Đang Tải Dữ Liệu....
Chủ nhật, ngày 12 tháng 1 năm 2025
Vietnamese English

Báo cáo thị trường logistics Nhật Bản, Hàn Quốc tháng 8/2021 (miễn phí)

12/09/2021 10:06
Hội nghị Bộ trưởng Giao thông và Hậu cần Nhật Bản - Hàn Quốc-Trung Quốc lần thứ 8 được tổ chức trực tuyến vào ngày 20 tháng 8 năm 2021. Hội nghị do ngài AKABA Kazuyoshi, Bộ trưởng Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản chủ trì, với sự tham gia của của ông LI Xiaopeng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc và ông MOON Seong-Hyeok, Bộ trưởng Bộ Đại dương và Nghề cá của Hàn Quốc. Tổng Thư ký MICHIGAMI Hisashi của Ban Thư ký Hợp tác Ba bên (TCS) cũng tham gia Hội nghị với tư cách quan sát viên. Đặc biệt cả 3 nước đều khẳng định tầm quan trọng của Chuyển đổi kỹ thuật số (DX) trong lĩnh vực hậu cần cũng như Logistics xanh để đạt được mục tiêu trung lập carbon.
Một tuyến đường vận chuyển liên phương thức kết hợp đường sắt-đường biển được triển khai kết nối các thương nhân châu Âu với thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. Beijing Trans Eurasia (TE) và Bahnoperator đã bắt đầu khai thác tuyến vận tải khối Châu Âu-Đại Liên theo hướng đông. Từ cảng Đại Liên của Trung Quốc, các tàu đi đến các cảng khác nhau của Nhật Bản và Hàn Quốc và sang châu Âu.

Nhật Bản
Tổng cộng đã có 895.000 TEU hàng hóa xuất nhập khẩu, chuyển tải và trung chuyển giữa Nhật Bản và Hàn Quốc trong 7 tháng đầu năm 2021, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2020. 
Tokyo Freight Terminal là trung tâm phân phối lớn nhất của Nhật Bản, với hàng hóa từ khắp nơi trên toàn quốc. Khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt ở Nhật Bản đang tăng hàng năm do sự gia tăng mua sắm trực tuyến và thiếu hụt tài xế xe tải.
Japan Airlines đã mở rộng quan hệ đối tác với công ty Dịch vụ Chuyến bay Toàn cầu (WFS) cho các hoạt động vận chuyển hàng hóa của hãng ở Châu Âu.
Ba công ty vận tải biển lớn của Nhật Bản đều đã công bố kết quả kinh doanh hợp nhất cho quý đầu tiên (từ tháng 4 đến tháng 6) của năm tài chính 2021
Xuất khẩu hàng container từ Nhật Bản sang Mỹ đạt 56.643 TEU trong tháng 7/2021, tăng 49,6% so với cùng tháng năm 2020. Còn nếu so với tháng 6/2021, xuất khẩu hàng container sang Mỹ tăng 23,3%. Các lô hàng vận chuyển trực tiếp trên tuyến đạt 39.239 TEU, tăng 34,3%, trong khi 17.404 TEU còn lại được trung chuyển ở các nước và khu vực thứ ba, tăng 101,2%. Cụ thể, container chuyển tiếp tại Hàn Quốc đạt 13.149 TEU, tăng 113,6%; tại Trung Quốc là 1,949 TEU, tăng 87%; và tại Đài Loan (TQ) là 1.332 TEU, tăng 223,3%.
Trên toàn bộ thị trường dịch vụ logistics Nhật Bản, chỉ 10% tổng số đơn hàng dịch vụ được đặt bởi các cá nhân, trong khi 90% được đặt bởi các tổ chức. Ngành vận tải đường bộ đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, nhưng đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng được gọi là "vấn đề năm 2024" có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lao động dai dẳng của ngành.
Hàn Quốc
Chính phủ Hàn Quốc đã công bố kế hoạch 5 năm nhằm tăng gấp đôi hỗ trợ tài chính cho các công ty vận tải biển trong nước và các nội dung chi tiết cho thấy mức độ cam kết quốc gia đặc biệt đối với ngành hàng hải. Kế hoạch này bao gồm từ tài trợ đóng mới cho các chủ tàu Hàn Quốc đến trợ cấp vận chuyển hàng hóa cho các chủ hàng Hàn Quốc. 
Mục tiêu của kế hoạch là đưa Hàn Quốc trở thành "cường quốc vận tải biển toàn cầu" vào năm 2030, với đội tàu nội địa có thể xử lý được tổng cộng 140 triệu tấn hàng và đội tàu container có công suất 1,5 triệu TEU.
Giao thông vận tải đường bộ của Hàn Quốc được dự báo sẽ có những thay đổi lớn trong thời gian tới khi cơ sở hạ tầng cho xe điện đang được đẩy mạnh tại quốc gia này. 
Chính phủ Hàn Quốc đã bắt đầu dịch vụ giao hàng (thử nghiệm đầu tiên là với bánh pizza) bằng máy bay không người lái (drone) ở thành phố Sejong bằng cách hợp tác với P-Square, một công ty máy bay không người lái và Domino’s Pizza. Chính phủ Hàn Quốc cũng đang có kế hoạch mở rộng hơn nữa dịch vụ giao hàng bằng máy bay không người lái ở các khu vực thành thị. Dịch vụ giao hàng này một mặt giảm các tiếp xúc trực tiếp giữa nhân viên giao nhận với người mua, rất phù hợp cho thời kỳ dịch bệnh; mặt khác giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn lao động có nguy cơ khan hiếm sau dịch bệnh. 
Hãng hàng không Hàn Quốc Korean Air đã báo cáo lợi nhuận quý II/2021 tăng 31%, nhờ doanh thu kỷ lục từ mảng vận tải hàng hóa của hãng, bù đắp cho những tổn thất trong mảng vận chuyển hành khách. 
Cảng Busan, cửa ngõ hàng hải của Hàn Quốc, sẽ phát triển và giới thiệu một thiết bị đặc biệt để ngăn những người điều khiển máy kéo sân bãi lái xe ngủ gật hoặc không chú ý quan sát đường đi trong cảng nhằm giải thiểu các rủi ro va chạm và đảm bảo an toàn lao động cũng như tránh ách tắc không đáng có. 

NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH

1. THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
1.1. Tình hình chung
1.2.2. Vận tải đường bộ
1.2.3. Vận tải đường sắt
1.2.4. Vận tải đường hàng không
1.2.5. Vận tải đường biển và cảng biển
1.3. Các hoạt động logistics khác
2. THỊ TRƯỜNG LOGISTICS HÀN QUỐC
2.1. Tình hình chung
2.2. Vận tải và cảng biển
2.2.1. Tình hình vận tải nói chung
2.2.2. Vận tải đường bộ
2.2.3. Vận tải đường sắt
2.2.4. Vận tải hàng không
2.2.5. Vận tải đường biển và cảng biển
2.3. Các hoạt động logistics khác
 
DANH MỤC HÌNH 
Hình 1: Chỉ số phụ về vận tải trong CPI hàng tháng của Nhật Bản 
Hình 2: Hội nghị Bộ trưởng Giao thông và Hậu cần Nhật Bản - Hàn Quốc-Trung Quốc lần thứ 8 được tổ chức trực tuyến vào ngày 20 tháng 8 năm 2021 
Hình 3: Chỉ số phụ về vận tải trong CPI hàng tháng của Hàn Quốc 
Hình 4: Một minh họa về hệ thống sạc EV không dây của Hyundai Motor. 

 
Để xem chi tiết vui lòng TẢI BÁO CÁO miễn phí
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 3
Số người truy cập: 6.331.387
Chung nhan Tin Nhiem Mang