Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ sáu, ngày 3 tháng 5 năm 2024
Vietnamese English

Kết nối nhóm cảng biển Đông Nam Bộ: Tổng hợp nguồn lực cho phát triển

15/11/2017 11:21
Tại Hội thảo về điều chỉnh chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam bộ vừa diễn ra tại Bà Rịa-Vũng Tàu, đại diện các Bộ, ngành và địa phương đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết cho sự kết nối và phát triển các nguồn lực chung của khu vực. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Công chủ trì. 

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu: Theo ý kiến của ông Vũ Ngọc Thảo, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,  để tăng năng lực quản lý cũng như khai thác tốt các cảng hiện nay cần có định hướng tốt nhằm khuyến khích cùng nhau phát triển như mô hình chính quyền cảng ở Thái Lan. Như vậy cần khắc phục tình trạng  liên kết rất lỏng lẻo hiện nay để có thể phát huy các nguồn lực tổng hợp. 

Tỉnh Đồng Nai:  Với 15 bến cảng đang hoạt động, bao gồm 3 cảng tổng hợp và 12 cảng chuyên dùng, Đồng Nai có nhiều tiềm năng cho phát triển ngành vận tải biển và các hoạt động logistics kèm theo. Trong khi theo quy hoạch, tỉnh có 32 khu công nghiệp với tổng diện tích 10.133ha. Việc chỉ có 3 cảng tổng hợp không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa của các DN nên họ phải vận chuyển hàng đến các cảng của TP HCM. Sở GTVT Đồng Nai kiến nghị Bộ GTVT điều chỉnh quy hoạch nhóm cảng biển Đông Nam bộ trên địa bàn tỉnh. Cùng đó, tăng cường nạo vét luồng Thị Vải để đảm bảo cho tàu 60.000 DWT đến cảng Phước An và tàu 30.000 DWT đến khu vực cảng Phước Thái.

Tỉnh Bình Dương: Bình Dương với sự phát triển năng động của công nghiệp, thu hút FDI và logistics, đã đạt những thành tựu lớn trong xuất, nhập khẩu, luân chuyển hàng hóa, theo đó tỉnh đóng góp tới 12% hàng xuất khẩu và khoảng 14% hàng nhập khẩu của cả nước. Để đáp ứng nhu cầu gia tăng của sản xuất và thương mại, tỉnh Bình Dương đã đầu tư tuyến đường xuyên tâm từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh với 6 làn xe. Nhưng hiện tượng ách tác giao thông vẫn còn diễn ra do lượng xe cơ giới lưu thông bằng đường bộ quá cao . Hệ thống đường về Cái Mép chưa được đầu tư xứng tầm để có đủ năng lực kết nối. Theo ý kiến của ông Trần Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND, cần mở thêm trên sông Sài Gòn 2 bến An Sơn và An Tây để lượng lớn hàng hóa của Bình Dương có đường thoát.

Ngoài ý kiến của các địa phương, đại diện Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn cũng chia sẻ:  Mạng lưới giao thông tại TP.HCM đã hình thành các tuyến huyết mạch kết nối đi các tỉnh miền Tây, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong khi đó, mạng lưới giao thông đường thủy với lợi thế sông ngòi dày đặc, đã và đang có những bước phát triển, giảm áp lực cho giao thông đường bộ. Tuy nhiên hiện nay, việc kết nối giao thông vùng chưa chặt chẽ, còn ách tắc, nhất là tại các cửa ngõ TP.HCM, cơ sở hạ tầng chưa tương xứng với tiềm năng của vùng.

Đối với đề án nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác cảng biển nhóm 5 và các bến cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải, sau 4 năm triển khai thực hiện, Bộ GTVT đã phối hợp chặt chẽ với UBND TP HCM và các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và các bộ, ngành liên quan triển khai quyết liệt các giải pháp của đề án. Các giải pháp về cơ bản phát huy hiệu quả đối với khai thác cảng biển nhóm 5. Hàng hóa đã có sự luân chuyển theo chiều hướng tích cực giữa các cảng biển trong nhóm, đặc biệt hàng hóa từ khu vực cảng truyền thống là TP.HCM dịch chuyển ra các cảng mới là Đồng Nai và Vũng Tàu, giảm tải áp lực cho cảng biển tại tp. Hồ Chí Minh và tạo tính lan tỏa cho sự phát triển của vùng. 

Tổng hợp bởi VITIC
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 8
Số người truy cập: 4.376.669
Chung nhan Tin Nhiem Mang