Gần 100 chuyến bay chở hàng mỗi tuần giữa các nước ASEAN và Thâm Quyến (Trung Quốc)
18/05/2023 14:54
Hiện có gần 100 chuyến bay chở hàng giữa các nước ASEAN với Thâm Quyến (Trung Quốc) mỗi tuần, qua đó thúc đẩy thương mại của Khu vực Vịnh Lớn Quảng Đông-Hồng Kông-Macao với ASEAN và các thành viên RCEP khác.
Vận tải hàng không cũng sẽ tạo điều kiện vận chuyển nhanh chóng hải sản và trái cây tươi sống từ Đông Nam Á đến Thâm Quyến, mang lại nhiều lựa chọn thực phẩm hơn cho người dân địa phương cũng như tăng cường giao thương hàng hóa giữa các thị trường.

Chú thích ảnh: Xử lý hàng hóa tại Sân bay quốc tế Bảo An (Thâm Quyến, Trung Quốc)
Indonesia là quốc gia đông dân nhất và là nền kinh tế có GDP lớn nhất trong ASEAN. Jakarta- thủ đô của nước này là thành phố lớn nhất Đông Nam Á. Năm 2022, thương mại giữa Indonesia và Trung Quốc tăng gần 20% so với năm trước. Trung Quốc Indonesia vẫn là đối tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn nhất.
Để đáp ứng nhu cầu giao thương gia tăng, nhất là khi Trung Quốc đã mở cửa trở lại sau dịch bệnh, một tuyến vận tải hàng không mới đã chính thức được để kết nối giữa đô thị Thâm Quyến của miền nam Trung Quốc và Jakarta, thủ đô của Indonesia.
Đường bay do Central Airlines khai thác sáu lần một tuần, với công suất vận chuyển hàng tuần vượt quá 120 tấn. Vận chuyển hàng hóa từ các nước Đông Nam Á chủ yếu là nông, hải sản tới Sân bay Quốc tế Bảo An Thâm Quyến, các chuyến bay kết nối vào sâu nội địa Trung Quốc cũng sẽ chở trái cây nhiệt đới như sầu riêng và chuối trong tương lai. Hàng xuất đi từ Trung Quốc chủ yếu là hàng thương mại điện tử như sản phẩm điện tử, quần áo.
VITIC (trích từ Báo cáo thị trường logistics ASEAN).
Vận tải hàng không cũng sẽ tạo điều kiện vận chuyển nhanh chóng hải sản và trái cây tươi sống từ Đông Nam Á đến Thâm Quyến, mang lại nhiều lựa chọn thực phẩm hơn cho người dân địa phương cũng như tăng cường giao thương hàng hóa giữa các thị trường.

Chú thích ảnh: Xử lý hàng hóa tại Sân bay quốc tế Bảo An (Thâm Quyến, Trung Quốc)
Indonesia là quốc gia đông dân nhất và là nền kinh tế có GDP lớn nhất trong ASEAN. Jakarta- thủ đô của nước này là thành phố lớn nhất Đông Nam Á. Năm 2022, thương mại giữa Indonesia và Trung Quốc tăng gần 20% so với năm trước. Trung Quốc Indonesia vẫn là đối tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn nhất.
Để đáp ứng nhu cầu giao thương gia tăng, nhất là khi Trung Quốc đã mở cửa trở lại sau dịch bệnh, một tuyến vận tải hàng không mới đã chính thức được để kết nối giữa đô thị Thâm Quyến của miền nam Trung Quốc và Jakarta, thủ đô của Indonesia.
Đường bay do Central Airlines khai thác sáu lần một tuần, với công suất vận chuyển hàng tuần vượt quá 120 tấn. Vận chuyển hàng hóa từ các nước Đông Nam Á chủ yếu là nông, hải sản tới Sân bay Quốc tế Bảo An Thâm Quyến, các chuyến bay kết nối vào sâu nội địa Trung Quốc cũng sẽ chở trái cây nhiệt đới như sầu riêng và chuối trong tương lai. Hàng xuất đi từ Trung Quốc chủ yếu là hàng thương mại điện tử như sản phẩm điện tử, quần áo.
VITIC (trích từ Báo cáo thị trường logistics ASEAN).

• Kỳ tích của Chi cục Vận tải khu 4 (25/04/2025)
• Tuyến vận tải biển xuyên Thái Bình Dương biến động mạnh vì xung đột thương mại (24/04/2025)
• Hãng vận tải hàng hóa hàng không lớn nhất Trung Quốc mở rộng đội bay (17/03/2025)
• Giá cước container đường biển giảm vì triển vọng thương mại toàn cầu mong manh trong cuộc chiến thuế quan (13/03/2025)
• Thay đổi đáng chú ý trong bảng xếp hạng đội tàu biển toàn cầu năm 2025 (12/03/2025)
• Triển vọng lĩnh vực giao nhận, vận tải kỹ thuật số của Trung Quốc (16/05/2023)
• Cước giảm hơn 60%, dừng tuyến container từ cảng Cửa Lò đi Ấn Độ (08/05/2023)
• Vấn đề nan giải với vận tải tại EU trong bối cảnh mới (01/05/2023)
• Xu hướng Hệ thống quản lý vận tải (TMS) thế hệ mới và khuyến nghị đối với các doanh nghiệp (28/04/2023)
• Thương mại bông gia tăng thúc đẩy hoạt động vận chuyển bông từ Úc về Việt Nam (25/04/2023)
Liên kết