Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ bảy, ngày 28 tháng 12 năm 2024
Vietnamese English

EVFTA mở đường chính ngạch cho hàng hoá Việt Nam vào Pháp

16/11/2023 08:27
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) là cơ hội để Việt Nam nâng cao kim ngạch xuất khẩu hàng hoá, nhất là nhóm mặt hàng nông sản vào thị trường Pháp.

Lợi thế từ EVFTA

Với việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), thời gian qua, Việt Nam đã nỗ lực để có thể tham gia vào các khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu với nhiều sản phẩm xuất khẩu như cà phê, gạo, hoa quả và từng bước tiếp cận được với hệ thống bán lẻ ở nước ngoài thông qua các chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.

Chia sẻ về tác động của Hiệp định EVFTA đối với xuất khẩu hàng hoá Việt Nam, ông Vũ Anh Sơn – Tham tán thương mại Việt Nam tại Pháp cho biết, Hiệp định EVFTA là cơ hội để Việt Nam nâng cao kim ngạch xuất khẩu hàng hoá, nhất là nhóm mặt hàng nông sản, với các sản phẩm có thế mạnh, có lợi thế cạnh tranh, với những cam kết sâu như cam kết xoá bỏ thuế nhập khẩu lên tới 99% dòng thuế nhập khẩu giữa hai bên được xóa bỏ trong vòng 7-10 năm.

Đối với thị trường Pháp, ông Vũ Anh Sơn nhận định rằng, EVFTA được thực thi sẽ mở đường chính ngạch cho các mặt hàng nông sản nói chung cũng như vải thiều và gạo của Việt Nam có cơ hội tiến sâu vào thị trường châu Âu nói chung và Pháp nói riêng, kết nối Việt Nam tới một thị trường rộng lớn với 68 triệu dân.


Chú thích ảnh: Gạo Việt Nam lên kệ hàng trong siêu thị của Pháp

Đến nay, ông Vũ Anh Sơn đánh giá, chính uy tín và những điều kiện ưu đãi thuế quan từ EVFTA mang lại đang tạo ra lợi thế tốt cho xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh Pháp, cũng như châu Âu đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung, đầu tư sản xuất nên Việt Nam là một trong những điểm đến tiềm năng.

Nắm bắt nhu cầu, cơ hội của thị trường, thời gian qua, Thương vụ Việt Nam tại Pháp đã phối hợp cùng với các đối tác xây dựng chương trình tổng thể trung và dài hạn trong việc quảng bá, lan tỏa hàng hóa Việt Nam tới đông đảo người tiêu dùng tại Pháp. Qua đó, góp phần để hàng hóa Việt Nam sẽ dần được đưa vào thị trường Pháp với thương hiệu của chính doanh nghiệp Việt Nam.

"Sau hàng loạt các hoạt động quảng bá, xây dựng hình ảnh, định hướng tiêu dùng mà Thương vụ đã triển khai tại Pháp, các sản phẩm của Việt Nam đang dần tìm được chỗ đứng và được người tiêu dùng bản địa biết đến”- ông Sơn nhấn mạnh.

Đẩy mạnh khai thác dư địa thị trường

Pháp là thị trường có dân số lớn thứ 2 châu Âu với gần 68 triệu dân, là quốc gia có thị trường bán lẻ lớn thứ 2 châu Âu với tổng giá trị khoảng 470 tỷ euro (sau Đức 560 tỷ euro) và có đến 4 trên tổng số 10 tập đoàn bán lẻ lớn nhất tại châu Âu là từ Pháp; có cộng đồng người châu Á lâu đời nhất và lớn nhất tại châu Âu; cộng đồng Việt kiều đông nhất tại châu Âu với gần 400 nghìn người và người Việt tại Pháp hội nhập sâu nhất vào nước bản địa.

Theo ông Vũ Anh Sơn, hiện tiềm năng đến từ cấu trúc và dư địa thị trường Pháp vẫn chưa được khai thác là rất lớn. Tuy nhiên, với một thị trường đã được định hình từ lâu như Pháp và châu Âu, nhu cầu của thị trường với hàng Á châu đã "gần chạm ngưỡng" và đã có rất nhiều nhà cung cấp/phân phối lâu năm. Do đó việc đưa thêm hàng hóa vào thị trường không chỉ đòi hỏi nỗ lực của chính bản thân doanh nghiệp trong việc luôn đổi mới chính mình, nắm rõ và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, yêu cầu chặt chẽ nhất của thị trường đích đến mà cần có vai trò cầu nối của các cơ quan Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài.

Bên cạnh đó, thông tin về tình hình thị trường Pháp, Thương vụ Việt Nam tại Pháp cho biết, chính sách tăng giá điện và năng lượng vào mùa hè tác động đến hầu hết đời sống và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Pháp. Sức mua và tiêu thụ hàng hóa giảm do hang hóa đầu vào tăng nên các mặt hàng đều tăng so với các năm trước. Mặt khác, do ảnh hưởng từ xung đột quân sự Nga-Ucraina, xung đột giữa Palestin và Irsarel ảnh hưởng đến nguồn cung từ các nước. Điều này tác động đến xuất khẩu của Pháp và ngược lại ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU nói chung và Pháp nói riêng.

Trong bối cảnh đó, Thương vụ Việt Nam tại Pháp nhấn mạnh, việc hợp tác liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và doanh nghiệp có pháp nhân Pháp và châu Âu do người Việt Nam kinh doanh là hết sức quan trọng. “Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải bám sát thị hiếu và thói quen của người tiêu dùng Pháp, đặc biệt quan tâm, chú ý tới mẫu mã và đóng gói sản phẩm phù hợp với thị trường Pháp”- ông Sơn kiến nghị.

Về phía Thương vụ Việt Nam tại Pháp, ngoài các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển thị trường, Thương vụ sẽ phối hợp với Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương và các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước tổ chức thực hiện các chương trình xây dựng, quảng bá thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế…

Thời gian tới, Thương vụ Việt Nam tại Pháp sẽ tăng cường chú trọng đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức xúc tiến thương mại của Pháp nhằm kết nối thông tin, trao đổi nhu cầu xuất nhập khẩu của doanh nghiệp các bên.

Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Pháp


THÔNG TIN THAM KHẢO LĨNH VỰC LOGITICS VÀ KINH TẾ, THƯƠNG MẠI:

(1) Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các ga, cảng, thị trường giao nhận, bất động sản logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY

ĐẶC BIỆT: Giảm 40% so với giá bán lẻ cho Gói thông tin thị trường logistics (3 tháng, 6 tháng, 12 tháng)​, giảm 10% cho đơn hàng mua lẻ, áp dụng trong tháng 11/2023. 
 
(2) Công nghệ mới trong logistics và quản trị chuỗi cung ứng, vui lòng xem TẠI ĐÂY

(3) Báo cáo nghiên cứu thị trường Chuỗi cung ứng lạnh (tập trung vào kho lạnh, vận tải lạnh) của Việt Nam và thế giới, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY

(4) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 12
Số người truy cập: 6.259.789
Chung nhan Tin Nhiem Mang