Chính phủ Panama đề xuất xây dựng siêu cảng ở Thái Bình Dương để thúc đẩy lưu thông hàng hải
Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các cảng biển, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản công nghiệp, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY
---------------
Tổng thống Panama José Raúl Mulino đã đề xuất xây dựng một siêu cảng ở Thái Bình Dương để tăng cường hoạt động của Kênh đào Panama, góp phần thúc đẩy vận tải biển và nâng cao vai trò của quốc gia này trong ngành hàng hải toàn cầu.
Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh có nhiều báo cáo về các chiến lược quân sự của Hoa Kỳ liên quan đến kênh đào.
Những phát biểu của Tổng thống Hoa Kỳ, ông Donald Trump về khả năng “đòi lại” kênh đào đã tác động đến quan hệ Hoa Kỳ-Panama. Một báo cáo của NBC News cho rằng Lực lượng vũ trang Hoa Kỳ được giao nhiệm vụ xây dựng các phương án liên quan đến vấn đề này.
Về phía Panama, Tổng thống Panama Mulino nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của một cơ sở cảng mới để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hải trên tuyến đường huyết mạch nối châu Á và châu Mỹ. Hệ thống cảng biển quy mô, hiện đại hơn sẽ giúp đất nước trở thành một nhân tố quan trọng, và phát huy vai trò của kênh đào Panama trong thương mại toàn cầu (hiện chiếm tỷ trọng 5% thương mại hàng hải toàn cầu). Sự kết nối giữa kênh đào Panama và siêu cảng mà chính phủ Panama đề xuất xây dựng sẽ phân tích kỹ lưỡng hơn trong thời gian tới.
Các cuộc làm việc gần đây giữa chính quyền Panama với các công ty vận tải biển quốc tế đã cho thấy sự quan tâm đến tiềm năng cảng biển của Panama.
Cơ quan quản lý kênh đào Panama (ACP) cũng đang xem xét việc mở rộng kinh doanh, bao gồm cả lĩnh vực vận chuyển bằng đường ống dẫn khí qua eo đất.
Theo dự báo của các chuyên gia logistics quốc tế, khu vực kênh đào Panama dự báo sẽ chứng kiến những thay đổi lớn về tương quan lực lượng trong thời gian tới, với sự quan tâm và cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia lớn có lợi ích liên quan. Hoa Kỳ đã thể hiện quan điểm muốn tăng cường lợi ích của mình tại tuyến đường huyết mạch này và có thể sử dụng các biện pháp “mạnh mẽ”, “cứng rắn” để đạt được mục tiêu. Giữa những diễn biến này, một công ty Hồng Kông (Trung Quốc) quản lý hai cảng biển đã công bố kế hoạch thoái vốn khỏi một quỹ đầu tư của Hoa Kỳ.
Kênh đào Panama là một tuyến đường thủy nhân tạo dài 82 km ở Panama nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương và phân chia Bắc và Nam Mỹ. Kênh đào Panama đã được xây dựng trong 3 thập kỷ bằng mồ hôi công sức của rất nhiều người. Năm 1994, kênh đào được Hiệp hội Kỹ sư Xây dựng Hoa Kỳ công nhận là 1 trong 7 thành tựu kỹ thuật xây dựng lớn nhất của thế giới hiện đại. Công trình đóng góp rất lớn về mặt kinh tế, góp phần giảm thiểu chi phí trong vận tải thủy giữa hai đại dương. Trong quá khứ, để vận chuyển hàng hóa từ New York đến San Francisco, thay vì phải vượt qua hơn 22.500km qua eo biển Drake và mũi Sừng (Cape Horn) ở điểm cực Nam của Nam Mỹ, hiện nay, nhờ vào kênh đào Panama, việc đi lại chỉ tốn còn 9.500 km.
Hoa Kỳ là nước sử dụng kênh đào Panama lớn nhất, với tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ chiếm khoảng 73% lưu lượng kênh đào Panama và 40% tổng lượng hàng hóa container của Hoa Kỳ đi qua kênh đào Panama mỗi năm. Tổng cộng, hàng hóa đi qua kênh đào này hàng năm đạt khoảng 270 tỷ USD.
Về phía hàng hóa từ Việt Nam đi qua kênh đào Panama:
Độ dài của tuyến đường biển từ Việt Nam sang Châu Mỹ qua kênh đào Panama dài khoảng 10.000 hải lý. Với địa điểm đến là Cuba, độ dài quãng đường là 10.850 hải lý. Tàu biển đi từ Việt Nam qua Philippines, đi qua Thái Bình Dương đến kênh đào Panama và vượt qua quả đồi cao 26m trên mực nước biển để đến các cảng ở Cuba hoặc các quốc gia Trung Mỹ. Đây là tuyến đường biển ngắn nhất trong ba tuyến từ Việt Nam đến châu Mỹ (2 tuyến còn lại là đi qua kênh đào Suez và đi qua Mũi Hảo Vọng), đơn giản hơn và có phí qua kênh thấp. Thời tiết trên tuyến đường qua kênh đào Panama nhìn chung thuận lợi.
Kênh đào Panama đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với vận tải hàng hóa toàn cầu nói chung, và đặc biệt là đối với vận chuyển hàng đông lạnh của Việt Nam ra thế giới. Đây là một tuyến đường huyết mạch nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, giúp rút ngắn đáng kể khoảng cách và thời gian vận chuyển giữa các cảng ở Châu Á (bao gồm Việt Nam) và các cảng ở Bắc Mỹ, Châu Âu, cũng như các khu vực khác.
Kênh đào Panama không chỉ rút ngắn thời gian và chi phí cho các tàu đi từ Việt Nam đến Bờ Đông Mỹ mà còn tạo ra các kết nối linh hoạt hơn với Bắc Mỹ và Châu Âu. Các tuyến vận chuyển biển từ Việt Nam sang Mỹ hoặc EU có thể sử dụng kênh đào để kết nối các cảng trung chuyển tại Caribbean hoặc các cảng ở Bắc Mỹ như Miami, New Orleans, hoặc các cảng tại Bờ Đông Mỹ như New York, New Jersey.
Kênh đào Panama còn cho phép các tàu trực tiếp tiếp cận các cảng lớn tại Bờ Đông Mỹ mà không cần phải đi vòng qua các tuyến đường biển xa hơn. Các cảng tại Miami, Savannah, Charleston hay New York/New Jersey có thể tiếp nhận hàng đông lạnh từ Việt Nam với thời gian vận chuyển ngắn hơn và chi phí thấp hơn. Các cảng này, đặc biệt là ở Bờ Đông Mỹ, cũng là nơi có lượng tiêu thụ lớn đối với các sản phẩm đông lạnh từ Việt Nam, đặc biệt là thủy sản và rau quả, vì đây là những thị trường tiêu thụ chính.
Nguồn: VITIC, trích từ báo cáo quy định, chính sách trong lĩnh vực logistics Việt Nam và thế giới, quý 1/2025
THÔNG TIN THAM KHẢO VỀ THỊ TRƯỜNG, NGÀNH HÀNG, LOGISTICS:
(3) Nghiên cứu thị trường dược phẩm và logistics cho ngành dược phẩm Việt Nam (Phiên bản mới nhất năm 2025), vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
(4) THÔNG TIN NGÀNH DƯỢC PHẨM, MĨ PHẨM, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY
(5) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các thị trường tiêu biểu, các ngành hàng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các mặt hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
(6) Phân tích biến động các chỉ tiêu logistics của Việt Nam giai đoạn 2017-2023, so sánh với kế hoạch và dự báo, vui lòng xem TẠI ĐÂY