Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ bảy, ngày 11 tháng 1 năm 2025
Vietnamese English

Cập nhật, phân tích các quy định, chính sách mới của Việt Nam và thế giới về logistics số tháng 3/2023

07/04/2023 14:13
ĐỂ XEM CHI TIẾT VUI LÒNG TẢI TÀI LIỆU

Chất lượng hạ tầng và hiệu quả quản lý, khai thác hạ tầng phục vụ lưu thông hàng hóa, phương tiện có vai trò quan trọng đặc biệt quan trọng trong hiệu quả chung về logistics tại Việt Nam. Hạ tầng thường là một trong những điểm nghẽn lớn cần tháo gỡ. Thực tế cho thấy ở những địa bàn có sự cải thiện tốt về xây dựng và quản lý, khai thác hạ tầng, chất lượng dịch vụ logistics cũng được nâng cấp nhanh chóng. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 28/3/2023 về tăng cường công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý.

Trong nhiều năm qua, do không có hệ thống cảng biển trong khi cảng hàng không quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu hàng hóa, do đó phần lớn hàng nông, lâm sản tại khu vực Tây Nguyên vẫn phải vận chuyển bằng đường bộ về khu vực Đông Nam Bộ để xuất khẩu. Mặc dù quãng đường ngắn hơn, nhưng nguồn hàng từ Tây Nguyên về khu vực Nam Trung Bộ, ví dụ cảng Cam Ranh của Khánh Hòa vẫn còn rất hạn chế. Việc tiếp tục nâng cấp và phát triển hệ thống giao thông kết nối hai khu vực Nam Trung Bộ-nơi có các cảng nước sâu, và Tây Nguyên-nơi có nguồn hàng tiềm năng sẽ giúp tăng hiệu quả logistics cho khu vực. 

Nghị định thư đường sắt Luxembourg (LRP) là một hiệp ước toàn cầu mở rộng các lợi ích của Công ước Cape Town cho ngành đường sắt. Công ước Cape Town, có hiệu lực từ năm 2006, nhằm tiêu chuẩn hóa các giao dịch tài chính liên quan đến tài sản lưu động. LRP cung cấp khuôn khổ cho sự hoạt động của một cơ quan đăng ký quốc tế nơi “các lợi ích bảo mật của ngân hàng và bên cho thuê sẽ được đăng ký dựa trên mã định danh URVIS do cơ quan đăng ký cấp”. Tây Ban Nha đã phê chuẩn LRP, mở đường cho “các nghiệp vụ kỹ thuật cần thiết để thiết lập cơ quan đăng ký quốc tế”.

NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH

TÓM TẮT 
1. Các định hướng, chính sách về logistics nói chung
1.1. Tăng cường công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý
1.2. Tăng cường kiểm soát phương tiện vận tải bộ tại các cảng biển
1.3. Chính phủ chỉ đạo khó gỡ khó khăn cho hoạt động đăng kiểm xe cơ giới
1.4. Quy hoạch cảng Vân Phong thành cảng trung chuyển quốc tế, đón tàu tới 24.000 Teu
1.5. Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Dự án thành phần 2 cao tốc Khánh Hòa- Buôn Ma Thuột
1.6. Năm 2023 Thành phố Hải Phòng sẽ đẩy nhanh tiến độ các dự án và thu hút đầu tư vào lĩnh vực logistics
1.7. Thành phố Đà Nẵng tập trung phát triển 3 trụ cột chính là Du lịch, Công nghiệp Công nghệ cao và Kinh tế biển, ưu tiên các dự án logistics
2. Các định hướng, chính sách, kế hoạch tác động đến xuất khẩu và logistics cho xuất khẩu
2.1. Tăng cường các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
2.2. Sửa đổi, bổ sung một số điều quy định Danh mục chi tiết theo mã số HS của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
2.3. Bộ Công Thương lấy ý kiến về sửa đổi quy định liên quan đến thương mại biên giới
3. Định hướng, chính sách, quy định của nước ngoài: Tác động và/hoặc bài học kinh nghiệm cho logistics trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
3.1. Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) đẩy nhanh tiến độ sửa đổi chiến lược về khí hậu trong ngành hàng hải
3.2. Ngành đường sắt quốc tế có thể cần một cơ quan đăng ký quốc tế để nhận dạng đầu máy toa xe
3.3. Ấn Độ tăng gấp đôi ngân sách cho vận tải đường sắt
3.4. Trung Quốc chính thức chỉ định cửa khẩu Đông Hưng là cửa khẩu nhập khẩu lương thực

ĐỂ XEM CHI TIẾT VUI LÒNG TẢI TÀI LIỆU
 
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 8
Số người truy cập: 6.324.302
Chung nhan Tin Nhiem Mang