Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ bảy, ngày 4 tháng 5 năm 2024
Vietnamese English

Báo cáo thị trường logistics Nhật Bản, Hàn Quốc tháng 9/2021 (miễn phí)

09/10/2021 18:47
Nhật Bản
Theo số liệu từ Cơ quan Thống kê quốc gia Nhật Bản chỉ số phụ về vận tải trong CPI giảm từ 94,6 trong tháng 7/2021 xuống còn 93,8 trong tháng 8/2021. 
Theo số liệu từ Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT), dung lượng container hàng hóa xuất nhập khẩu được xử lý bởi sáu cảng chính của Nhật Bản (gồm cảng Tokyo, Kawasaki, Yokohama, Nagoya, Osaka và Kobe) đã kéo dài chuỗi 3 tháng tăng liên tiếp so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, cảng Tokyo dẫn đầu về dung lượng còn cảng Nagoya dẫn đầu về mức tăng trong tháng 7/2021 so cùng kỳ năm trước. Cảng Kobe có dung lượng thấp nhất đồng thời cũng có mức giảm mạnh nhất. 
Dự báo: 
Trong bản cập nhật mới nhất về triển vọng kinh doanh và vận tải hàng hóa cho năm tài chính 2021 vừa phát hành bởi Viện Nghiên cứu và Tư vấn Nittsu (NRIC), xuất khẩu và nhập khẩu hàng container bằng đường biển của Nhật Bản dự báo sẽ chuyển biến tích cực trong năm tài chính 2021 (tính từ tháng 4 năm 2021 - tháng 3 năm 2022). Tổng xuất khẩu từ 8 cảng chính của quốc gia sẽ tăng 8,8% lên 4,837 triệu TEU so với năm tài chính trước. Trong khi đó, nhập khẩu sẽ tăng 4,8% lên 7,398 triệu TEU.
Theo thông báo được đưa ra vào tháng 9/2021 bởi Nippon Express Korea Co., Ltd.  (sau đây gọi là "NE Korea), đã trở thành công ty logistics Nhật Bản đầu tiên ở Hàn Quốc đạt được chứng nhận Thực hành Phân phối Tốt (GDP) cho các dịch vụ lưu trữ dược phẩm ngắn hạn tại Trụ sở chính của NE Korea tại Seoul và CFS của Sân bay Quốc tế Incheon cung cấp, chứng nhận công ty tuân thủ các tiêu chuẩn này để phân phối dược phẩm đúng cách.

Hàn Quốc
Quá trình phát triển của chính sách logistics tại Hàn Quốc là tiền đề cho những đầu tư bài bản vào lĩnh này. Đặc biệt từ những năm 2000, chính sách logistics chuyển từ khái niệm hỗ trợ hoạt động kinh tế sang chiến lược tăng trưởng quốc gia.
Lĩnh vực logistics của Hàn Quốc đang khởi sắc cùng với nhu cầu gia tăng của sản xuất, lưu thông trong nước và xuất nhập khẩu khi kinh tế thế giới bước vào giai đoạn phục hồi hậu COVID-19. Theo số liệu từ Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, nhập khẩu hàng hóa vào Hàn Quốc tăng 31,0% so với cùng kỳ năm ngoái lên 51,62 tỷ USD vào tháng 9 năm 2021, cao hơn so với kỳ vọng của thị trường là 27,0%, trong bối cảnh nhu cầu trong nước tăng mạnh sau khi tiêm chủng COVID-19 tăng tốc. Xuất khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc tăng 16,7% so với cùng kỳ lên 53,82 tỷ USD vào tháng 9 năm 2021.
Theo dữ liệu do Hội đồng vận tải biển Hoàng Hải (YSLSC), tổng cộng 2.264.133 TEU container đã được giao dịch giữa Hàn Quốc và Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2021, tăng 7,32% so với một năm trước đó. Tổng xuất khẩu và nhập khẩu đạt 2.116.079 TEU, tăng 9,66%. Trong khi đó, các container trung chuyển đạt 148.034 TEUS, giảm 17,73%.
Các container xuất phát từ Hàn Quốc đến Trung Quốc đạt 841.413 TEU, tăng 3,73%. Trong đó có 775.807 TEU là hàng xuất khẩu của Hàn Quốc tăng 3,31%, và 65.606 TEU còn lại là container trung chuyển, tăng 8,95%.
Theo số liệu từ Trung tâm Thông tin Tích hợp Logistics quốc gia Hàn Quốc, tổng số lượng kho hàng được đăng ký với chính quyền ở Seoul và Gyeonggido vào năm 2020 là 328, mức cao nhất kể từ năm 2016. Số lượng kho hàng đăng ký trong năm 2020 đạt mức cao nhất mọi thời đại do nhu cầu về không gian logistics tăng mạnh. Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng nhanh chóng trong thương mại điện tử và sự đầu tư tích cực của các công ty quản lý tài sản phát triển không gian logistics. 
TransContainer đã ra mắt một dịch vụ đa phương thức mới giữa Hàn Quốc và Đức, trong đó đường sắt đóng một vai trò quan trọng. Tuyến đa phương thức bắt đầu từ cảng Busan của Hàn Quốc và kết thúc tại cảng Hamburg, bao gồm hạng mục đường biển còn phần lớn nhất của phương tiện giao thông được thực hiện bằng đường sắt.
Các nhà vận chuyển dịch vụ đầy đủ của Hàn Quốc, bao gồm Korean Air Lines Co., có khả năng đạt doanh thu cao trong quý 3/2021 do giá cước vận chuyển hàng không tăng. Doanh thu của Korean Air dự kiến ước đạt 2,74 nghìn tỷ won trong quý 3/2021, tăng 30% so với 1,59 nghìn tỷ won một năm trước.

NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH
 
1 THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
1.1. Tình hình chung
1.2.2. Vận tải đường bộ
1.2.3. Vận tải đường sắt
1.2.4. Vận tải đường hàng không
1.2.5. Vận tải đường biển và cảng biển
1.3. Các hoạt động logistics khác
2 THỊ TRƯỜNG LOGISTICS HÀN QUỐC
2.1. Tình hình chung
2.2. Vận tải và cảng biển
2.2.1. Tình hình vận tải nói chung
2.2.2. Vận tải đường bộ
2.2.3. Vận tải đường sắt
2.2.4. Vận tải hàng không
2.2.5. Vận tải đường biển và cảng biển
2.3. Các hoạt động logistics khác: Thực trạng và xu hướng thị trường kho bãi của Hàn Quốc
 
 DANH MỤC HÌNH 
Hình 1: Chỉ số phụ về vận tải trong CPI hàng tháng của Nhật Bản 
Hình 2: Dự báo số lượng phương tiện chở khách bằng đường bộ của Nhật Bản đến năm 2050 
Hình 3: Vận chuyển hàng hóa và hành khách bằng đường sắt của Nhật Bản giai đoạn 1988-2019 
Hình 4: Khu vực nhà kho của Nippon Express đạt chứng nhận thực hành phân phối tốt cho dược phẩm đạt Incheon, Hàn Quốc 
Hình 5: Chỉ số phụ về vận tải trong CPI hàng tháng của Hàn Quốc 
Hình 6: Robot giao đồ ăn Delidrive của Woowa Brothers tại Hàn Quốc 
Hình 7: Các máy bay của Korean Air đỗ trong sân bay 
Hình 8: Mô hình cảng Busan mới (Busan New) 
Hình 9: Một nhà kho lạnh của Lotte 

 
Để xem chi tiết vui lòng TẢI BÁO CÁO miễn phí
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 14
Số người truy cập: 4.383.717
Chung nhan Tin Nhiem Mang