Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ bảy, ngày 21 tháng 12 năm 2024
Vietnamese English

Triển vọng thị trường dịch vụ kho bãi tại Indonesia

07/06/2019 11:20
Phần lớn bất động sản kho bãi ở Jakarta, thủ đô và thành phố lớn nhất của Indonesia, nằm giữa những hòn đảo đông dân của Java, ngoài ra còn có tại Surabaya. Đa số cơ sở hạ tầng kho bãi vẫn theo kiểu 'gudang' truyền thống. Các trung tâm kho bãi truyền thống này thường được làm bằng gỗ hoặc bê tông cốt thép, có chiều cao trong khoảng 5-6 mét, không có hoặc có ít bến cảng tải.

Chi phí đất đai là một yếu tố chính kìm hãm sự phát triển của ngành kho bãi. Chẳng hạn, mức giá thuê ở Greater Jakarta, dao động khoảng 6-7 USD mỗi mét vuông, và dự kiến ​​sẽ có tăng ở mức một con số trong những năm tới. Giá đất đã tăng 300% trong những năm gần đây, khiến việc xây dựng kho bãi để đầu cơ trở thành một ngành kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), dược phẩm và thương mại điện tử- những ngành phát triển nhanh nhất tại  Indonesia, đang thúc nhu cầu các trung tâm logistics và kho bãi mới với quy mô lớn và hiện đại hơn.

Tổng doanh số thương mại điện tử tại Indonesia lên tới khoảng 8 tỷ USD vào năm 2017, với 5 tỷ USD từ bán hàng trực tuyến, tạo ra nhu cầu lâu dài cho các trung tâm phân phối, trung tâm hậu cần và dịch vụ 3PL, để đảm bảo giao hàng kịp thời, hiệu quả về chi phí đặt hàng trực tuyến.

Trong lĩnh vực FMCG, nhiều cơ sở kho bãi khổng lồ đã được xây dựng dựa trên sự sắp xếp phù hợp cho chuỗi cung ứng các công ty hàng đầu. Unilever, tập đoàn hàng tiêu dùng khổng lồ đã xây dựng trung tâm phân phối 90.000 m2 của riêng mình vào năm 2011 tại Indonesia, với dự đoán về sự tăng trưởng thị trường bán lẻ của mình tại thị trường này.

Ngành dược phẩm là một ngành khác của Indonesia mở rộng nhanh chóng. Tính đến năm 2017, lĩnh vực này được ước tính trị giá 5 tỷ USD. Các ngành công nghiệp phụ thuộc vào vận chuyển và lưu trữ nhạy cảm với nhiệt độ. Chuỗi lạnh thậm chí còn kém phát triển ở Indonesia hơn là kho bãi, tạo cơ hội cho các công ty quốc tế cung cấp không chỉ các cơ sở kho lạnh chuyên nghiệp, mà cả cơ sở hạ tầng kho tổng hợp.

Image result for warehousing in Indonesia 2019

Theo kết quả của Niên giám cạnh tranh thế giới (WCY) năm 2019 công bố vào cuối tháng 5 vừa qua, năng lực cạnh tranh của Indonesia xếp thứ 32 trong số 63 quốc gia tham gia đánh giá. Kết quả này tăng 11 bậc so với năm 2018. Đây là mức tăng cao nhất của châu Á năm 2019.

Trong báo cáo của Niên giám cạnh tranh thế giới 2019, các yếu tố được coi là hấp dẫn nhất của nền kinh tế Indonesia là kinh tế năng động, hành vi công khai và tích cực cùng các chính sách ổn định và có thể dự đoán được. Cũng theo Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia, mặc dù có mức tăng cao nhất châu Á nhưng khả năng cạnh tranh của Indonesia trong khu vực ASEAN vẫn thấp hơn Singapore, Malaysia và Thái Lan.

Chính phủ Indonesia hy vọng rằng những tín hiệu tích cực về sự gia tăng xếp hạng năng lực cạnh tránh có thể giúp giảm áp lực kinh tế toàn cầu đối với Indonesia. Mặc dù vậy, có năm thách thức mà Indonesia vẫn phải đối mặt trong năm nay, đó là đình trệ tăng trưởng kinh tế, mở rộng tín dụng, không nhất quán trong việc thực thi chính sách và thực thi pháp luật, năng lực và chuyên môn nhân sự và thay đổi cơ cấu chính phủ sau cuộc bầu cử Tổng thống 2019.

Đánh giá năng lực cạnh tranh thế giới được thực hiện với 63 quốc gia dựa trên xếp hạng tổng thể từ bốn yếu tố, đó là hiệu quả kinh tế, hiệu quả chính phủ, hiệu quả kinh doanh và cơ sở hạ tầng.

VITIC tổng hợp
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 14
Số người truy cập: 6.224.232
Chung nhan Tin Nhiem Mang