Tp. Hồ Chí Minh: tự động hóa công tác giám sát tại cảng
13/12/2017 22:53
Trên địa bàn TP. HCM hiện có 58 doanh nghiệp kinh doanh cảng và kho bãi với sản lượng hàng hóa chiếm 50% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu trong nước.
Theo chu kỳ mùa vụ, vào thời điểm cuối năm và cận Tết Nguyên đán, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tập trung nhiều, đòi hỏi phải giải quyết nhanh chóng các thủ tục liên quan để thúc đẩy lưu thông hàng hóa.
Do đó, bắt đầu từ ngày 11/12/2017, Cục Hải quan TP. HCM đã triển khai kế hoạch thực hiện đề án quản lý giám sát tự động hàng hóa cảng biển, cảng hàng không. Theo đó, lực lượng hải quan TP. HCM thực hiện quản lý giám sát tự động hàng hóa cảng biển, cảng hàng không, áp dụng hệ thống công nghệ thông tin tập trung để trao đổi, cập nhật thông tin với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho bãi giúp theo dõi chặt chẽ, kịp thời quá trình di chuyển, biến động và tình trạng của hàng hóa từ khi vào đến khi ra khỏi và vận chuyển hàng hóa giữa các địa điểm đều chịu sự giám sát của hải quan.
Sự đổi mới này giúp rút ngắn thời gian và chi phí làm thủ tục của người khai hải quan, đồng thời tăng cường công tác quản lý của cơ quan hải quan trong việc kiểm tra giám sát và kiểm soát hải quan, nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp, ngăn ngừa gian lận thương mại, phòng chống buôn lậu và đảm bảo an ninh quốc gia. Việc triển khai sẽ được thực hiện thí điểm tại 4 đơn vị và đề án này chính thức được áp dụng tại TP. HCM từ ngày 01/01/2018
Tháng 9.2017, UBND TP.HCM đã kiến nghị điều chỉnh Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (nhóm 5) đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Trong đó, kiến nghị việc phát triển cảng biển gắn với phát triển đồng bộ hệ thống giao thông kết nối với cảng, tránh tình trạng thiếu đồng bộ. Bên cạnh đó, chú trọng kết nối vận tải thủy nội địa, đảm bảo kết nối liên hoàn giữa cảng biển với hệ thống cảng cạn, trung tâm phân phối hàng hóa, đầu mối logistics tại khu vực. Hiện nay trên địa bàn TP.HCM có nhiều hệ thống cảng biển, nhưng tại cảng Cát Lái luôn trong tình trạng quá tải, còn các cảng khác chưa tận dụng hết tiềm năng, hoạt động cầm chừng. Để phát triển hệ thống cảng biển, UBND TP.HCM kiến nghị đơn vị tư vấn cần nghiên cứu bổ sung, đánh giá tính hiệu quả của việc kết nối vận tải bằng đường sắt đến các khu bến cảng trên địa bàn TP.HCM (đặc biệt là cảng Cát Lái); ưu tiên phát triển các bến cảng biển tại khu cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, hạn chế gia tăng công suất hàng hóa thông qua khu vực bến Cát Lái, tiến tới di dời hoặc dừng hoạt động các bến trên sông Sài Gòn.
Theo chu kỳ mùa vụ, vào thời điểm cuối năm và cận Tết Nguyên đán, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tập trung nhiều, đòi hỏi phải giải quyết nhanh chóng các thủ tục liên quan để thúc đẩy lưu thông hàng hóa.
Do đó, bắt đầu từ ngày 11/12/2017, Cục Hải quan TP. HCM đã triển khai kế hoạch thực hiện đề án quản lý giám sát tự động hàng hóa cảng biển, cảng hàng không. Theo đó, lực lượng hải quan TP. HCM thực hiện quản lý giám sát tự động hàng hóa cảng biển, cảng hàng không, áp dụng hệ thống công nghệ thông tin tập trung để trao đổi, cập nhật thông tin với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho bãi giúp theo dõi chặt chẽ, kịp thời quá trình di chuyển, biến động và tình trạng của hàng hóa từ khi vào đến khi ra khỏi và vận chuyển hàng hóa giữa các địa điểm đều chịu sự giám sát của hải quan.
Sự đổi mới này giúp rút ngắn thời gian và chi phí làm thủ tục của người khai hải quan, đồng thời tăng cường công tác quản lý của cơ quan hải quan trong việc kiểm tra giám sát và kiểm soát hải quan, nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp, ngăn ngừa gian lận thương mại, phòng chống buôn lậu và đảm bảo an ninh quốc gia. Việc triển khai sẽ được thực hiện thí điểm tại 4 đơn vị và đề án này chính thức được áp dụng tại TP. HCM từ ngày 01/01/2018
Tháng 9.2017, UBND TP.HCM đã kiến nghị điều chỉnh Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (nhóm 5) đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Trong đó, kiến nghị việc phát triển cảng biển gắn với phát triển đồng bộ hệ thống giao thông kết nối với cảng, tránh tình trạng thiếu đồng bộ. Bên cạnh đó, chú trọng kết nối vận tải thủy nội địa, đảm bảo kết nối liên hoàn giữa cảng biển với hệ thống cảng cạn, trung tâm phân phối hàng hóa, đầu mối logistics tại khu vực. Hiện nay trên địa bàn TP.HCM có nhiều hệ thống cảng biển, nhưng tại cảng Cát Lái luôn trong tình trạng quá tải, còn các cảng khác chưa tận dụng hết tiềm năng, hoạt động cầm chừng. Để phát triển hệ thống cảng biển, UBND TP.HCM kiến nghị đơn vị tư vấn cần nghiên cứu bổ sung, đánh giá tính hiệu quả của việc kết nối vận tải bằng đường sắt đến các khu bến cảng trên địa bàn TP.HCM (đặc biệt là cảng Cát Lái); ưu tiên phát triển các bến cảng biển tại khu cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, hạn chế gia tăng công suất hàng hóa thông qua khu vực bến Cát Lái, tiến tới di dời hoặc dừng hoạt động các bến trên sông Sài Gòn.
VITIC tổng hợp