10 SỰ KIỆN LOGISTICS VIỆT NAM NĂM 2017
26/12/2017 22:09
2017 là một năm có nhiều dấu ấn thể hiện sự tăng trưởng và phát triển của ngành logistics tại Việt Nam. Chúng ta cùng Trang thông tin điện tử www.logistics.gov.vn điểm lại 10 sự kiện nổi bật của logistics Việt Nam năm 2017.
1. Ban hành Quyết định 200/QĐ-TTg
Ngày 14/02/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 200/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Kế hoạch hành động nêu ra 60 nhiệm vụ thuộc 6 nhóm lớn.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một văn bản định hướng cấp quốc gia về phát triển dịch vụ logistics. Sau khi Quyết định 200/QĐ-TTg được ban hành, một số Bộ ngành, địa phương, hiệp hội đã ban hành kế hoạch của riêng nghành, địa phương mình để cụ thể hóa các nhiệm vụ nhằm phát triển dịch vụ logistics trong ngành hoặc tại địa phương, phù hợp với điều kiện và đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của ngành hoặc địa phương đó.
2. Tàu container lớn nhất thế giới cập cảng Việt Nam
Ngày 20/2/2017, siêu tàu container Margrethe Maersk có trọng tải 200.000 tấn, sức chở 18.300 TEU đã cập cảng Cái Mép - Thị Vải an toàn để làm hàng. Với chiều dài 399m, rộng hơn 59m, tàu container Margrethe Maersk là con tàu khổng lồ hàng đầu thế giới hiện nay. Đây là con tàu lớn nhất thế giới lần đầu tiên cập cảng Việt Nam để làm hàng container.
Sự kiện này cho thấy Việt Nam có đủ năng lực tiếp đón các loại tàu container lớn trên thế giới.
3. Hiệp định WTO về tạo thuận lợi thương mại có hiệu lực
Hiệp định WTO về tạo thuận lợi thương mại (TFA) được Việt Nam phê chuẩn từ tháng 11/2015. Ngày 22/2/2017, TFA đã nhận được phê chuẩn cần thiết từ 2/3 trong tổng số 164 thành viên của WTO và chính thức có hiệu lực.
TFA có hiệu lực hứa hẹn sẽ đẩy nhanh sự luân chuyển, thông quan và giải phóng hàng hóa; mở ra một thời kỳ mới cho cải cách, tạo thuận lợi thương mại và tạo ra một động lực quan trọng thúc đẩy hoạt động thương mại hàng hóa quốc tế, mang lại lợi ích chung cho tất cả các quốc gia thành viên.
4. Hội nghị triển lãm quốc tế “Hậu cần vận tải hàng không Việt Nam năm 2017
Ngày 22/4/2017, Hội nghị triển lãm quốc tế “Hậu cần vận tải hàng không Việt Nam năm 2017- Air Freight Logistics Vietnam” do Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam phối hợp với Công ty truyền thông Logistics Việt Nam tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh quy tụ nhiều nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không và các trang thiết bị phục vụ cho ngành hàng không. Qua Hội nghị, ngành logistics hàng không tại Việt Nam được nhìn nhận như một lĩnh vực đầy tiềm năng, có tốc độ tăng trưởng nhanh và đem lại doanh thu lớn trong thời gian tới.
5. Thành lập Liên minh hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam
Liên minh hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam bao gồm các đơn vị OSB, T&M, VPBank, PTI và Alibaba được thành lập ngày 16/5/2017. Mục tiêu của Liên minh là tạo nền tảng chung hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và logistics, kết nối doanh nghiệp để tận dụng lợi thế chung từ các đơn vị trong Liên minh, qua đó thúc đẩy xuất nhập khẩu, cắt giảm chi phí liên quan đến xuất nhập khẩu.
6. Một số luật có tác động lớn đến logistics được thông qua hoặc chính thức có hiệu lực
Luật Hàng hải 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2017 với các quy định mới trong đó có việc niêm yết giá cước và dịch vụ cảng tại Nghị định 146/2016/NĐ-CP. Việc niêm yết giá cước, thụ thu cước và dịch vụ cảng biển góp phần làm minh bạch thị trường vận tải và giảm chi phí logistics cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Cũng trong tháng 7/2017, Luật Quản lý ngoại thương đã được Quốc hội thông qua và sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/01/2018, gồm 8 Chương 113 Điều quy định về biện pháp quản lý ngoại thương, phát triển hoạt động ngoại thương. Luật Quản lý ngoại thương có nhiều thay đổi về quản lý hoạt động thương mại theo hướng thông thoáng, đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, qua đó tạo thuận lợi cho hoạt động logistics.
7. Những bước tiến lớn trong tuyến đường sắt vận chuyển hàng hóa Việt Nam - Trung Quốc
Năm 2017 các doanh nghiệp đường sắt Việt Nam đã có những bước tiến đáng ghi nhận trong việc khai thông các tuyến đường sắt vận chuyển hàng hóa giữa Việt Nam với Trung Quốc. Với dịch vụ này, các hành lang vận tải qua Lào Cai và Lạng Sơn đã có thể được khai thác cho hàng chuyển tải, quá cảnh vào khu vực phía Nam Trung Quốc thuận lợi hơn, góp phần nâng cao vai trò của Hải Phòng như một cảng cửa ngõ trung chuyển quốc tế và vươn tới các nước Châu Âu. Sau nhiều nỗ lực, ngày 25/11/ 2017, ngành Đường sắt Trung Quốc và Đường sắt Việt Nam đã tổ chức đón đoàn tàu chuyên container đầu tiên kết nối giữa hai quốc gia tại ga Đồng Đăng - Lạng Sơn. Với thời gian vận chuyển container bằng đường sắt rút ngắn còn 4 ngày thay vì 14 ngày bằng đường biển, cước phí vận chuyển rẻ hơn 1 nửa so với đường bộ.
8. Làn sóng M&A lớn trong lĩnh vực logistics
Logistics là lĩnh vực đang được nhiều nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài, quan tâm. Năm 2017 chứng kiến một số thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực logistics, điển hình là Sagawa đầu tư vào Vingroup, CJ mua lại cổ phần từ Gemadept.
9. Hình thành Mạng lưới đào tạo logistics Việt Nam
Công tác đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành logistics đang trở nên cấp bách trước đà tăng trưởng đột biến của hoạt động logistics hiện nay. Mạng lưới đào tạo logistics Việt Nam tập hợp các trường đại học, đơn vị đào tạo để cùng liên kết đẩy mạnh công tác đào tạo về logistics, phát triển đội ngũ giảng viên, trao đổi cơ hội hợp tác và thực hành, thực tập tại các cơ sở, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
10. Diễn đàn Logistics Việt Nam 2017
Diễn đàn Logistics Việt Nam 2017 là Diễn đàn Logistics lần thứ 5, và là lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội. Diễn đàn thu hút sự quan tâm của hơn 500 đại biểu tham dự, đề cập và bàn thảo những vấn đề có tính chiến lược đối với sự phát triển của ngành logistic Việt Nam hiện nay và trong giai đoạn tới.
Tại Diễn đàn, Báo cáo Logistics Việt Nam 2017 và trang thông tin điện tử www.logistics.gov.vn đã được công bố và giới thiệu đến công chúng, cung cấp những thông tin chính thống, phong phú, nhanh chóng về hoạt động logistics.
Cũng tại Diễn đàn đã diễn ra lễ ký kết các bản nghi nhớ hợp tác quan trọng giữa Vietjet Air Cargo và Viettel, giữa Thép Hoà Phát Dung Quất với Vinalines, Novaon - Bảo Việt, Hiệp hội Logistics và Đại học Quốc gia Hà Nội; lễ ký kết hợp tác chiến lược và toàn diện giữa các doanh nghiệp, hiệp hội, các trường đại học nhằm thúc đẩy, tạo đột phá phát triển dịch vụ Logistics.
Trần Thanh Hải- Phó cục trưởng Cục xuất nhập khẩu- Bộ Công Thương
1. Ban hành Quyết định 200/QĐ-TTg
Ngày 14/02/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 200/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Kế hoạch hành động nêu ra 60 nhiệm vụ thuộc 6 nhóm lớn.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một văn bản định hướng cấp quốc gia về phát triển dịch vụ logistics. Sau khi Quyết định 200/QĐ-TTg được ban hành, một số Bộ ngành, địa phương, hiệp hội đã ban hành kế hoạch của riêng nghành, địa phương mình để cụ thể hóa các nhiệm vụ nhằm phát triển dịch vụ logistics trong ngành hoặc tại địa phương, phù hợp với điều kiện và đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của ngành hoặc địa phương đó.
2. Tàu container lớn nhất thế giới cập cảng Việt Nam
Ngày 20/2/2017, siêu tàu container Margrethe Maersk có trọng tải 200.000 tấn, sức chở 18.300 TEU đã cập cảng Cái Mép - Thị Vải an toàn để làm hàng. Với chiều dài 399m, rộng hơn 59m, tàu container Margrethe Maersk là con tàu khổng lồ hàng đầu thế giới hiện nay. Đây là con tàu lớn nhất thế giới lần đầu tiên cập cảng Việt Nam để làm hàng container.
Sự kiện này cho thấy Việt Nam có đủ năng lực tiếp đón các loại tàu container lớn trên thế giới.
3. Hiệp định WTO về tạo thuận lợi thương mại có hiệu lực
Hiệp định WTO về tạo thuận lợi thương mại (TFA) được Việt Nam phê chuẩn từ tháng 11/2015. Ngày 22/2/2017, TFA đã nhận được phê chuẩn cần thiết từ 2/3 trong tổng số 164 thành viên của WTO và chính thức có hiệu lực.
TFA có hiệu lực hứa hẹn sẽ đẩy nhanh sự luân chuyển, thông quan và giải phóng hàng hóa; mở ra một thời kỳ mới cho cải cách, tạo thuận lợi thương mại và tạo ra một động lực quan trọng thúc đẩy hoạt động thương mại hàng hóa quốc tế, mang lại lợi ích chung cho tất cả các quốc gia thành viên.
4. Hội nghị triển lãm quốc tế “Hậu cần vận tải hàng không Việt Nam năm 2017
Ngày 22/4/2017, Hội nghị triển lãm quốc tế “Hậu cần vận tải hàng không Việt Nam năm 2017- Air Freight Logistics Vietnam” do Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam phối hợp với Công ty truyền thông Logistics Việt Nam tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh quy tụ nhiều nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không và các trang thiết bị phục vụ cho ngành hàng không. Qua Hội nghị, ngành logistics hàng không tại Việt Nam được nhìn nhận như một lĩnh vực đầy tiềm năng, có tốc độ tăng trưởng nhanh và đem lại doanh thu lớn trong thời gian tới.
5. Thành lập Liên minh hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam
Liên minh hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam bao gồm các đơn vị OSB, T&M, VPBank, PTI và Alibaba được thành lập ngày 16/5/2017. Mục tiêu của Liên minh là tạo nền tảng chung hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và logistics, kết nối doanh nghiệp để tận dụng lợi thế chung từ các đơn vị trong Liên minh, qua đó thúc đẩy xuất nhập khẩu, cắt giảm chi phí liên quan đến xuất nhập khẩu.
6. Một số luật có tác động lớn đến logistics được thông qua hoặc chính thức có hiệu lực
Luật Hàng hải 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2017 với các quy định mới trong đó có việc niêm yết giá cước và dịch vụ cảng tại Nghị định 146/2016/NĐ-CP. Việc niêm yết giá cước, thụ thu cước và dịch vụ cảng biển góp phần làm minh bạch thị trường vận tải và giảm chi phí logistics cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Cũng trong tháng 7/2017, Luật Quản lý ngoại thương đã được Quốc hội thông qua và sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/01/2018, gồm 8 Chương 113 Điều quy định về biện pháp quản lý ngoại thương, phát triển hoạt động ngoại thương. Luật Quản lý ngoại thương có nhiều thay đổi về quản lý hoạt động thương mại theo hướng thông thoáng, đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, qua đó tạo thuận lợi cho hoạt động logistics.
7. Những bước tiến lớn trong tuyến đường sắt vận chuyển hàng hóa Việt Nam - Trung Quốc
Năm 2017 các doanh nghiệp đường sắt Việt Nam đã có những bước tiến đáng ghi nhận trong việc khai thông các tuyến đường sắt vận chuyển hàng hóa giữa Việt Nam với Trung Quốc. Với dịch vụ này, các hành lang vận tải qua Lào Cai và Lạng Sơn đã có thể được khai thác cho hàng chuyển tải, quá cảnh vào khu vực phía Nam Trung Quốc thuận lợi hơn, góp phần nâng cao vai trò của Hải Phòng như một cảng cửa ngõ trung chuyển quốc tế và vươn tới các nước Châu Âu. Sau nhiều nỗ lực, ngày 25/11/ 2017, ngành Đường sắt Trung Quốc và Đường sắt Việt Nam đã tổ chức đón đoàn tàu chuyên container đầu tiên kết nối giữa hai quốc gia tại ga Đồng Đăng - Lạng Sơn. Với thời gian vận chuyển container bằng đường sắt rút ngắn còn 4 ngày thay vì 14 ngày bằng đường biển, cước phí vận chuyển rẻ hơn 1 nửa so với đường bộ.
8. Làn sóng M&A lớn trong lĩnh vực logistics
Logistics là lĩnh vực đang được nhiều nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài, quan tâm. Năm 2017 chứng kiến một số thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực logistics, điển hình là Sagawa đầu tư vào Vingroup, CJ mua lại cổ phần từ Gemadept.
9. Hình thành Mạng lưới đào tạo logistics Việt Nam
Công tác đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành logistics đang trở nên cấp bách trước đà tăng trưởng đột biến của hoạt động logistics hiện nay. Mạng lưới đào tạo logistics Việt Nam tập hợp các trường đại học, đơn vị đào tạo để cùng liên kết đẩy mạnh công tác đào tạo về logistics, phát triển đội ngũ giảng viên, trao đổi cơ hội hợp tác và thực hành, thực tập tại các cơ sở, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
10. Diễn đàn Logistics Việt Nam 2017
Diễn đàn Logistics Việt Nam 2017 là Diễn đàn Logistics lần thứ 5, và là lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội. Diễn đàn thu hút sự quan tâm của hơn 500 đại biểu tham dự, đề cập và bàn thảo những vấn đề có tính chiến lược đối với sự phát triển của ngành logistic Việt Nam hiện nay và trong giai đoạn tới.
Tại Diễn đàn, Báo cáo Logistics Việt Nam 2017 và trang thông tin điện tử www.logistics.gov.vn đã được công bố và giới thiệu đến công chúng, cung cấp những thông tin chính thống, phong phú, nhanh chóng về hoạt động logistics.
Cũng tại Diễn đàn đã diễn ra lễ ký kết các bản nghi nhớ hợp tác quan trọng giữa Vietjet Air Cargo và Viettel, giữa Thép Hoà Phát Dung Quất với Vinalines, Novaon - Bảo Việt, Hiệp hội Logistics và Đại học Quốc gia Hà Nội; lễ ký kết hợp tác chiến lược và toàn diện giữa các doanh nghiệp, hiệp hội, các trường đại học nhằm thúc đẩy, tạo đột phá phát triển dịch vụ Logistics.
Trần Thanh Hải- Phó cục trưởng Cục xuất nhập khẩu- Bộ Công Thương