Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ bảy, ngày 25 tháng 1 năm 2025
Vietnamese English

Báo cáo: Chuỗi giá trị và vai trò của logistics trong chuỗi giá trị

29/09/2017 14:12
(phân tích)
1. Tổng quan về chuỗi giá trị: 
Khái niệm về chuỗi giá trị được sử dụng trong nhiều lĩnh vực: trong lý thuyết kinh tế về liên kết đầu vào-đầu ra; trong nghiên cứu về quy hoạch của Pháp những năm 1970 ở dạng filière (chuỗi); trong lĩnh vực quản trị chiến lược; và trong nghiên cứu về lý thuyết các hệ thống thế giới.
Các cách tiếp cận trên sử dụng những thuật ngữ khác nhau để mô tả chuỗi giá trị như ‘hệ thống giá trị’ (Porter, 1985, 1990), ‘luồng giá trị’ (Womack và Jones, 1996), ‘hệ thống sản xuất’ (Wilkinson, 1995), ‘mạng lưới giá trị’ (Berger và ctv., 1999), ‘chuỗi giá trị toàn cầu’ (Campbell, 1995), ‘mạng sản xuất’ (Henderson và ctv., 2002; Coe và ctv., 2004), ‘chuỗi giá trị’ (Kaplinsky, 1998; 2001); “lưới giá trị” (Pil và Holveg, 2006). Các khái niệm này có nhiều điểm chung và trong nhiều trường hợp, có thể sử dụng thay thế cho nhau.
Chuỗi giá trị được định nghĩa là ‘một chuỗi những hoạt động cần thiết để đưa một sản phẩm hoặc dịch vụ từ ý tưởng, trải qua nhiều giai đoạn sản xuất khác nhau (kết hợp giữa chuyển hóa vật chất với nhiều dịch vụ đầu vào của nhà sản xuất), đến người tiêu dùng cuối cùng, và loại bỏ sau khi sử dụng’ (Kaplinsky và Morris, 2001:4).
Theo khái niệm chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris, chuỗi giá trị có thể được hiểu theo nghĩa hẹp hay nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, chuỗi giá trị bao gồm một chuỗi các hoạt động được thực hiện trong phạm vi hoạt động của một doanh nghiệp từ đầu vào, sản xuất/vận hành, marketing và dịch vụ đầu ra (Porter, 1985). Theo nghĩa rộng, các hoạt động trong chuỗi giá trị được thực hiện vượt ra ngoài phạm vi của 1 doanh nghiệp, và có thể nằm trong hoặc vượt ra ngoài phạm vi của 1 quốc gia. Đề tài này sử dụng cách tiếp cận chuỗi giá trị theo nghĩa rộng.
Các hoạt động trong chuỗi giá trị bao gồm thiết kế, sản xuất, marketing và hỗ trợ để đưa một sản phẩm hoặc dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng (Kaplinsky và Morris, 2001). Sanogo (2010) bổ sung thêm một hoạt động trong chuỗi giá trị là các hỗ trợ thể chế tại các khâu trong chuỗi.

2. Vai trò của logistics trong chuỗi giá trị: 

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa, vai trò của logistics ngày càng trở nên quan trọng quan trọng để liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị, t
ừ hoạt động cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối cho đến mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế. Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được các nhà quản lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh nghiệp. Logistics hiệu quả giúp đạt đowcj các mục tiêu về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp. Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện … tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng. 
Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản lý phải giải quyết nhiều bài toán hóc búa về nguồn nguyên liệu cung ứng, số lượng và thời điểm hiệu quả để bổ sung nguồn nguyên liệu, phương tiện và hành trình vận tải, địa điểm, khi bãi chứa thành phẩm, bán thành phẩm… Để giải quyết những vấn đề này một cách có hiệu quả không thể thiếu vai trò của logistics vì logistics cho phép nhà quản lý kiểm soát và ra quyết định chính xác về các vấn đề nêu trên để giảm tối đa chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Họt động logistics hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp cung ứng đảm bảo tiêu chí đúng thời gian-địa điểm (just in time). Điều này đặc biệt quan trọng khi quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và sự vận động của chúng phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải giao nhận. Đồng thời, để tránh hàng tồn kho,doanh nghiệp phải làm sao để lượng hàng tồn kho luôn là nhỏ nhất.Kết quả là hoạt động lưu thông nói riêng và hoạt động logistics nói riêng phải đảm bảo yêu cầu giao hàng đúng lúc, kịp thời, mặt khác phải đảm bảo mục tiêu khống chế lượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu. Sự phát triển mạnh mẽ của tin học cho phép kết hợp chặt chẽ quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ với vận tải giao nhận, làm cho cả quá trình này trở nên hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn, nhưng đồng thời cũng phức tạp hơn.

VITIC tổng hợp và phân tích
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 11
Số người truy cập: 6.392.637
Chung nhan Tin Nhiem Mang