Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ bảy, ngày 21 tháng 12 năm 2024
Vietnamese English

Hoa Kỳ siết chặt hơn quy định về mô tả hàng hóa theo Hệ thống Kiểm tra trước Hàng hóa hàng không

26/09/2024 09:53

Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các cảng biển, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY

------------------------

Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) đang siết chặt quy định về mô tả các lô hàng được gửi qua Hệ thống Kiểm tra trước Hàng hóa Hàng không (ACAS).

Theo đó, từ ngày 7 tháng 10 năm 2024, các hãng vận tải và các bên khác lựa chọn nộp dữ liệu ACAS cho CBP được yêu cầu cung cấp mô tả chính xác về hàng hóa thay vì các mô tả mơ hồ.

Từ nay đến lúc đó, CBP áp dụng cơ chế “thời gian cảnh báo”. Các thông báo sẽ được gửi đến các đầu mối liên hệ chính của ACAS mỗi ngày cùng với bản tóm tắt về các mô tả được cho là “mơ hồ” về hàng hóa. Ví dụ: các mô tả mơ hồ như "quà tặng", "nhu yếu phẩm hàng ngày", "phụ kiện", "phụ tùng" và "hợp nhất" sẽ không còn được chấp nhận nữa.

Những người nộp đơn qua hệ thống ACAS được yêu cầu xử lý các thông báo cảnh báo và từ chối này và làm việc để khắc phục sự cố với người gửi hàng và bên phát hành vận đơn để tuân thủ đối với lô hàng đó.

Những người nộp đơn vào hệ thống ACAS, cho dù là hãng hàng không hay các bên khác, được yêu cầu sàng lọc dữ liệu để tuân thủ các quy định về khai báo hàng hóa.

 “Hành động khắc phục được mong đợi sẽ diễn ra ngay lập tức”:  nếu CBP phát hiện bất kỳ mối lo ngại nào về việc thực thi, CBP có thể thực hiện các hành động bổ sung.

Như vậy các các doanh nghiệp Việt Nam muốn gửi hàng hóa bằng đường hàng không sang Hoa Kỳ cần lưu ý rằng: Từ ngày 7 tháng 10 năm 2024, bất kỳ mô tả mơ hồ, không tuân thủ nào sẽ bị từ chối và hàng hóa sẽ không được xếp tại nơi xuất phát cho đến khi mô tả hàng hóa được sửa đổi để tuân thủ.

 Cần lưu ý rằng nếu một Vận đơn hàng không nội địa (HAWB) bị giữ lại, toàn bộ Vận đơn hàng không chính (MAWB) sẽ không được chấp nhận; nếu một MAWB/HAWB được chất chung lên một ULD với các MAWB khác, toàn bộ ULD cũng sẽ không được chấp nhận.

Thực tế là những tháng gần đây, Hoa Kỳ ngày càng kiểm soát nghiêm ngặt hơn đối với hàng nhập khẩu vào nước này. Vào tháng 7/2024, Hoa Kỳ đã bắt đầu siết chặt các lô hàng thương mại điện tử khi đình chỉ “nhiều công ty môi giới hải quan” khỏi chương trình Kiểm tra loại nhập cảnh 86, chương trình này bao gồm việc nhập khẩu miễn thuế các lô hàng có giá trị dưới 800 USD  vào Hoa Kỳ.

Báo cáo từ một số hãng giao nhận hàng không cho thấy việc kiểm tra chặt chẽ hơn các lô hàng Type 86 gây ra tình trạng chậm trễ tại biên giới và hủy chuyến bay.

Theo số liệu của CBP Hoa Kỳ, trong 10 năm qua, số lượng lô hàng vào nước này có lý do được miễn trừ theo diện “de minimis 800 USD” đã tăng đáng kể, từ khoảng 140 triệu lô/ năm lên hơn 1 tỷ lô/năm. Sự gia tăng theo cấp số nhân của các lô hàng “de minimis” này khiến việc thực thi luật thương mại, yêu cầu về sức khỏe và an toàn, quyền sở hữu trí tuệ, quy tắc bảo vệ người tiêu dùng của Hoa Kỳ trở nên khó khăn hơn, cũng như việc ngăn chặn các loại thuốc tổng hợp bất hợp pháp như fentanyl và nguyên liệu thô và máy móc từ thuốc tổng hợp vào nước này.

Trong khi đó, Hoa Kỳ đã bổ sung các yêu cầu an ninh mới đối với các lô hàng vận chuyển hàng không từ Châu Âu và các nước CIS vào giữa tháng 8/2024 sau khi có báo cáo về hai gói hàng chứa chất gây cháy đã bốc cháy trong mạng lưới bưu kiện của Châu Âu.

Các yêu cầu mới đã khiến Korean Air Cargo phải tạm ngừng các lô hàng từ Châu Âu và các nước CIS đến Hoa Kỳ cho đến ngày 18 tháng 11 năm 2024 để kiện toàn khâu kiểm tra.  

Các công ty giao nhận vận tải khác cũng đã nêu bật những thách thức mà họ phải đối mặt khi đáp ứng các yêu cầu mới này. Chính phủ Hoa Kỳ còn dự kiến thực hiện các quy định chặt chẽ hơn đối với hàng hóa thương mại điện tử được nhập khẩu vào nước này theo miễn trừ de minimis. Nếu được thực hiện, bất kỳ sản phẩm nào là một phần của các hành động thực thi thương mại theo Mục 301, Mục 201 hoặc Mục 232 sẽ không còn được miễn trừ nữa.

Nguồn: Trung tâm Thông tin (VITIC), trích từ Báo cáo tháng về thị trường logistics Hoa Kỳ và các lưu ý

 
(1)  Thị trường logistics chuỗi lạnh thế giới và Việt Nam: Đặc điểm và triển vọng (bản công bố vào năm 2024, tập trung vào dịch vụ kho lạnh và vận tải lạnh), vui lòng tải TẠI ĐÂY 
 
(2) Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các cảng biển, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY

(3) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các mặt hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY

(4) Phân tích biến động các chỉ tiêu logistics của Việt Nam giai đoạn 2017-2023, so sánh với kế hoạch và dự báo, vui lòng xem TẠI ĐÂY

(5) Thông tin hoạt động Logistics trong XUẤT KHẨU năm 2023 và quý 1/2024, phân tích sâu một số mặt hàng tiêu biểu, vui lòng xem TẠI ĐÂY

(6) Thông tin hoạt động Logistics trong NHẬP KHẨU năm 2023 và quý 1/2024, phân tích sâu một số mặt hàng tiêu biểu, vui lòng xem TẠI ĐÂY
 
(7) Báo cáo nghiên cứu thị trường Halal logistics và khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam, vui lòng xem TẠI ĐÂY
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 10
Số người truy cập: 6.223.176
Chung nhan Tin Nhiem Mang