Nông sản xuất khẩu qua các cửa khẩu tại Lạng Sơn, Lào Cai tăng mạnh
20/02/2023 16:04
Lượng hàng hóa chủ yếu là nông sản, nhất là trái cây tươi, đang được xuất khẩu mạnh mẽ qua cửa khẩu quốc tế Kim Thành (Lào Cai) cũng như các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn.
Từ ngày 8/1/2023 đến nay, khi Trung Quốc giảm cấp độ phòng chống dịch Covid-19 từ nhóm A xuống nhóm B, các biện pháp kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh trong hoạt động xuất nhập cảnh và thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại biên giới được nới lỏng, một lượng hàng hóa lớn, chủ yếu là nông sản nước ta đã tăng tốc xuất khẩu qua nhiều cửa khẩu tại Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh...
Tại Lạng Sơn, trong tháng 1/2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh đạt 250 triệu USD, bằng 6,6% kế hoạch, tăng 108,3% so với cùng kỳ, trong đó, xuất khẩu đạt 100 triệu USD, nhập khẩu đạt 150 triệu USD.
Mặt hàng xuất khẩu chủ lực qua các cửa khẩu thuộc Lạng Sơn chủ yếu là nông sản, đạt 37,5 triệu USD. Điển hình, một số mặt hàng chủ lực như thanh long đạt 20.000 tấn với trị giá 6,5 triệu USD; mít đạt 30.000 tấn với trị giá 12 triệu USD; xoài đạt 12.000 tấn với trị giá 5,3 triệu USD; dưa hấu đạt 10.000 tấn với 3,5 triệu USD; tinh bột sắn đạt 30.000 tấn với 10,2 triệu USD...
Hoạt động xuất khẩu nông sản qua cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai cũng khá tấp nập. Cụ thể, từ đầu năm đến 15/2, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã làm thủ tục thông quan cho lượng nông sản xuất khẩu, tổng kim ngạch đạt hơn 40,2 triệu USD.
Hàng nông sản xuất khẩu làm thủ tục tại Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai khá đa dạng, trong đó 4 nhóm hàng có lượng xuất khẩu đạt từ 10.000 tấn/nhóm trở lên gồm: sắt lát khô, dưa hấu, thanh long, chuối.
Đáng chú ý, sau thời gian dài gặp khó trong năm 2022 do phía Trung Quốc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, hai mặt hàng trái cây chủ lực là thanh long, dưa hấu đang có dấu hiệu phục hồi tích cực với tổng lượng xuất khẩu gần 30.000 tấn.
Trong đó, thanh long đạt 15.542 tấn, kim ngạch hơn 10 triệu USD; dưa hấu đạt 13.509 tấn, kim ngạch 2,65 triệu USD.
Để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, Hải quan Lào Cai luôn bố trí đủ lực lượng làm thủ tục cả 7 ngày trong tuần, đặc biệt với mặt hàng nông sản xuất khẩu luôn được ưu tiên giải quyết nhanh để thông quan trong ngày.
Tại nghị Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Hợp tác kinh tế Việt Nam – Trung Quốc (Vân Nam) do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương ) phối hợp với Sở Thương mại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức cuối tuần qua, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, thương mại với Trung Quốc sẽ được cải thiện mạnh mẽ trong năm 2023 khi các chính sách nhập khẩu được nới lỏng.
Ngay trong tháng đầu năm, dù có đợt nghỉ Tết kéo dài, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm mạnh, xuất khẩu sang nhiều thị trường chủ lực như Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc đều giảm từ 11,4% đến 33,8%, nhưng xuất khẩu sang Trung Quốc lại tăng, với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 4,45 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ.
Năm 2022, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19, nhưng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 175,6 tỷ USD, tăng 5,5% so với năm 2021. Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Link gốc BÁO ĐẦU TƯ
Từ ngày 8/1/2023 đến nay, khi Trung Quốc giảm cấp độ phòng chống dịch Covid-19 từ nhóm A xuống nhóm B, các biện pháp kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh trong hoạt động xuất nhập cảnh và thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại biên giới được nới lỏng, một lượng hàng hóa lớn, chủ yếu là nông sản nước ta đã tăng tốc xuất khẩu qua nhiều cửa khẩu tại Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh...
Tại Lạng Sơn, trong tháng 1/2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh đạt 250 triệu USD, bằng 6,6% kế hoạch, tăng 108,3% so với cùng kỳ, trong đó, xuất khẩu đạt 100 triệu USD, nhập khẩu đạt 150 triệu USD.
Mặt hàng xuất khẩu chủ lực qua các cửa khẩu thuộc Lạng Sơn chủ yếu là nông sản, đạt 37,5 triệu USD. Điển hình, một số mặt hàng chủ lực như thanh long đạt 20.000 tấn với trị giá 6,5 triệu USD; mít đạt 30.000 tấn với trị giá 12 triệu USD; xoài đạt 12.000 tấn với trị giá 5,3 triệu USD; dưa hấu đạt 10.000 tấn với 3,5 triệu USD; tinh bột sắn đạt 30.000 tấn với 10,2 triệu USD...
Hoạt động xuất khẩu nông sản qua cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai cũng khá tấp nập. Cụ thể, từ đầu năm đến 15/2, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã làm thủ tục thông quan cho lượng nông sản xuất khẩu, tổng kim ngạch đạt hơn 40,2 triệu USD.
Hàng nông sản xuất khẩu làm thủ tục tại Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai khá đa dạng, trong đó 4 nhóm hàng có lượng xuất khẩu đạt từ 10.000 tấn/nhóm trở lên gồm: sắt lát khô, dưa hấu, thanh long, chuối.
Đáng chú ý, sau thời gian dài gặp khó trong năm 2022 do phía Trung Quốc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, hai mặt hàng trái cây chủ lực là thanh long, dưa hấu đang có dấu hiệu phục hồi tích cực với tổng lượng xuất khẩu gần 30.000 tấn.
Trong đó, thanh long đạt 15.542 tấn, kim ngạch hơn 10 triệu USD; dưa hấu đạt 13.509 tấn, kim ngạch 2,65 triệu USD.
Để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, Hải quan Lào Cai luôn bố trí đủ lực lượng làm thủ tục cả 7 ngày trong tuần, đặc biệt với mặt hàng nông sản xuất khẩu luôn được ưu tiên giải quyết nhanh để thông quan trong ngày.
Tại nghị Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Hợp tác kinh tế Việt Nam – Trung Quốc (Vân Nam) do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương ) phối hợp với Sở Thương mại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức cuối tuần qua, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, thương mại với Trung Quốc sẽ được cải thiện mạnh mẽ trong năm 2023 khi các chính sách nhập khẩu được nới lỏng.
Ngay trong tháng đầu năm, dù có đợt nghỉ Tết kéo dài, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm mạnh, xuất khẩu sang nhiều thị trường chủ lực như Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc đều giảm từ 11,4% đến 33,8%, nhưng xuất khẩu sang Trung Quốc lại tăng, với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 4,45 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ.
Năm 2022, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19, nhưng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 175,6 tỷ USD, tăng 5,5% so với năm 2021. Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Link gốc BÁO ĐẦU TƯ