Phân tích về hoạt động logistics trong xuất khẩu một số mặt hàng tiêu biểu của Việt Nam số tháng 4/2022 (miễn phí)
05/05/2022 14:11
Trong tháng 4/2022, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng bởi căng thẳng địa chính trị khiến giá nhiên liệu tăng cao, đẩy chi phí logistics lên một mặt bằng mới trên toàn cầu. Đồng thời, với chiến lược Zero-Covid, Trung Quốc phong tỏa Thượng Hải và một số thành phố khác để phòng chống dịch đã khiến nhiều chuỗi cung ứng hàng hóa bị ảnh hưởng, do Trung Quốc vừa là thị trường tiêu thụ lớn, vừa là nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, hàng hóa trung gian cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Như đã đề cập trong báo cáo tháng trước (tháng 3/2022), xuất khẩu trái cây của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề khi vận tải đường bộ và đường biển, đường hàng không đều gián đoạn hoặc có chi phí tăng mạnh. Ngay cả với xuất khẩu sang Trung Quốc do cửa khẩu giáp với Trung Quốc bị ách tắc, nên thanh long phần lớn phải xuất khẩu qua đường biển. Khi doanh nghiệp đứng trước áp lực gia tăng chi phí sẽ dẫn tới chuyện thu mua giá rẻ với nông dân. Trong bối cảnh đó, vận tải đường sắt có thể là một trong những giải pháp khắc phục các nút thắt này.
Dệt may là nhóm hàng có đóng góp tới 1,46 tỷ USD vào tăng xuất khẩu của cả nước trong quý I/2022 và có mức tăng so với cùng kỳ cao nhất kể từ năm 2012 đến nay. Tuy nhiên chi phí logistics cần được tháo gỡ, hiện nay chiếm tới 9,3% giá thành sản phẩm dệt may, chi phí vận tải cao gấp 3 lần so với mức trung bình 5 năm trở lại đây.
Với thành tích lần đầu tiên xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD/tháng, quý I/2022, xuất khẩu nhóm hàng thủy sản đã có đóng góp lớn thứ 4 vào tăng xuất khẩu cả nước trong quý đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, Đại diện nhiều doanh nghiệp thủy sản cho biết họ đang “đau đầu” vì cước vận chuyển liên tục lập đỉnh mới. Cụ thể, cước vận tải biển đi Mỹ từ mức 3.000 USD/container trước dịch Covid-19 hiện nay đã lên từ 13.000-14.000 USD/container đi bờ Tây, còn đi bờ Đông là 17.000 USD/container. Cước tàu đi châu Âu dao động từ 12.000 - 14.000 USD/container. Tương tự, cước tàu đi Trung Đông hiện đã ở mức từ 10.000 - 11.000 USD/container.
Kinh tế Thành phố nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu đang phục hồi nhanh chóng tại Tp. Hồ Chí Minh trong những tháng đầu năm 2022. Theo báo cáo của UBND thành phố Hồ Chí Minh, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp thành phố 4 tháng đầu năm ước đạt 13,9 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 12,8%). Trong kế hoạch thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2022-2025, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xác định hoàn thiện hệ thống giao thông kết nối vùng, đặc biệt tập trung hoàn thành đường Vành đai 2 khép kín, khởi công hệ thống đường Vành đai 3 và 4; tuyến Metro số 1, số 2; cầu Cát Lái, cầu Thủ Thiêm để kết nối giao thông thông suốt trong nội đô, cũng như giữa thành phố và các địa phương lân cận.
Theo Sở Công Thương Tp. Hà Nội, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 4/2022 của Thành phố ước đạt 1,57 tỷ USD, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 23,9% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 4 tháng đầu năm, Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn ước đạt 5,46 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước (4 tháng năm 2021 tăng 12%).
Thực hiện Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025; Quyết định số 814/QĐ-UBND ngày 13/02/2018 của UBND Thành phố phê duyệt Đề án “Quản lý và phát triển hoạt động logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025”; Kế hoạch số 299/KH-UBND ngày 24/12/2021 của UBND Thành phố về phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025; UBND Thành phố ban hành Kế hoạch phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022.
Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có nhiều nội dung liên quan đến phát triển logistics để phát huy tiềm năng của vùng, đón bắt các cơ hội mới trong thời gian tới.
Để tăng cường xuất khẩu hàng hóa, tận dụng lợi thế từ các FTA, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Quyết định số 493/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030.
PHẦN I. TÌNH HÌNH LOGISTICS TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1 Tình hình chung:
2 Logistics trong hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng và tại địa phương tiêu biểu:
2.1. Rau quả
2.2. Dệt may
2.3. Hàng thủy sản
2.4. Tp.Hồ Chí Minh
2.5. Tp. Hà Nội
PHẦN 2. CÁC QUY ĐỊNH, CHÍNH SÁCH TÁC ĐỘNG ĐẾN LOGISTICS TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1.1. Các chính sách về logistics nói chung
1.1.1. Những nội dung quan trọng về logistics trong Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị
1.1.2. Chỉ đạo của Chính phủ về giao thông vận tải, logistics
1.2. Các chính sách tác động đến xuất khẩu và logistics cho xuất khẩu
1.2.1. Phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030
1.2.2. Dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất nhập khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi mới
1.2.3. Chính phủ ban hành chương trình hành động cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025
2 Quy định, chính sách của nước ngoài: Tác động và bài học kinh nghiệm cho logistics trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
2.1. Trung Quốc khôi phục hoạt động cảng tại các thành phố bị phong tỏa là cơ hội giải tỏa tắc nghẽn cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam
2.2. Kinh nghiệm phát triển các cảng thuộc sở hữu công của Chính phủ Ấn Độ
2.3. Kinh nghiệm của Ghana trong thu hút dịch vụ vận chuyển hàng không phục vụ xuất khẩu
DANH MỤC HỘP
Hộp 1: Chi phí logistics cần được tháo gỡ để tạo điều kiện cho xuất khẩu dệt may
Hộp 2: Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản “đau đầu” vì cước vận chuyển liên tục tăng
Hộp 3: Các mục tiêu của chiến lược xuất, nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030
Để xem chi tiết vui lòng TẢI BÁO CÁO miễn phí
Như đã đề cập trong báo cáo tháng trước (tháng 3/2022), xuất khẩu trái cây của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề khi vận tải đường bộ và đường biển, đường hàng không đều gián đoạn hoặc có chi phí tăng mạnh. Ngay cả với xuất khẩu sang Trung Quốc do cửa khẩu giáp với Trung Quốc bị ách tắc, nên thanh long phần lớn phải xuất khẩu qua đường biển. Khi doanh nghiệp đứng trước áp lực gia tăng chi phí sẽ dẫn tới chuyện thu mua giá rẻ với nông dân. Trong bối cảnh đó, vận tải đường sắt có thể là một trong những giải pháp khắc phục các nút thắt này.
Dệt may là nhóm hàng có đóng góp tới 1,46 tỷ USD vào tăng xuất khẩu của cả nước trong quý I/2022 và có mức tăng so với cùng kỳ cao nhất kể từ năm 2012 đến nay. Tuy nhiên chi phí logistics cần được tháo gỡ, hiện nay chiếm tới 9,3% giá thành sản phẩm dệt may, chi phí vận tải cao gấp 3 lần so với mức trung bình 5 năm trở lại đây.
Với thành tích lần đầu tiên xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD/tháng, quý I/2022, xuất khẩu nhóm hàng thủy sản đã có đóng góp lớn thứ 4 vào tăng xuất khẩu cả nước trong quý đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, Đại diện nhiều doanh nghiệp thủy sản cho biết họ đang “đau đầu” vì cước vận chuyển liên tục lập đỉnh mới. Cụ thể, cước vận tải biển đi Mỹ từ mức 3.000 USD/container trước dịch Covid-19 hiện nay đã lên từ 13.000-14.000 USD/container đi bờ Tây, còn đi bờ Đông là 17.000 USD/container. Cước tàu đi châu Âu dao động từ 12.000 - 14.000 USD/container. Tương tự, cước tàu đi Trung Đông hiện đã ở mức từ 10.000 - 11.000 USD/container.
Kinh tế Thành phố nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu đang phục hồi nhanh chóng tại Tp. Hồ Chí Minh trong những tháng đầu năm 2022. Theo báo cáo của UBND thành phố Hồ Chí Minh, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp thành phố 4 tháng đầu năm ước đạt 13,9 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 12,8%). Trong kế hoạch thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2022-2025, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xác định hoàn thiện hệ thống giao thông kết nối vùng, đặc biệt tập trung hoàn thành đường Vành đai 2 khép kín, khởi công hệ thống đường Vành đai 3 và 4; tuyến Metro số 1, số 2; cầu Cát Lái, cầu Thủ Thiêm để kết nối giao thông thông suốt trong nội đô, cũng như giữa thành phố và các địa phương lân cận.
Theo Sở Công Thương Tp. Hà Nội, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 4/2022 của Thành phố ước đạt 1,57 tỷ USD, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 23,9% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 4 tháng đầu năm, Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn ước đạt 5,46 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước (4 tháng năm 2021 tăng 12%).
Thực hiện Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025; Quyết định số 814/QĐ-UBND ngày 13/02/2018 của UBND Thành phố phê duyệt Đề án “Quản lý và phát triển hoạt động logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025”; Kế hoạch số 299/KH-UBND ngày 24/12/2021 của UBND Thành phố về phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025; UBND Thành phố ban hành Kế hoạch phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022.
Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có nhiều nội dung liên quan đến phát triển logistics để phát huy tiềm năng của vùng, đón bắt các cơ hội mới trong thời gian tới.
Để tăng cường xuất khẩu hàng hóa, tận dụng lợi thế từ các FTA, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Quyết định số 493/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030.
PHẦN I. TÌNH HÌNH LOGISTICS TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1 Tình hình chung:
2 Logistics trong hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng và tại địa phương tiêu biểu:
2.1. Rau quả
2.2. Dệt may
2.3. Hàng thủy sản
2.4. Tp.Hồ Chí Minh
2.5. Tp. Hà Nội
PHẦN 2. CÁC QUY ĐỊNH, CHÍNH SÁCH TÁC ĐỘNG ĐẾN LOGISTICS TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1.1. Các chính sách về logistics nói chung
1.1.1. Những nội dung quan trọng về logistics trong Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị
1.1.2. Chỉ đạo của Chính phủ về giao thông vận tải, logistics
1.2. Các chính sách tác động đến xuất khẩu và logistics cho xuất khẩu
1.2.1. Phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030
1.2.2. Dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất nhập khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi mới
1.2.3. Chính phủ ban hành chương trình hành động cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025
2 Quy định, chính sách của nước ngoài: Tác động và bài học kinh nghiệm cho logistics trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
2.1. Trung Quốc khôi phục hoạt động cảng tại các thành phố bị phong tỏa là cơ hội giải tỏa tắc nghẽn cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam
2.2. Kinh nghiệm phát triển các cảng thuộc sở hữu công của Chính phủ Ấn Độ
2.3. Kinh nghiệm của Ghana trong thu hút dịch vụ vận chuyển hàng không phục vụ xuất khẩu
DANH MỤC HỘP
Hộp 1: Chi phí logistics cần được tháo gỡ để tạo điều kiện cho xuất khẩu dệt may
Hộp 2: Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản “đau đầu” vì cước vận chuyển liên tục tăng
Hộp 3: Các mục tiêu của chiến lược xuất, nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030
Để xem chi tiết vui lòng TẢI BÁO CÁO miễn phí