Xu hướng Hệ thống quản lý vận tải (TMS) thế hệ mới và khuyến nghị đối với các doanh nghiệp
28/04/2023 13:42
ĐỂ CẬP NHẬT CÁC THÔNG TIN, SỐ LIỆU CHI TIẾT VÀ MỚI NHẤT VỀ THỊ TRƯỜNG LOGISTICS VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI, XIN MỜI THAM KHẢO TÀI LIỆU
1. Bối cảnh và tầm quan trọng của ứng dụng TMS trong vận tải:
Khi môi trường vận tải ngày càng trở nên phức tạp, các hệ thống quản lý vận tải (TMS) đang trở nên cần thiết hơn để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng. Các nhà phân tích trong ngành vận tải cho rằng nhu cầu đối với các TMS được thúc đẩy chính từ phía người dùng, những người liên tục yêu cầu các nhà cung cấp thêm nhiều khả năng và chức năng hơn vào danh mục phần mềm của họ.
Quản trị hoạt động vận tải ngày càng trở nên phức tạp, từ phụ phí nhiên liệu đến tình trạng thiếu tài xế, hạn chế về năng lực vận chuyển, các quy định mới về tiếng ồn, lao động vào môi trường, …tất cả đã khiến việc lựa chọn phương thức và hãng vận chuyển trở nên khó khăn hơn với các chủ hàng, trong khi quản trị toàn bộ quy trình dịch vụ này một cách trơn tru, hiệu quả cũng là một thách thức lớn với các nhà vận tải.
Trong bối cảnh đó, các nhà cung cấp công nghệ quản trị vận tải đã nhanh chóng điều chỉnh và thông qua việc nâng cấp các hệ thống quản lý vận tải (TMS) để giúp các chủ hàng vận hành tốt hơn chuỗi cung ứng.
Các hệ thống TMS có thể được tích hợp trong hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) hoặc được phục vụ riêng lẻ bởi nhà cung cấp phần mềm chuyên biệt, dù được sử dụng trên nền tảng dựa trên Đám mây hay trên một cơ sở dữ liệu riêng biệt, thì nhìn chung TMS đều giúp các công ty lập kế hoạch, thực hiện và tối ưu hóa đầu ra và đầu ra lô hàng. Phần mềm TMS thế hệ mới giúp các chủ hàng dự báo nhu cầu vận chuyển của họ, quản lý đồng rthowfi nhiều hãng vận chuyển, theo dõi các lô hàng và tự động hóa các quy trình như đấu thầu và đặt trước tải.
Mô tả vận hành của hệ thống TMS
Dịch bệnh COVID-19 với những tác động lớn đến thương mại điện tử, thói quen tiêu dùng, lực lượng lao động, quy định về tuyến đường…càng thúc đẩy hơn nữa nhu cầu về các TMS. Bước sang năm 2023, khi dịch bệnh đã lắng xuống, các chủ hàng cũng đã thực sự hiểu được giá trị của việc sử dụng TMS để tự động hóa các hoạt động vận chuyển của họ. Theo Khảo sát tự động hóa và phần mềm kho hàng năm 2022 của Peerless Research Group, 26% công ty hiện đang sử dụng TMS và 72% trong số đó đã sử dụng các TMS trong khoảng từ một năm đến 10 năm. Khoảng một nửa số người dùng TMS này nói rằng họ đã đạt được lợi tức đầu tư (ROI) trên phần mềm trong vòng 12 tháng hoặc ít hơn.
Quản trị hoạt động vận tải ngày càng trở nên phức tạp, từ phụ phí nhiên liệu đến tình trạng thiếu tài xế, hạn chế về năng lực vận chuyển, các quy định mới về tiếng ồn, lao động vào môi trường, …tất cả đã khiến việc lựa chọn phương thức và hãng vận chuyển trở nên khó khăn hơn với các chủ hàng, trong khi quản trị toàn bộ quy trình dịch vụ này một cách trơn tru, hiệu quả cũng là một thách thức lớn với các nhà vận tải.
Trong bối cảnh đó, các nhà cung cấp công nghệ quản trị vận tải đã nhanh chóng điều chỉnh và thông qua việc nâng cấp các hệ thống quản lý vận tải (TMS) để giúp các chủ hàng vận hành tốt hơn chuỗi cung ứng.
Các hệ thống TMS có thể được tích hợp trong hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) hoặc được phục vụ riêng lẻ bởi nhà cung cấp phần mềm chuyên biệt, dù được sử dụng trên nền tảng dựa trên Đám mây hay trên một cơ sở dữ liệu riêng biệt, thì nhìn chung TMS đều giúp các công ty lập kế hoạch, thực hiện và tối ưu hóa đầu ra và đầu ra lô hàng. Phần mềm TMS thế hệ mới giúp các chủ hàng dự báo nhu cầu vận chuyển của họ, quản lý đồng rthowfi nhiều hãng vận chuyển, theo dõi các lô hàng và tự động hóa các quy trình như đấu thầu và đặt trước tải.
Mô tả vận hành của hệ thống TMS
Dịch bệnh COVID-19 với những tác động lớn đến thương mại điện tử, thói quen tiêu dùng, lực lượng lao động, quy định về tuyến đường…càng thúc đẩy hơn nữa nhu cầu về các TMS. Bước sang năm 2023, khi dịch bệnh đã lắng xuống, các chủ hàng cũng đã thực sự hiểu được giá trị của việc sử dụng TMS để tự động hóa các hoạt động vận chuyển của họ. Theo Khảo sát tự động hóa và phần mềm kho hàng năm 2022 của Peerless Research Group, 26% công ty hiện đang sử dụng TMS và 72% trong số đó đã sử dụng các TMS trong khoảng từ một năm đến 10 năm. Khoảng một nửa số người dùng TMS này nói rằng họ đã đạt được lợi tức đầu tư (ROI) trên phần mềm trong vòng 12 tháng hoặc ít hơn.
2.Vai trò của trí tuệ nhân tạo (AI) đối với quản trị vận tải
Theo phân tích của Chris Cunnane, giám đốc nghiên cứu, quản lý chuỗi cung ứng tại ARC Advisory Group, các hệ thống quản lý vận tải đã mang lại tỷ suất lợi nhuận trên đầu tư (ROI) cao. Lý do chính mà các công ty mua TMS là là để tiết kiệm chi phí vận chuyển nhờ khả năng mô phỏng và thiết kế mạng lưới vận tải, gộp tải, kết hợp giữa các phương thức và lựa chọn chế độ chi phí thấp hơn, cũng như tối ưu hóa tuyến đường vốn có nhiều điểm dừng. Khi chi phí vận chuyển hàng hóa tiếp tục tăng vì giá nhiên liệu và nhân công, các công ty tìm đến TMS để giảm thiểu các khoản phí phát sinh do rủi ro, sự cố trên đường đi.
Một động lực khác cho sự tăng trưởng của TMS là thực tế là bản thân công nghệ đã “cải thiện đều đặn” trong suốt thời gian qua. Trí tuệ nhân tạo (AI), các giải pháp hiển thị theo thời gian thực và Internet vạn vật (IoT) đã thúc đẩy phần lớn sự đổi mới phần mềm đó.
Trí tuệ nhân tạo đã và sẽ tiếp tục là một thành phần quan trọng của TMS. Ví dụ: AI có thể được sử dụng để “tìm hiểu” về các hạn chế, chẳng hạn như năng lực, quy định, giờ phục vụ và các lô hàng được lên kế hoạch phù hợp. Đổi lại, điều này cung cấp thời gian đến ước tính (ETA) chính xác hơn nhiều cho các lô hàng đang hướng đến nhà kho, cửa hàng và khách hàng cuối cùng.
Sử dụng AI, người gửi hàng cũng có thể biết được hãng vận chuyển nào đáp ứng hoặc không đáp ứng các mức dịch vụ đúng hạn; làn đường nào thường có nhiều khả năng bị chậm trễ hơn; và liệu có số điểm dừng tối ưu trước khi lô hàng bị trễ hay không. AI hỗ trợ các chủ hàng hiểu rõ hơn về cách nâng cao hiệu quả mà không làm giảm chất lượng dịch vụ”.
Một động lực khác cho sự tăng trưởng của TMS là thực tế là bản thân công nghệ đã “cải thiện đều đặn” trong suốt thời gian qua. Trí tuệ nhân tạo (AI), các giải pháp hiển thị theo thời gian thực và Internet vạn vật (IoT) đã thúc đẩy phần lớn sự đổi mới phần mềm đó.
Trí tuệ nhân tạo đã và sẽ tiếp tục là một thành phần quan trọng của TMS. Ví dụ: AI có thể được sử dụng để “tìm hiểu” về các hạn chế, chẳng hạn như năng lực, quy định, giờ phục vụ và các lô hàng được lên kế hoạch phù hợp. Đổi lại, điều này cung cấp thời gian đến ước tính (ETA) chính xác hơn nhiều cho các lô hàng đang hướng đến nhà kho, cửa hàng và khách hàng cuối cùng.
Sử dụng AI, người gửi hàng cũng có thể biết được hãng vận chuyển nào đáp ứng hoặc không đáp ứng các mức dịch vụ đúng hạn; làn đường nào thường có nhiều khả năng bị chậm trễ hơn; và liệu có số điểm dừng tối ưu trước khi lô hàng bị trễ hay không. AI hỗ trợ các chủ hàng hiểu rõ hơn về cách nâng cao hiệu quả mà không làm giảm chất lượng dịch vụ”.
3.Xu hướng cải thiện chất lượng của các TMS để đáp ứng yêu cầu mới về logistics
Brock Johns, nhà phân tích chính cấp cao tại Gartner, Inc dự báo mức tăng trưởng hai con số trên toàn thị trường, đặc biệt là đối với các chủ hàng vừa và nhỏ, nơi các rào cản để áp dụng TMS đã giảm bớt trong vài năm qua.
Khi khảo sát thị trường TMS, công ty nhận thấy danh mục phần mềm quản lý chuỗi cung ứng “ngày càng tốt hơn”, với phần lớn động lực đó được thúc đẩy bởi người dùng cuối liên tục yêu cầu nhà cung cấp thêm nhiều khả năng và chức năng mới vào danh mục phần mềm của họ. Hơn nữa hầu hết các ứng dụng TMS hiện có sẵn trong Điện toán Đám mây và có thể truy cập được đối với nhiều chủ hàng hơn.
Một trong những cải tiến TMS trong khoảng một năm qua là việc sử dụng trí tuệ nhân tạo và máy học (ML) để giúp “kết nối” các bộ phận của công ty cần thông tin mà TMS có thể cung cấp. Sử dụng AI và ML, các nhà cung cấp đang kết hợp chatbot và khả năng giao tiếp giữa các bên liên quan vào nền tảng của họ. Ví dụ: đại lý dịch vụ khách hàng hoặc người lập kế hoạch cần trạng thái cập nhật trên container vận chuyển đến có thể sử dụng tính năng “Slack-esque” để nhận thông tin đó một cách nhanh chóng.
Khi khảo sát thị trường TMS, công ty nhận thấy danh mục phần mềm quản lý chuỗi cung ứng “ngày càng tốt hơn”, với phần lớn động lực đó được thúc đẩy bởi người dùng cuối liên tục yêu cầu nhà cung cấp thêm nhiều khả năng và chức năng mới vào danh mục phần mềm của họ. Hơn nữa hầu hết các ứng dụng TMS hiện có sẵn trong Điện toán Đám mây và có thể truy cập được đối với nhiều chủ hàng hơn.
Một trong những cải tiến TMS trong khoảng một năm qua là việc sử dụng trí tuệ nhân tạo và máy học (ML) để giúp “kết nối” các bộ phận của công ty cần thông tin mà TMS có thể cung cấp. Sử dụng AI và ML, các nhà cung cấp đang kết hợp chatbot và khả năng giao tiếp giữa các bên liên quan vào nền tảng của họ. Ví dụ: đại lý dịch vụ khách hàng hoặc người lập kế hoạch cần trạng thái cập nhật trên container vận chuyển đến có thể sử dụng tính năng “Slack-esque” để nhận thông tin đó một cách nhanh chóng.
4.Động lực từ các mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường
Với việc giao thông vận tải chiếm tỷ trọng lớn nhất (27% vào năm 2020) trong tổng lượng phát thải khí nhà kính (GHG) của Hoa Kỳ, tính bền vững cũng là một động lực để tăng sử dụng TMS. Các chủ hàng ngày càng được khách hàng và đối tác kinh doanh của họ yêu cầu giảm lượng khí thải carbon và cam kết thực hiện các mục tiêu phát thải bằng không. Chính các TMS có thể hỗ trợ những nỗ lực phát triển bền vững này bằng cách giúp các chủ hàng tính toán và/hoặc báo cáo về lượng khí thải.
Thực tế là các doanh nghiệp đang đặt tính bền vững lên vị trí cao hơn trong danh sách ưu tiên tiên hành động của mình. Do đó các nhà cung cấp TMS đang nhúng thêm nhiều chức năng tính toán lượng khí thải vào phần mềm của họ, giúp các chủ hàng thu thập dữ liệu liên quan đến tính bền vững và sử dụng các giao diện lập trình ứng dụng (API) để kết nối với các nền tảng bên ngoài.
Các doanh nghiệp đang xem xét nâng cấp và áp dụng TMS thế hệ mới để giảm chi phí đồng thời nhằm thực hiện các sáng kiến về phát triển bền vững. Điều này đặc biệt đúng đối với việc tối ưu hóa lộ trình, ví dụ: để giảm lượng xe tải trên đường cho vận chuyển cùng một lượng hàng hóa sẽ giúp đảm bảo năng suất trong khi giảm tiêu hao năng lượng và phát thải.
Đổi lại, điều này giúp giảm lượng khí thải carbon tổng thể cho giao thông vận tải. Với việc tối ưu hóa lộ trình, người gửi hàng có thể sử dụng thuật toán để xác định lộ trình hiệu quả nhất cho mọi xe tải trên đường, từ giao hàng xuyên quốc gia đến giao hàng dặm cuối cùng.
Các nhà cung cấp TMS cũng đang phát triển nhiều giải pháp hiển thị thời gian thực hơn để giúp các chủ hàng hiểu rõ hơn về vị trí của sản phẩm trong chuỗi cung ứng.
Sự gia tăng của các giải pháp hiển thị ở cấp độ container đang giúp thúc đẩy thị trường TMS lên một tầm cao mới. Việc sử dụng ngày càng nhiều các giải pháp quản lý đội xe được hỗ trợ IoT có thể cải thiện cả khả năng hiển thị và tính linh hoạt cho các công ty trong nhiều ngành khác nhau. Yếu tố linh hoạt rất quan trọng bởi vì mỗi ngành có một bộ công cụ quản lý đội xe riêng và các yêu cầu tích hợp hoạt động logistics một cách hợp lý nhất. Sử dụng giải pháp quản lý đội xe có ứng dụng IoT có thể tăng hiệu suất bằng cách cải thiện khả năng hiển thị và sử dụng phương tiện.
Siddharth Ram, Phó chủ tịch bộ phận kinh doanh sản phẩm tiêu dùng, bán lẻ và dịch vụ của Capgemini, cũng nhận thấy nhu cầu đáng kể về khả năng hiển thị theo thời gian thực trên nhiều phương thức vận chuyển. Đây là một lĩnh vực cơ hội cho các nhà cung cấp TMS sáng tạo. Các công ty không chỉ tiếp cận vận tải đường bộ hoặc đường sắt một cách độc lập nữa. Nhiều người trong số họ muốn có khả năng hiển thị tốt trên suốt lộ trình vận tải đa phương thức. Một chủ hàng làm việc với một công ty đường sắt vận chuyển hàng hóa muốn có thể theo dõi và truy xuất các lô hàng từ thời điểm các container hàng cập bến cảng biển của Hoa Kỳ cho đến khi chúng được vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ đến kho hàng của doanh nghiệp.
Ví dụ: Doanh nghiệp chủ hàng muốn theo dõi sự xuất hiện của một lô hàng tại Cảng Los Angeles và duy trì khả năng hiển thị đó khi hàng hóa được chất lên một chuyến tàu hỏa chở hàng. Chuyến tàu hỏa đó đi xuyên đất nước đến một điểm đến ở Trung Tây và được dỡ xuống tại một nhà ga đường sắt. Sau đó, hàng hóa được chuyển lên một container do nhà cung cấp dịch vụ hậu cần bên thứ ba quản lý, nhà cung cấp này giao trách nhiệm giao hàng chặng cuối cho một hãng vận chuyển tải trọng thấp (LTL) hoặc nhà cung cấp khác.
Thực tế là các doanh nghiệp đang đặt tính bền vững lên vị trí cao hơn trong danh sách ưu tiên tiên hành động của mình. Do đó các nhà cung cấp TMS đang nhúng thêm nhiều chức năng tính toán lượng khí thải vào phần mềm của họ, giúp các chủ hàng thu thập dữ liệu liên quan đến tính bền vững và sử dụng các giao diện lập trình ứng dụng (API) để kết nối với các nền tảng bên ngoài.
Các doanh nghiệp đang xem xét nâng cấp và áp dụng TMS thế hệ mới để giảm chi phí đồng thời nhằm thực hiện các sáng kiến về phát triển bền vững. Điều này đặc biệt đúng đối với việc tối ưu hóa lộ trình, ví dụ: để giảm lượng xe tải trên đường cho vận chuyển cùng một lượng hàng hóa sẽ giúp đảm bảo năng suất trong khi giảm tiêu hao năng lượng và phát thải.
Đổi lại, điều này giúp giảm lượng khí thải carbon tổng thể cho giao thông vận tải. Với việc tối ưu hóa lộ trình, người gửi hàng có thể sử dụng thuật toán để xác định lộ trình hiệu quả nhất cho mọi xe tải trên đường, từ giao hàng xuyên quốc gia đến giao hàng dặm cuối cùng.
Các nhà cung cấp TMS cũng đang phát triển nhiều giải pháp hiển thị thời gian thực hơn để giúp các chủ hàng hiểu rõ hơn về vị trí của sản phẩm trong chuỗi cung ứng.
Sự gia tăng của các giải pháp hiển thị ở cấp độ container đang giúp thúc đẩy thị trường TMS lên một tầm cao mới. Việc sử dụng ngày càng nhiều các giải pháp quản lý đội xe được hỗ trợ IoT có thể cải thiện cả khả năng hiển thị và tính linh hoạt cho các công ty trong nhiều ngành khác nhau. Yếu tố linh hoạt rất quan trọng bởi vì mỗi ngành có một bộ công cụ quản lý đội xe riêng và các yêu cầu tích hợp hoạt động logistics một cách hợp lý nhất. Sử dụng giải pháp quản lý đội xe có ứng dụng IoT có thể tăng hiệu suất bằng cách cải thiện khả năng hiển thị và sử dụng phương tiện.
Siddharth Ram, Phó chủ tịch bộ phận kinh doanh sản phẩm tiêu dùng, bán lẻ và dịch vụ của Capgemini, cũng nhận thấy nhu cầu đáng kể về khả năng hiển thị theo thời gian thực trên nhiều phương thức vận chuyển. Đây là một lĩnh vực cơ hội cho các nhà cung cấp TMS sáng tạo. Các công ty không chỉ tiếp cận vận tải đường bộ hoặc đường sắt một cách độc lập nữa. Nhiều người trong số họ muốn có khả năng hiển thị tốt trên suốt lộ trình vận tải đa phương thức. Một chủ hàng làm việc với một công ty đường sắt vận chuyển hàng hóa muốn có thể theo dõi và truy xuất các lô hàng từ thời điểm các container hàng cập bến cảng biển của Hoa Kỳ cho đến khi chúng được vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ đến kho hàng của doanh nghiệp.
Ví dụ: Doanh nghiệp chủ hàng muốn theo dõi sự xuất hiện của một lô hàng tại Cảng Los Angeles và duy trì khả năng hiển thị đó khi hàng hóa được chất lên một chuyến tàu hỏa chở hàng. Chuyến tàu hỏa đó đi xuyên đất nước đến một điểm đến ở Trung Tây và được dỡ xuống tại một nhà ga đường sắt. Sau đó, hàng hóa được chuyển lên một container do nhà cung cấp dịch vụ hậu cần bên thứ ba quản lý, nhà cung cấp này giao trách nhiệm giao hàng chặng cuối cho một hãng vận chuyển tải trọng thấp (LTL) hoặc nhà cung cấp khác.
5.Một số khuyến nghị đối với các doanh nghiệp
Các nhà cung cấp TMS đang cố gắng thuyết phục các khách hàng của mình chuyển sang công nghệ điện toán đám mây càng sớm càng tốt, với các ứng dụng quản lý chuỗi cung ứng dựa trên đám mây. Các doanh nghiệp được khuyến nghị suy nghĩ về cách dữ liệu của họ được bảo mật và loại chứng chỉ mà nhà cung cấp cung cấp. Đây là những điểm quan trọng đối với bất kỳ ai đang chọn đối tác TMS mới vào năm 2023.
Các chủ hàng cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng về giải pháp thiết kế cụ thể mà nhà cung cấp của họ đang sử dụng, do các nhà cung cấp khác nhau sử dụng nhiều loại khung cơ sở dữ liệu và nền tảng CNTT khác nhau. Một số được nhúng vào các hệ thống ERP lớn hơn, một số khác tập trung vào các ứng dụng tốt nhất và số còn lại đang sử dụng thiết kế kiểu dịch vụ vi mô hơn, bản thân ứng dụng TMS cũng được phát triển dưới dạng một tập hợp các dịch vụ.
Các công nghệ tiên tiến như “digital twin” đóng vai trò ngày càng quan trọng trong TMS và các ứng dụng chuỗi cung ứng khác. Là đại diện kỹ thuật số của các sản phẩm, hệ thống hoặc quy trình trong thế giới thực, công nghệ này có thể được sử dụng để vạch ra các kịch bản vận chuyển trong khi AI có thể được triển khai để giúp dự đoán các sự kiện và cuối cùng là đưa ra quyết định tốt hơn trong vận chuyển hàng hóa.
Nguồn: VITIC trích từ Báo cáo thị trường logistics Hoa Kỳ
ĐỂ CẬP NHẬT CÁC THÔNG TIN, SỐ LIỆU CHI TIẾT VÀ MỚI NHẤT VỀ THỊ TRƯỜNG LOGISTICS VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI, XIN MỜI THAM KHẢO TÀI LIỆU
Các chủ hàng cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng về giải pháp thiết kế cụ thể mà nhà cung cấp của họ đang sử dụng, do các nhà cung cấp khác nhau sử dụng nhiều loại khung cơ sở dữ liệu và nền tảng CNTT khác nhau. Một số được nhúng vào các hệ thống ERP lớn hơn, một số khác tập trung vào các ứng dụng tốt nhất và số còn lại đang sử dụng thiết kế kiểu dịch vụ vi mô hơn, bản thân ứng dụng TMS cũng được phát triển dưới dạng một tập hợp các dịch vụ.
Các công nghệ tiên tiến như “digital twin” đóng vai trò ngày càng quan trọng trong TMS và các ứng dụng chuỗi cung ứng khác. Là đại diện kỹ thuật số của các sản phẩm, hệ thống hoặc quy trình trong thế giới thực, công nghệ này có thể được sử dụng để vạch ra các kịch bản vận chuyển trong khi AI có thể được triển khai để giúp dự đoán các sự kiện và cuối cùng là đưa ra quyết định tốt hơn trong vận chuyển hàng hóa.
Nguồn: VITIC trích từ Báo cáo thị trường logistics Hoa Kỳ
ĐỂ CẬP NHẬT CÁC THÔNG TIN, SỐ LIỆU CHI TIẾT VÀ MỚI NHẤT VỀ THỊ TRƯỜNG LOGISTICS VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI, XIN MỜI THAM KHẢO TÀI LIỆU