụ vận tải trong CPI của Hàn Quốc qua các tháng 
Hình 6: Một nhân viên kỹ thuật của Korean Air Cargo điều khiển máy bay không người lái chở hàng từ xa 

 
Để xem chi tiết vui lòng TẢI BÁO CÁO miễn phí
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 10
Số người truy cập: 6.327.408
Chung nhan Tin Nhiem Mang