Thương mại bông gia tăng thúc đẩy hoạt động vận chuyển bông từ Úc về Việt Nam
25/04/2023 08:24
Căng thẳng thương mại giữa Úc và Trung Quốc đã khiến các nhà sản xuất bông của Úc phải tìm kiếm thị trường thay thế. Kết quả là Việt Nam đã nổi lên trở thành nhà nhập khẩu bông lớn nhất của Úc, thay thế Trung Quốc. Điều này thúc đẩy hoạt động vận tải bông từ Úc sang Việt Nam.
Quan hệ thương mại xấu đi giữa Úc và Trung Quốc kể từ năm 2020 đã khiến các nhà sản xuất bông của Úc phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của họ. Do đó, Việt Nam đã trở thành thị trường xuất khẩu bông thô lớn nhất của Australia chỉ sau vài năm.
Đáp lại lời kêu gọi của chính phủ Úc về việc điều tra nguồn gốc của COVID-19, chính quyền Trung Quốc vào năm 2020, đã thực hiện một số biện pháp nhằm hạn chế khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc đối với hàng hóa của Úc.
Bông, cùng với một loạt các mặt hàng xuất khẩu khác của Úc, phải chịu mức thuế lớn khiến các nhà sản xuất Trung Quốc tìm kiếm bông nhập khẩu ở nơi khác.
Hơn nữa, các nhà sản xuất bông Trung Quốc thường được cấp hạn ngạch nhập khẩu hàng năm với mức thuế được đặt trên thang trượt từ 5 đến 40%. Người mua bông Úc cũng có nguy cơ bị áp thuế cao hơn theo hệ thống hạn ngạch này.
Do đó, các nhà sản xuất bông của Úc đã phải tìm kiếm các thị trường tiêu thụ khác cho sản phẩm bông của mình. Hiệp hội các chủ hàng bông Úc (ACSA) đã vào cuộc, cử một phái đoàn sang Việt Nam để nói về lợi ích của bông Úc. Hoạt động này bao gồm trưng bày các sản phẩm may mặc làm từ bông Úc trong Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam và cung cấp cho các nhà kéo sợi Việt Nam kỹ năng và bí quyết kỹ thuật.
Úc đã trở thành là một trong những nguồn cung ứng bông thô nhập khẩu tăng nhanh nhất của Việt Nam. Từ năm 2020 đến năm 2021, nhập khẩu bông thô từ Úc vào Việt Nam tăng 899%, tương đương 555 triệu USD.
Mức tăng trưởng này không chỉ là kết quả của căng thẳng thương giữa Úc và Trung Quốc. Trong thực tế, Việt Nam có một số lợi thế khác so với Trung Quốc mà các nhà sản xuất bông của Úc có thể khai thác, ví dụ như: các hiệp định thương mại tự do, vị trí thuận tiện và nhu cầu lớn từ các nhà sản xuất hàng may mặc.
Việt Nam và Australia là thành viên của ba hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng, bao gồm FTA ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Bông thô Australia khi đáp ứng các điều kiện nêu tại Nghị định 115/2022/NĐ-CP, Nghị định 121/2022/NĐ-CP và Nghị định 129/2022/NĐ-CP sẽ được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu theo các hiệp định này.
Nhìn chung, các FTA này đã mở ra chuỗi cung ứng cho các nhà sản xuất Việt Nam, giúp họ tiếp cận tốt hơn với các nguyên liệu thô cần thiết để sản xuất hàng hóa. Đáng chú ý, trong khi Úc có khả năng sản xuất nguyên liệu thô rất lớn thì Việt Nam lại có nguồn lao động giá trị cao, chi phí thấp cần thiết để biến những nguyên liệu thô đó thành các sản phẩm có giá trị cao. Đây là sự hợp tác đôi bên cùng có lợi (win-win)-điều kiện cho sự bền vững của thương mại song phương.
Nhu cầu bông thô của Việt Nam là một động lực chính khác thúc đẩy tăng trưởng nhập khẩu bông thô của Úc. Ngành dệt may Việt Nam dự kiến sẽ xuất khẩu khoảng 46-47 tỷ USD quần áo vào năm 2023.
Mặc dù Việt Nam tự sản xuất một số loại bông nhưng sản lượng không đủ để đáp ứng nhu cầu hiện tại. Do điều kiện khí hậu thổ nhưỡng không phù hợp, Bông thường chỉ được trồng thủ công và không được sản xuất ở quy mô thương mại ở Việt Nam. Điều này dẫn đến việc Việt Nam phải nhập khẩu một lượng lớn bông thô từ các nước khác.
Vì những lý do trên, Việt Nam nằm trong nhóm 3 nước nhập khẩu bông lớn nhất trên thế giới, cùng với Bangladesh và Trung Quốc. Nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng này, Australia đã đẩy mạnh xuất khẩu và hiện là một trong 3 nguồn cung cấp bông hàng đầu cho Việt Nam (sau Trung Quốc và Mỹ).
Thuận lợi trong vận chuyển bông từ Úc đến Việt Nam
Với đường bờ biển rộng lớn giáp Biển Đông, Việt Nam có vị trí thuận lợi trong vận chuyển hàng hóa từ Úc, so với các nhà nhập khẩu khác ở Châu Mỹ và Châu Âu. Thời gian vận chuyển từ Úc về Việt Nam nhanh hơn so với giữa Úc và hầu hết các địa điểm khác – chỉ mất 21 ngày, nhanh hơn so với giữa Việt Nam và Brazil hoặc Mỹ. Đồng thời, thời gian vận chuyển giảm cũng giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm thiểu chi phí logistics, từ đó giảm chi phí hoạt động và mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
Nguồn: VITIC trích từ Báo cáo thị trường logistics Australia và New Zealand, tháng 4/2023.
NGOÀI RA, ĐỂ CẬP NHẬT CÁC THÔNG TIN, SỐ LIỆU CHI TIẾT VÀ MỚI NHẤT VỀ THỊ TRƯỜNG LOGISTICS VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI, XIN MỜI THAM KHẢO TÀI LIỆU
Để cập nhật chuỗi dữ liệu cũng như các phân tích, dự báo về ngành dệt may, vui lòng tham khảo TÀI LIỆU NGÀNH DỆT MAY
Quan hệ thương mại xấu đi giữa Úc và Trung Quốc kể từ năm 2020 đã khiến các nhà sản xuất bông của Úc phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của họ. Do đó, Việt Nam đã trở thành thị trường xuất khẩu bông thô lớn nhất của Australia chỉ sau vài năm.
Đáp lại lời kêu gọi của chính phủ Úc về việc điều tra nguồn gốc của COVID-19, chính quyền Trung Quốc vào năm 2020, đã thực hiện một số biện pháp nhằm hạn chế khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc đối với hàng hóa của Úc.
Bông, cùng với một loạt các mặt hàng xuất khẩu khác của Úc, phải chịu mức thuế lớn khiến các nhà sản xuất Trung Quốc tìm kiếm bông nhập khẩu ở nơi khác.
Hơn nữa, các nhà sản xuất bông Trung Quốc thường được cấp hạn ngạch nhập khẩu hàng năm với mức thuế được đặt trên thang trượt từ 5 đến 40%. Người mua bông Úc cũng có nguy cơ bị áp thuế cao hơn theo hệ thống hạn ngạch này.
Do đó, các nhà sản xuất bông của Úc đã phải tìm kiếm các thị trường tiêu thụ khác cho sản phẩm bông của mình. Hiệp hội các chủ hàng bông Úc (ACSA) đã vào cuộc, cử một phái đoàn sang Việt Nam để nói về lợi ích của bông Úc. Hoạt động này bao gồm trưng bày các sản phẩm may mặc làm từ bông Úc trong Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam và cung cấp cho các nhà kéo sợi Việt Nam kỹ năng và bí quyết kỹ thuật.
Úc đã trở thành là một trong những nguồn cung ứng bông thô nhập khẩu tăng nhanh nhất của Việt Nam. Từ năm 2020 đến năm 2021, nhập khẩu bông thô từ Úc vào Việt Nam tăng 899%, tương đương 555 triệu USD.
Mức tăng trưởng này không chỉ là kết quả của căng thẳng thương giữa Úc và Trung Quốc. Trong thực tế, Việt Nam có một số lợi thế khác so với Trung Quốc mà các nhà sản xuất bông của Úc có thể khai thác, ví dụ như: các hiệp định thương mại tự do, vị trí thuận tiện và nhu cầu lớn từ các nhà sản xuất hàng may mặc.
Việt Nam và Australia là thành viên của ba hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng, bao gồm FTA ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Bông thô Australia khi đáp ứng các điều kiện nêu tại Nghị định 115/2022/NĐ-CP, Nghị định 121/2022/NĐ-CP và Nghị định 129/2022/NĐ-CP sẽ được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu theo các hiệp định này.
Nhìn chung, các FTA này đã mở ra chuỗi cung ứng cho các nhà sản xuất Việt Nam, giúp họ tiếp cận tốt hơn với các nguyên liệu thô cần thiết để sản xuất hàng hóa. Đáng chú ý, trong khi Úc có khả năng sản xuất nguyên liệu thô rất lớn thì Việt Nam lại có nguồn lao động giá trị cao, chi phí thấp cần thiết để biến những nguyên liệu thô đó thành các sản phẩm có giá trị cao. Đây là sự hợp tác đôi bên cùng có lợi (win-win)-điều kiện cho sự bền vững của thương mại song phương.
Nhu cầu bông thô của Việt Nam là một động lực chính khác thúc đẩy tăng trưởng nhập khẩu bông thô của Úc. Ngành dệt may Việt Nam dự kiến sẽ xuất khẩu khoảng 46-47 tỷ USD quần áo vào năm 2023.
Mặc dù Việt Nam tự sản xuất một số loại bông nhưng sản lượng không đủ để đáp ứng nhu cầu hiện tại. Do điều kiện khí hậu thổ nhưỡng không phù hợp, Bông thường chỉ được trồng thủ công và không được sản xuất ở quy mô thương mại ở Việt Nam. Điều này dẫn đến việc Việt Nam phải nhập khẩu một lượng lớn bông thô từ các nước khác.
Vì những lý do trên, Việt Nam nằm trong nhóm 3 nước nhập khẩu bông lớn nhất trên thế giới, cùng với Bangladesh và Trung Quốc. Nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng này, Australia đã đẩy mạnh xuất khẩu và hiện là một trong 3 nguồn cung cấp bông hàng đầu cho Việt Nam (sau Trung Quốc và Mỹ).
Thuận lợi trong vận chuyển bông từ Úc đến Việt Nam
Với đường bờ biển rộng lớn giáp Biển Đông, Việt Nam có vị trí thuận lợi trong vận chuyển hàng hóa từ Úc, so với các nhà nhập khẩu khác ở Châu Mỹ và Châu Âu. Thời gian vận chuyển từ Úc về Việt Nam nhanh hơn so với giữa Úc và hầu hết các địa điểm khác – chỉ mất 21 ngày, nhanh hơn so với giữa Việt Nam và Brazil hoặc Mỹ. Đồng thời, thời gian vận chuyển giảm cũng giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm thiểu chi phí logistics, từ đó giảm chi phí hoạt động và mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
Nguồn: VITIC trích từ Báo cáo thị trường logistics Australia và New Zealand, tháng 4/2023.
NGOÀI RA, ĐỂ CẬP NHẬT CÁC THÔNG TIN, SỐ LIỆU CHI TIẾT VÀ MỚI NHẤT VỀ THỊ TRƯỜNG LOGISTICS VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI, XIN MỜI THAM KHẢO TÀI LIỆU
Để cập nhật chuỗi dữ liệu cũng như các phân tích, dự báo về ngành dệt may, vui lòng tham khảo TÀI LIỆU NGÀNH DỆT MAY