Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ ba, ngày 26 tháng 11 năm 2024
Vietnamese English

Hải quan Quảng Trị xây dựng quy trình quản lý than đá nhập khẩu bằng băng chuyền

05/04/2024 08:04

Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các cảng biển, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY

------------------------------------------------------

Ngày 5/1/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 04/NQ-CP đồng ý về việc đoạn băng tải thuộc Dự án xây dựng hệ thống băng tải vận chuyển than đá từ Lào về Việt Nam cắt ngang đường biên giới Việt Nam-Lào. Đây là cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng kho bãi, hệ thống băng tải và đặt ra yêu cầu quản lý hải quan đối với than đá nhập khẩu bằng phương thức băng chuyền xuyên biên giới lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam.

Xây dựng dự án băng tải vận chuyển than nhập khẩu

Cửa khẩu quốc tế (CKQT) La Lay - tỉnh Quảng Trị là một trong những cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt – Lào có nhiều lợi thế về vị trí địa lý và thị trường, nằm trên tuyến đường quốc lộ 15D kết nối huyện Đakrong- tỉnh Quảng Trị và tỉnh Salavan- Lào, trục đường tiếp giáp 4 tỉnh Nam Lào (gồm Salavan, Sekong, Champasack, Attpeau) và tỉnh UBon- trung tâm kinh tế xã hội của khu vực Đông Bắc Thái Lan. Cửa khẩu quốc tế La Lay cũng là điểm kết nối nhanh chóng, thuận lợi với các cảng biển trọng điểm của miền Trung như Đà Nẵng, Chân Mây (Thừa Thiên Huế), cảng Mỹ Thuỷ (Quảng Trị) tạo thành hành lang kinh tế ngắn nhất (mang tên Para-EWEC) song song với Hành lang kinh tế Đông Tây-EWEC, điểm cuối là Quốc lộ 9, Quảng Trị. Hiện nay, lưu lượng hàng hóa qua hai hành lang rất lớn, nhất là hành lang Para-EWEC, đòi hỏi nhu cầu tối ưu hóa quy trình logistics phục vụ phát triển vận tải hàng hóa và xây dựng cảng Mỹ Thủy.

Từ năm 2022, các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu than đá từ mỏ Ka Lưm, Lào về Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế La Lay (khoảng 500 nghìn tấn, đóng góp vào ngân sách trên 100 tỷ đồng).

Năm 2023, có 6 doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu than đá tại Chi cục Hải quan cửa khẩu La Lay, với sản lượng trên 2,15 triệu tấn (tăng hơn 339% so với tổng lượng than đá nhập khẩu cả năm 2022) với kim ngạch đạt trên 175 triệu USD (đạt 156% so với tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu cả năm 2022), thu thuế đạt hơn 484 tỷ đồng (tăng 295% số thu từ than đá nhập khẩu năm 2022 và bằng 242% tổng thu ngân sách năm 2022 của Chi cục). Trung bình, mỗi ngày có 200 lượt phương tiện chuyên chở mặt hàng than đá/ngày và đột biến lên đến 400-500 lượt/ngày.

Năm 2024 dự kiến sẽ khai thác 22,6 triệu tấn than, xuất khẩu 19 triệu tấn, riêng vào thị trường Việt Nam là 11 triệu tấn, chủ yếu qua cửa khẩu quốc tế La Lay. Trong khi đó, trung bình một năm chỉ có thể nhập khẩu qua La Lay khoảng 2-3 triệu tấn than đá, không đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu từ các mỏ than tại Lào.

Do vậy, Công ty TNHH Nam Tiến, Tập đoàn Phonesack đã nghiên cứu và đề xuất giải pháp xây dựng dự án băng chuyền than dạng kín từ bãi tập kết phía Lào qua biên giới tới bãi tập kết phía Việt Nam từ nguồn đầu tư của doanh nghiệp nhằm gia tăng lưu lượng than nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế La Lay.

Dự án đưa vào khai thác sẽ giải quyết được khó khăn về hạ tầng tại cửa khẩu, Quốc lộ 15D nối với cửa khẩu, giảm áp lực về hạ tầng giao thông, giảm ô nhiễm môi trường so với hoạt động vận chuyển than bằng ô tô, nhất là sẽ tăng sản lượng than nhập khẩu dự tính từ 15-20 triệu tấn/năm, gấp 10 lần so với vận chuyển bằng phương tiện đường bộ thông thường.

Đặt ra yêu cầu quản lý hải quan

Trên cơ sở quy định hiện hành đặt ra yêu cầu quản lý hải quan đối với vận chuyển than đá nhập khẩu bằng băng chuyền phải đảm bảo thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới, chống ma túy…

Theo đó, Cục Hải quan Quảng Trị đề xuất giải pháp xây dựng và hoàn thiện Quy trình thủ tục hải quan đối với nhập khẩu than bằng hệ thống băng tải vận chuyển qua cửa khẩu quốc tế La Lay và giải pháp nguồn lực, con người và điều kiện về hạ tầng kỹ thuật thiết bị kỹ thuật về camera giám sát, cân điện tử, hệ thống lưu trữ cơ sở dữ liệu

Thứ nhất, đối với bãi tập kết hàng tại Việt Nam, để có thể đi vào hoạt động, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện để Tổng cục Hải quan công nhận địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới, cụ thể, là việc đảm bảo quy định về Địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới tại Điều 36 Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan (sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 67/2020/NĐ-CP ngày 15/6/2020).

Cụ thể: Về vị trí, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới nằm trong khu kinh tế cửa khẩu hoặc khu vực cửa khẩu biên giới đất liền. Trường hợp nằm ngoài khu kinh tế cửa khẩu thì cách khu vực cửa khẩu có bán kính không quá 10 km.

Về diện tích, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính có diện tích khu đất tối thiểu 5.000 m2. Các địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới nằm tại khu vực khác có diện tích khu đất tối thiểu 3.000 m2.

Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, địa điểm được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng tường rào, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan có phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu trữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan Hải quan về tên hàng, số lượng, tình trạng của hàng hóa, thời điểm hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong địa điểm chi tiết theo vận đơn/tờ khai hải quan để quản lý theo Hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tự động; hệ thống camera đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ quan Hải quan. Hình ảnh quan sát được mọi vị trí của địa điểm vào tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ), dữ liệu về hình ảnh được lưu giữ tối thiểu trong 6 tháng;

Thứ hai, về quy trình thủ tục, việc xây dựng quy trình thủ tục hải quan đối với nhập khẩu than bằng hệ thống băng chuyền kín xuyên biên giới đảm bảo phù hợp với các quy định pháp luật và tận dụng tối đa những lợi thế về thiết kế, công nghệ của hệ thống băng chuyền.

Về thủ tục tiếp nhận tờ khai, thực hiện kiểm tra, giám sát đảm bảo quy định hiện hành đối với hàng hóa nhập khẩu về tên hàng, quy cách phẩm chất, mã số hàng hóa, đặc biệt trong các trường hợp cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa (tờ khai luồng đỏ); đảm bảo quản lý hải quan đối với trọng lượng nhập khẩu mặt hàng than đá bằng hệ thống băng tải.

Trên cơ sở hoạt động của băng chuyền than và hệ thống công nghệ về sàng lọc, cân điện tử, camere giám sát, đảm bảo kiểm soát hải quan, thực hiện phòng chống buôn lậu, lợi dụng băng tải than để vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Nguồn: Link gốc Tạp chí Hải quan

 
(1)  Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các cảng biển, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY

(2) Nghiên cứu thị trường Lào kinh tế, thương mại, đầu tư, logistics và chính sách, quy định liên quan; cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam (phát hành tháng 03/2024), VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY

(3) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY

Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 11
Số người truy cập: 6.022.686
Chung nhan Tin Nhiem Mang