Giao thương Việt Nam- Campuchia phát triển qua 10 cặp cửa khẩu
Nghiên cứu thị trường Campuchia: kinh tế, thương mại, đầu tư, logistics và chính sách, quy định liên quan; cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam năm 2024 (bản công bố vào tháng 3/2024), vui lòng XEM TẠI ĐÂY
-------------------------
Với 10 cặp cửa khẩu giữa Việt Nam và Campuchia thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam – Campuchia, Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 của Campuchia sẽ tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp hai nước.
Tại Hội thảo xúc tiến đầu tư giữa Việt Nam và Campuchia năm 2024 do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) tổ chức vào cuối tuần qua, với sự tham dự của hơn 70 doanh nghiệp, các diễn giả cho rằng, Việt Nam - Campuchia có nhiều thuận lợi trong hợp tác thương mại và đầu tư, hai nước có đường biên giới dài khoảng 1.258 km trên đất liền đi qua 10 tỉnh biên giới Việt Nam.
Đồng thời, có 10 cặp cửa khẩu giữa Việt Nam và Campuchia thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam – Campuchia.
Theo lãnh đạo ITPC, với lợi thế về điều kiện địa lý, mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa nhân dân hai nước, cũng như sự tương đồng về sản phẩm hàng hóa, giao thương giữa Việt Nam và Campuchia đang có mức tăng trưởng nhanh trong thời gian vừa qua.
Về thương mại, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đạt khoảng 10,5 tỉ USD/năm, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia hơn 5,7 tỷ USD và nhập khẩu hơn 4,7 tỷ USD.
Hiện nay, Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 của Campuchia trên thị trường quốc tế sau Trung Quốc. Trong quý 1/2024, kim ngạch xuất khẩu của Campuchia sang Việt Nam đạt 1,39 tỷ USD, tăng 53% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa Việt Nam của Campuchia đạt 0,933 tỷ USD, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Về đầu tư, Việt Nam hiện có 206 dự án đầu tư sang Campuchia còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký khoảng 2,95 tỷ USD duy trì vị trí đứng đầu trong ASEAN và nằm trong nhóm 5 nước có đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Campuchia.
Hoạt động đầu tư của Việt Nam tại Campuchia chủ yếu trong các lĩnh vực nông nghiệp, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông..., đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống, tăng thu ngân sách, thúc đẩy phát triển hạ tầng và tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động Campuchia. Hiện nay, Campuchia có 31 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 73 triệu USD, đứng thứ 51 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Tại hội thảo ông Chea Vuthy, Tổng thư ký Ủy ban Đầu tư Vương quốc Campuchia đã trao đổi với các doanh nghiệpthông tin, nhu cầu về thương mại môi trường đầu tư, tiềm năng và thế mạnh của Vương Quốc Campuchia, cơ hội kinh doanh đầu tư tại Việt Nam...
Cùng với đó, lãnh đạo Hội đồng phát triển Campuchia đã trình bày các chính sách thu hút đầu tư của Campuchia. Trong đó có bộ công cụ hỗ trợ đầu tư, đặc biệt là chiến lược thu hút đầu tư khu vực tư nhân, như diễn đàn chính phủ - nhà đầu tư, cơ chế hợp tác giữa hải quan – nhà đầu tư, cơ chế hợp tác song phương Việt Nam – Campuchia…
Với những lợi thế trên, cũng như lợi thế về địa lý gần, các doanh nghiệp Việt Nam cho biết sẽ quan tâm đầu tư, xuất khẩu hàng hóa sang Campuchia trong thời gian tới.
(2) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các mặt hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
(3) Phân tích biến động các chỉ tiêu logistics của Việt Nam giai đoạn 2017-2023, so sánh với kế hoạch và dự báo, vui lòng xem TẠI ĐÂY
(4) Nghiên cứu thị trường Campuchia: kinh tế, thương mại, đầu tư, logistics và chính sách, quy định liên quan; cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam năm 2024 (bản công bố vào tháng 3/2024), vui lòng XEM TẠI ĐÂY