Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024
Vietnamese English

Phân tích về hoạt động logistics trong xuất khẩu một số mặt hàng tiêu biểu của Việt Nam số tháng 03/2022 (miễn phí)

16/04/2022 15:15
Quý I/2022, nhu cầu về hàng hóa trên thế giới đang phục hồi trở lại mạnh mẽ, tạo cơ hội lớn cho việc kí kết thêm các đơn hàng xuất khẩu. Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã bắt đầu mở cửa lại biên giới và nối lại các chuyên bay quốc tế, giúp thị trường logistics toàn cầu trở nên sôi động hơn. 
Tuy nhiên, do nhu cầu hàng hóa tăng đột biến nên nhu cầu vận chuyển bằng đường biển cũng tiếp tục tăng khiến giá cước vận chuyển bằng đường biển tăng mạnh, chi phí logistics (vận tải, kho bãi…) cho hoạt động xuất khẩu đều tăng cao. 
Việc lệ thuộc vào nước ngoài trong vấn đề vận tải biển đã diễn ra nhiều năm và đến nay vẫn tồn tại tạo áp lực lớn về chi phí đối với các doanh nghiệp và cản trở đà phục hồi kinh tế của doanh nghiệp sau đại dịch.
Trong tháng 3/2022, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu đều quan ngại nguy cơ mặt bằng chi phí tiếp tục tăng lên khi giá dầu tăng mạnh vì căng thẳng địa chính trị. 
Thị trường xuất khẩu chịu nhiều tác động khủng hoảng tại Ukraine; lạm phát chịu do thiếu nguồn cung, giá xăng tăng cao. Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp còn gặp khó khăn; tình trạng ách tắc tại các cửa khẩu biên giới từng bước được giải quyết; thương mại, dịch vụ vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh...
Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương theo dõi, dự báo sát tình hình, quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2022, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội, tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, điều hành chủ động linh hoạt, đồng bộ, phối hợp chặt chẽ, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác. Những chính sách nếu kịp thời được thực hiện sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa bắt được cơ hội từ đà phục hồi nhu cầu quốc tế, tạo thêm nguồn thu cho ngân sách và doanh nghiệp.

PHẦN I. TÌNH HÌNH LOGISTICS TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 
1 Tình hình chung:
2 Logistics trong hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng và tại địa phương tiêu biểu:
2.1. Rau quả
2.2. Dệt may
2.3. Tp.Hồ Chí Minh
PHẦN 2. CÁC QUY ĐỊNH, CHÍNH SÁCH TÁC ĐỘNG ĐẾN LOGISTICS TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 
1.1. Các chính sách về logistics nói chung
1.1.1. Chỉ đạo của Chính phủ về giải quyết các “nút thắt” logistics, tạo điều kiện cho xuất khẩu bền vững
1.1.2. Những nội dung liên quan đến logistics trong Quy hoạch vùng đồng bằng Sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
1.1.3. Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng đến năm 2040
1.2. Các chính sách tác động trực tiếp đến xuất khẩu và logistics cho xuất khẩu
2 Quy định, chính sách của nước ngoài: Tác động và bài học kinh nghiệm cho logistics trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
2.1. Hiệp hội đường sắt quốc tế (UIC) thông báo đình chỉ tư cách thành viên đường sắt của Nga và Belarus và tác động đến xuất khẩu hàng hóa bằng đường sắt của Việt Nam
2.2. Xây dựng thị trường hàng hải ASEAN thống nhất
2.3. Pakistan và Afghanistan tạo thuận lợi cho xuất khẩu bằng đường bộ và thanh toán hàng hóa xuất khẩu giữa hai nước


 
Để xem chi tiết vui lòng TẢI BÁO CÁO miễn phí
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 12
Số người truy cập: 6.021.251
Chung nhan Tin Nhiem Mang