Nga và Pakistan khởi động tuyến vận tải trực tiếp giữa hai nước từ ngày 25 tháng 5 năm 2023
21/05/2023 09:59
Một tuyến vận tải container trực tiếp nối Pakistan và Nga bắt đầu hoạt động vào cuối tháng 5/2023, mở ra khả năng tiếp cận thương mại nâng cao cho các sản phẩm của Pakistan tại thị trường Nga.
Theo ông Abdullah Farrukh, Giám đốc điều hành (CEO) Pak Shaheen (Pvt) Limited, đồng thời là Người phụ trách các vấn đề vận tải biển, Liên đoàn Phòng Thương mại và Công nghiệp Pakistan (FPCCI), chuyến tàu đầu tiên sẽ ghé vào cảng Karachi vào ngày 25 tháng 5 năm 2023.
Trước đây, các sản phẩm của Pakistan thường được xuất khẩu sang thị trường Nga thông qua trung chuyển, nên thời gian kéo dài và chi phí cao. Vận chuyển trực tiếp giữa cảng Karachi của Pakistan và Saint Petersburg của Liên bang Nga sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng dệt may, đồ thể thao, đồ phẫu thuật, muối Himalaya, gạo, đồ da, găng tay, quần áo, trái cây và rau quả và các mặt hàng bánh kẹo từ Pakistan sang Nga.
Về phương thức thanh toán, các nhà nhập khẩu Nga sẽ thanh toán cho các nhà xuất khẩu Pakistan bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Các ngân hàng Trung Quốc và Pakistan sẽ tham gia vào các giao dịch này.
Theo một báo cáo của Hội đồng Kinh doanh Pakistan (PBC), thương mại song phương giữa Nga và Pakistan thường nghiêng về phía Nga và đạt 757,6 triệu USD vào năm 2020. Xuất khẩu của Pakistan sang Nga năm 2020 trị giá 145 triệu USD với các mặt hàng xuất khẩu chính là trái cây ăn được, sản phẩm dệt kim, bông, sản phẩm da, sản phẩm dệt hoàn thiện, sản phẩm dệt không dệt kim, dụng cụ quang học, xơ nhân tạo, đồ chơi và dao kéo. Khoảng 40% hàng xuất khẩu của Pakistan sang Nga tập trung vào nhóm hàng dệt may. Mặt hàng chủ chốt thứ hai là trái cây chiếm 34% xuất khẩu của Pakistan sang Nga.
Nhập khẩu của Pakistan từ Nga năm 2020 trị giá 617 triệu USD với ngũ cốc, rau ăn được, nhiên liệu khoáng sản, sản phẩm cao su, sản phẩm giấy, sắt thép, dược phẩm, phân bón và hóa chất hữu cơ.
Với những bước tiến trong lĩnh vực vận chuyển, logistics, các ngành xuất khẩu của Pakistan sẽ thu được nhiều lợi ích hơn từ một FTA tiềm năng giữa hai nước.
Quá trình trung chuyển các sản phẩm của Pakistan sang thị trường Nga mất nhiều thời gian và giá trị gia tăng bị san sẻ qua các thị trường trung chuyển. Trái cây Pakistan phải mất hơn 50 ngày để đến thị trường Nga thông qua các nước khác, trong khi nếu xuất khẩu trực tiếp thì sẽ chỉ mất 24 ngày.
Thị trường Nga rất lớn và mang lại tiềm năng xuất khẩu cho các sản phẩm của Pakistan. Các doanh nghiệp Pakistan cũng đang nhận ra nhu cầu lớn của thị trường Nga đối với các sản phẩm của Pakistan. Do đó dịch vụ vận chuyển trực tiếp sẽ giúp các sản phẩm của Pakistan cạnh tranh hơn trên thị trường Nga.
VITIC (trích từ Báo cáo thị trường logistics châu Âu)
ĐỂ CẬP NHẬT CÁC THÔNG TIN, SỐ LIỆU CHI TIẾT VÀ MỚI NHẤT VỀ THỊ TRƯỜNG LOGISTICS VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI, HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI BIỂN, CẢNG BIỂN...XIN MỜI THAM KHẢO TÀI LIỆU
Theo ông Abdullah Farrukh, Giám đốc điều hành (CEO) Pak Shaheen (Pvt) Limited, đồng thời là Người phụ trách các vấn đề vận tải biển, Liên đoàn Phòng Thương mại và Công nghiệp Pakistan (FPCCI), chuyến tàu đầu tiên sẽ ghé vào cảng Karachi vào ngày 25 tháng 5 năm 2023.
Trước đây, các sản phẩm của Pakistan thường được xuất khẩu sang thị trường Nga thông qua trung chuyển, nên thời gian kéo dài và chi phí cao. Vận chuyển trực tiếp giữa cảng Karachi của Pakistan và Saint Petersburg của Liên bang Nga sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng dệt may, đồ thể thao, đồ phẫu thuật, muối Himalaya, gạo, đồ da, găng tay, quần áo, trái cây và rau quả và các mặt hàng bánh kẹo từ Pakistan sang Nga.
Về phương thức thanh toán, các nhà nhập khẩu Nga sẽ thanh toán cho các nhà xuất khẩu Pakistan bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Các ngân hàng Trung Quốc và Pakistan sẽ tham gia vào các giao dịch này.
Theo một báo cáo của Hội đồng Kinh doanh Pakistan (PBC), thương mại song phương giữa Nga và Pakistan thường nghiêng về phía Nga và đạt 757,6 triệu USD vào năm 2020. Xuất khẩu của Pakistan sang Nga năm 2020 trị giá 145 triệu USD với các mặt hàng xuất khẩu chính là trái cây ăn được, sản phẩm dệt kim, bông, sản phẩm da, sản phẩm dệt hoàn thiện, sản phẩm dệt không dệt kim, dụng cụ quang học, xơ nhân tạo, đồ chơi và dao kéo. Khoảng 40% hàng xuất khẩu của Pakistan sang Nga tập trung vào nhóm hàng dệt may. Mặt hàng chủ chốt thứ hai là trái cây chiếm 34% xuất khẩu của Pakistan sang Nga.
Nhập khẩu của Pakistan từ Nga năm 2020 trị giá 617 triệu USD với ngũ cốc, rau ăn được, nhiên liệu khoáng sản, sản phẩm cao su, sản phẩm giấy, sắt thép, dược phẩm, phân bón và hóa chất hữu cơ.
Với những bước tiến trong lĩnh vực vận chuyển, logistics, các ngành xuất khẩu của Pakistan sẽ thu được nhiều lợi ích hơn từ một FTA tiềm năng giữa hai nước.
Quá trình trung chuyển các sản phẩm của Pakistan sang thị trường Nga mất nhiều thời gian và giá trị gia tăng bị san sẻ qua các thị trường trung chuyển. Trái cây Pakistan phải mất hơn 50 ngày để đến thị trường Nga thông qua các nước khác, trong khi nếu xuất khẩu trực tiếp thì sẽ chỉ mất 24 ngày.
Thị trường Nga rất lớn và mang lại tiềm năng xuất khẩu cho các sản phẩm của Pakistan. Các doanh nghiệp Pakistan cũng đang nhận ra nhu cầu lớn của thị trường Nga đối với các sản phẩm của Pakistan. Do đó dịch vụ vận chuyển trực tiếp sẽ giúp các sản phẩm của Pakistan cạnh tranh hơn trên thị trường Nga.
VITIC (trích từ Báo cáo thị trường logistics châu Âu)
ĐỂ CẬP NHẬT CÁC THÔNG TIN, SỐ LIỆU CHI TIẾT VÀ MỚI NHẤT VỀ THỊ TRƯỜNG LOGISTICS VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI, HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI BIỂN, CẢNG BIỂN...XIN MỜI THAM KHẢO TÀI LIỆU